Ăn đồ mặn có nguy cơ mắc ung thư?
Theo chuyên gia y tế, thường xuyên ăn mặn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư đường tiêu hóa.
Tại Hội nghị Ứng dụng kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị ung thư , PGS.TS Đoàn Hữu Nghị, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Hà Nội, cho biết theo thống kê, ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, đứng trước tim mạch, đột quỵ, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, tiểu đường… Tương lai các căn bệnh này được dự báo sẽ trở thành cơn “sóng thần” bệnh tật đối với toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Với ung thư, hiện, tỷ lệ mắc có xu hướng giảm đi ở Mỹ, Nhật và châu Âu nhưng gia tăng ở các nước đang phát triển. Các loại ung thư hàng đầu hay gặp hiện nay ở nữ giới là ung thư vú, cổ tử cung, tuyến giáp. Ở nam giới là ung thư phổi, dạ dày, gan thực quản…

PGS.TS Đoàn Hữu Nghị tại Hội nghị Ứng dụng kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị ung thư.
Theo PGS.TS Nghị, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là chế độ ăn uống, thuốc lá, nhiễm khuẩn, hoạt động sinh dục…
Về những thói quen cũng như sự thay đổi trong ăn uống góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, PGS.TS Đoàn Hữu Nghị cho biết nếu như trước đây chúng ta ăn nhiều rau xanh, đồ luộc thì nay, mâm cơm của người Việt đã có sự thay đổi đáng kể. Các món xào, chiên, rán… chiếm tỷ lệ cao, nguy cơ gây thừa chất béo. Chất béo thừa trong cơ thể không được chuyển hóa hết, tăng mỡ máu, gây béo phì, rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, tăng nguy cơ mắc ung thư.
Không những thế, các loại đồ ăn trên khi đun nấu ở nhiệt độ cao sẽ gây ra chất độc và tăng nguy cơ ung thư. Vì vậy, theo lời khuyên của PGS.TS Nghị, nên ăn đồ luộc, hấp sẽ tốt hơn xào.
Bên cạnh đó, chuyên gia này cũng chỉ ra, ăn càng nhiều không đồng nghĩa với việc khỏe nếu chế độ ăn không khoa học và ít vận động. Chế độ ăn nhiều Carbohydrat hay gluxit (tinh bột - có nhiều trong cơm) cộng thêm thói quen lười vận động sẽ gây ra thừa năng lượng. Năng lượng thừa tích lũy lại gây ra béo phì, ở nam giới tăng cholesterol, nữ giới tăng estrogen gây ra bệnh ung thư.
Từ đó, PGS.TS Đoàn Hữu Nghị khuyến cáo, chúng ta nên có chế độ ăn uống cân đối, ăn đầy đủ đạm (thịt, cá, trứng, sữa…), chất béo, chất bột đường (cơm, mì, phở…), bổ sung thêm rau, xanh và hoa quả tươi. Dành ra 30 phút mỗi ngày để hoạt động thể lực, đi bộ, đạp xe, vận động cơ bắp là cách ngăn ngừa các bệnh tật trong đó có ung thư.
Đối với mối liên quan giữa thói quen ăn mặn và bệnh ung thư, PGS.TS Đoàn Hữu Nghị phân tích thực phẩm muối phản ứng sinh học tạo ra một số vi khuẩn có lợi, tăng chất đạm, ăn ngon miệng. Tuy nhiên, người thường xuyên ăn mặn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư đường tiêu hóa.
Ngoài ra, các thực phẩm có chất đạm được chế biến khô như cá mắm, thịt trâu, bò, thịt lợn khô, protein bị biến tính sẽ sinh ra các chất gây hại cho cơ thể và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Theo Huệ Nguyễn
Zing

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa
Sống khỏe - 48 phút trướcNhiều người sẽ phải “tiếc hùi hụi” khi nhận ra từ trước tới giờ toàn vứt bỏ phần này trong quả bơ trong khi nó cực kỳ hữu ích.

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'
Sống khỏe - 11 giờ trướcNhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!
Sống khỏe - 14 giờ trướcRất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều
Sống khỏe - 15 giờ trướcGiảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản
Sống khỏe - 20 giờ trướcLoét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Trẻ nên ăn thực phẩm nào để tăng chiều cao?
Sống khỏe - 1 ngày trướcMặc dù yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định chiều cao của trẻ, nhưng việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng để tối đa hóa sự tăng trưởng chiều cao này...

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcVitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.