Hà Nội
23°C / 22-25°C

An Giang: Nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững

Thứ bảy, 15:23 13/08/2022 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Ngày 12/8, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị sơ kết Chương trình xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai và hàng hóa sức khỏe sinh sản giai đoạn 2016 - 2021 và sơ kết công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình 6 tháng đầu năm 2022.

Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc Sở Y tế An Giang Trần Quang Hiền yêu cầu lực lượng làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trong tỉnh tiếp tục làm tốt công tác tham mưu việc tăng cường sự lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đối với công tác dân số; đẩy mạnh truyền thông chuyển đổi hành vi, nâng cao tiếp thị xã hội, cập nhật biến động dân số. Đồng thời, đảm bảo đủ phương tiện tránh thai và dịch vụ cho đối tượng miễn phí, đẩy mạnh tiếp thị xã hội; xã hội hóa phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.

An Giang: Nâng cao chất lượng dân số  đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững - Ảnh 1.

Giám đốc Sở Y tế An Giang Trần Quang Hiền phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Lục Thiếu Ân

Đặc biệt, đẩy mạnh triển khai thực hiện các chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, cũng như cung cấp dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên và thanh niên, điều chỉnh mức sinh; chăm sóc sức khỏe người cao tuổi..., góp phần nâng cao chất lượng dân số trong tình hình mới.

Trong những năm qua, công tác dân số ở An Giang ngày càng được nâng cao về chất lượng và hiệu quả. Hiện, dân số trung bình cả tỉnh ước đạt hơn 1,9 triệu người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,9%, tỷ số giới tính khi sinh 108,63 trẻ em trai/100 trẻ em gái; 248.379 người áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn. Công tác truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi, tầm soát dị dạng, bệnh tật bẩm sinh và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, chăm sóc người cao tuổi tiếp tục được thực hiện tốt…


An Giang: Nâng cao chất lượng dân số  đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững - Ảnh 2.

Đại biểu dự Hội nghị


Để tăng cường truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tham mưu Sở Y tế triển khai các hoạt động truyền thông về dân số và phát triển phối hợp Báo An Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang và Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố thực hiện chuyên mục hàng tháng, tuyên truyền sâu rộng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước liên quan lĩnh vực phụ trách. Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền thêm về sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, mất cân bằng giới tính khi sinh; thăm hộ gia đình, tư vấn trực tiếp cho phụ nữ mang thai, tư vấn trực tiếp cho đối tượng trong độ tuổi kết hôn...

Cung cấp 5.700 tờ rơi, sản phẩm truyền thông kiến thức sức khỏe sinh sản vị thành niên/thanh niên; sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) và khám sức khỏe cho vị thành niên/thanh niên. Tư vấn cho 4.750 đối tượng chuẩn bị kết hôn về sức khỏe sinh sản; cung cấp dịch vụ dân số - KHHGĐ cho vị thành niên/thanh niên. Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS, các biện pháp tránh thai, sức khỏe tình dục... Đồng thời, cung cấp dịch vụ KHHGĐ; tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại đạt 70,27%.

An Giang: Nâng cao chất lượng dân số  đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững - Ảnh 3.

Xây dựng, thí điểm chính sách khen thưởng cá nhân, tập thể vận động vợ chồng trong tuổi sinh đẻ sinh đủ 2 con. Ảnh minh hoạ


Theo Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh An Giang Văn Kim An, tỉnh An Giang triển khai tốt chương trình, mô hình, đề án; chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng, như: Tổ chức hội nghị chuyên đề về tác động tích cực việc thực hiện điều chỉnh mức sinh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương, ổn định quy mô, cơ cấu dân số cho cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, chức sắc tôn giáo, người có uy tín trong xã hội; củng cố hệ thống chỉ báo, chỉ tiêu về quy mô dân số và mức sinh. Đưa chỉ tiêu phấn đấu đạt mức sinh thay thế vào hệ thống các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh. Xây dựng, thí điểm chính sách khen thưởng cá nhân, tập thể vận động vợ chồng trong tuổi sinh đẻ sinh đủ 2 con. Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và các nhiệm vụ mới về điều chỉnh mức sinh. Kiểm tra, giám sát hỗ trợ, đánh giá; kịp thời đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn.

Theo Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, năm 2022, tỉnh chủ động duy trì vững chắc mức sinh thay thế, hạn chế tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, góp phần phát triển đất nước bền vững. Tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác dân số. Tổ chức hiệu quả hoạt động truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số. Tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp các dịch vụ KHHGĐ đến vùng mức sinh cao, vùng đồng bào dân tộc. Đồng thời, tiếp tục tư vấn về dân số, sức khỏe sinh sản, KHHGĐ thông qua hệ thống Tổng đài tư vấn "Hạnh phúc cho mọi nhà".

Tổ chức chiến dịch giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, Tháng hành động quốc gia về dân số (tháng 12) và Ngày dân số Việt Nam (26/12). Tiếp tục thực hiện các chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; tăng cường cung cấp dịch vụ dân số - KHHGĐ cho vị thành niên và thanh niên tại cơ sở.

Trong năm qua, An Giang đã thực hiện các chương trình nâng cao chất lượng dân số, củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ. Thực hiện Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh tại 100% xã, phường, thị trấn. Qua đó, có 10.578 bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh (đạt 105,3% kế hoạch năm, đạt tỷ lệ 35,2% phụ nữ mang thai), phát hiện 111 trường hợp nguy cơ cao (Trisomy, hội chứng Down, dị tật ống thần kinh...). Có 17.499 trẻ được sàng lọc sơ sinh (đạt 77,2% kế hoạch năm), chẩn đoán xác định bệnh 41 trẻ. Đến nay, toàn tỉnh có 16 cơ sở y tế triển khai kỹ thuật lấy mẫu máu gót chân. Duy trì 156 Câu lạc bộ tiền hôn nhân, có 4.683 thành viên tham gia; 156 Câu lạc bộ phụ nữ không sinh con thứ 3 trở lên, có 4.806 thành viên tham gia; duy trì và thành lập mới 156 Câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, có 4.680 thành viên; 16 cơ sở chăm sóc người cao tuổi.

H.Châu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mãn dục nam - Khuyến cáo từ chuyên gia nam học

Mãn dục nam - Khuyến cáo từ chuyên gia nam học

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Mãn dục nam có thể gây tổn hại đến chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng bất lợi đến chức năng của nhiều hệ cơ quan ở nam giới, dẫn tới giảm ham muốn tình dục, thậm chí vô sinh.

Những dấu hiệu nào cần nghĩ đến nguy cơ mắc bệnh lậu?

Những dấu hiệu nào cần nghĩ đến nguy cơ mắc bệnh lậu?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu là một nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến do vi khuẩn lậu cầu Neisseria gây ra. Bệnh có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe lâu dài và gây vô sinh.

Nữ sinh lớp 12 mắc bệnh phụ khoa vì quan hệ không an toàn

Nữ sinh lớp 12 mắc bệnh phụ khoa vì quan hệ không an toàn

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mới học lớp 12 nhưng nữ sinh này đã bắt đầu yêu từ 4 năm trước và các lần quan hệ với bạn trai đều không sử dụng bao cao su.

Phụ nữ mang thai đừng tiếc vài phút đọc bài để con phát triển tốt

Phụ nữ mang thai đừng tiếc vài phút đọc bài để con phát triển tốt

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Cơ thể chúng ta cần canxi để duy trì xương chắc khỏe và thực hiện nhiều chức năng quan trọng khác. Đặc biệt, phụ nữ mang thai càng cần canxi, vì nếu thiếu loại khoáng chất này sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ với sức khỏe bà mẹ và sự phát triển của em bé.

6 cách kiểm soát cơn đau vú tiền kinh nguyệt

6 cách kiểm soát cơn đau vú tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Đau vú theo chu kỳ liên quan đến kinh nguyệt của phụ nữ có thể rất nghiêm trọng và đáng lo ngại. Sử dụng thuốc có thể giúp giảm triệu chứng nhưng cũng có một số cách tự nhiên để giảm đau...

Khả năng di chuyển của tinh trùng ảnh hưởng đến khả năng thụ thai như thế nào?

Khả năng di chuyển của tinh trùng ảnh hưởng đến khả năng thụ thai như thế nào?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Khả năng vận động của tinh trùng rất quan trọng đối với khả năng sinh sản vì tinh trùng cần di chuyển qua đường sinh sản của người phụ nữ để tiếp cận và thụ tinh với trứng của. Khả năng vận động của tinh trùng kém có thể là nguyên nhân gây vô sinh nam.

Ăn cua, cá và hải sản có an toàn khi mang thai?

Ăn cua, cá và hải sản có an toàn khi mang thai?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hải sản là nguồn cung cấp protein, vitamin A và D và các axit béo omega-3 thiết yếu, rất tốt cho tim, giúp cho sự phát triển trí não, mắt của thai nhi và giúp người mẹ ngừa nguy cơ trầm cảm khi mang thai và sau khi sinh.

Khô âm đạo, nguyên nhân và cách hạn chế

Khô âm đạo, nguyên nhân và cách hạn chế

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Âm đạo bị khô là khi không bài tiết đủ chất nhờn để có độ trơn ướt mỗi khi quan hệ tình dục. Bệnh không gây nguy hiểm cho phụ nữ nhưng nó lại gây nhiều khó chịu. Hạn chế khô âm đạo bằng cách nào?

Mách chị em cách đơn giản cải thiện ‘chuyện gối chăn’ thời kỳ mãn kinh

Mách chị em cách đơn giản cải thiện ‘chuyện gối chăn’ thời kỳ mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

SKĐS - Bạn có thể đã nghe nói về thời kỳ mãn kinh ảnh hưởng đến ham muốn tình dục của phụ nữ. Nhưng làm thế nào để mãn kinh tác động tới sức khỏe tình dục và cách tốt nhất để bạn cải thiện ham muốn khi bước vào giai đoạn mãn kinh.

Số lượng tinh trùng có quyết định đến khả năng sinh con của cặp đôi?

Số lượng tinh trùng có quyết định đến khả năng sinh con của cặp đôi?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tinh trùng là tế bào sinh sản của nam giới có trong tinh dịch. Để biết số lượng tinh trùng của mỗi nam giới cần phải xét nghiệm để phân tích tinh dịch kiểm tra các nguyên nhân cơ bản có thể gây vô sinh.

Top