Hà Nội
23°C / 22-25°C

Số năm khoẻ mạnh của người Việt chỉ dừng ở 64 và những khoảng trống về an sinh xã hội cho người cao tuổi

Thứ sáu, 14:26 12/08/2022 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Hiện tuổi thọ trung bình của người Việt ở mức cao, trên 73 tuổi, nhưng số năm khỏe mạnh chỉ được 64; số năm bệnh tật trung bình khoảng 11 năm đối với nữ giới và khoảng 8 năm đối với nam giới.

Tuổi thọ cao, số tuổi khoẻ mạnh thấp

Một trong những xu hướng đặc sắc nhất của thế giới trong thế kỷ 21 là sự "bùng nổ" dân số cao tuổi, tức là số người từ 60 tuổi trở lên tăng rất nhanh. Cùng chung xu hướng này, ở Việt Nam cũng đang diễn ra quá trình già hóa nhanh chóng.

Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Theo thống kê, hiện tuổi thọ trung bình của người Việt ở mức cao, trên 73 tuổi, nhưng số năm khỏe mạnh chỉ được 64.

 NCT ở Hà Nội đang có chiều hướng tăng cao do điều kiện kinh tế - xã hội và chất lượng chăm sóc sức khỏe toàn dân được cải thiện rõ rệt. Ảnh: TL

NCT ở Hà Nội đang có chiều hướng tăng cao do điều kiện kinh tế - xã hội và chất lượng chăm sóc sức khỏe toàn dân được cải thiện rõ rệt. Ảnh: TL

Theo thống kê, năm 2011, người cao tuổi Việt Nam chiếm 10% tổng số dân, bắt đầu bước vào quá trình già hóa dân số. Theo dự báo, đến năm 2038, tức là chỉ sau khoảng 27 năm, tỷ lệ này sẽ đạt 20%, khi đó nước ta được gọi là dân số "già".

Trong khi đó, để bước vào thời kỳ dân số già, ở Mỹ phải mất 69 năm, Australia 73 năm, Thụy Điển 85 năm, Pháp mất 115. "Điều này cho thấy, già hóa dân số ở Việt Nam diễn ra nhanh hơn nhiều và so với các nước phát triển và nước ta có rất ít thời gian để chuẩn bị cho một xã hội dân số già.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, dân số trên 65 tuổi của Việt Nam vào năm 2021 là khoảng 8 triệu người, chiếm 8,3%, dự kiến đến năm 2036 số người trên 65 tuổi sẽ đạt 15,5 triệu người, chiếm 14,1%.

Theo một số thống kê và nghiên cứu, tuổi thọ bình quân của người Việt Nam tăng nhưng số năm sống khỏe mạnh thấp so với nhiều nước. Người cao tuổi đối diện với gánh nặng "bệnh tật kép" và thường mắc các bệnh mạn tính như: Mạch vành, tăng huyết áp, tiểu đường, thoái hóa khớp, ung thư... Ngoài ra còn các hội chứng đặc trưng ở người già như suy giảm nhận thức, lú lẫn, trầm cảm, suy giảm trí nhớ... 

Tuổi thọ trung bình cao nhưng tuổi thọ khỏe mạnh của người cao tuổi ở nước ta thấp (64 tuổi), đặc biệt, có 67,2% người cao tuổi có tình trạng sức khỏe yếu và rất yếu. Số năm bệnh tật của người Việt trung bình khoảng 11 năm đối với nữ giới và khoảng 8 năm đối với nam giới. 

Bình quân mỗi người cao tuổi có 3 bệnh, đối diện với nguy cơ tàn phế do quá trình lão hóa, chi phí điều trị lớn. Tình trạng này không chỉ làm suy yếu khả năng lao động, giảm thu nhập mà còn làm tăng chi tiêu y tế. Chi phí điều trị mỗi năm dành cho cho người cao tuổi thường cao gấp 8-10 lần người trẻ. Chăm sóc sức khỏe vừa là nhu cầu, vừa là thách thức lớn đối với người cao tuổi.

Số năm khoẻ mạnh của người Việt chỉ dừng ở 64 trong khi tuổi thọ trung bình là 73, đứng ở hàng cao trên thế giới - Ảnh 3.

Tổ chức khám sức khoẻ cho người cao tuổi. Ảnh: Nguyễn Kiên Nhẫn

Hiện nay, Việt Nam đang thiếu bác sĩ chuyên lão khoa, điều dưỡng có kinh nghiệm, hệ thống viện dưỡng lão có hoặc không có chăm sóc y tế còn ít. Nguồn nhân lực chăm sóc người già chủ yếu dựa vào người nhà và ngày càng giảm.

Các chuyên gia y tế cũng đề xuất để chăm sóc toàn diện cho người già và tiến tới đáp ứng nhu cầu khi tỉ lệ người cao tuổi tăng lên, các bệnh viện đều cần thành lập khoa lão để tiếp nhận điều trị cho người cao tuổi. Bên cạnh đó, cần thành lập thêm hệ thống viện dưỡng lão có chăm sóc y tế, trung tâm chăm sóc ban ngày cung cấp dịch vụ cho người cao tuổi, xây dựng các khu nhà ở, chung cư có hệ thống chăm sóc, tiện ích dành riêng cho người già...

Ngoài ra, cần thêm nhiều dịch vụ cho người già như: Dọn nhà, giặt giũ, đi chợ, trợ giúp bữa ăn, dịch vụ vui chơi giải trí cho người già... Các chuyên gia cũng đánh giá, cùng với hệ sinh thái độc đáo, môi trường sống trong lành, lý tưởng, người già sẽ khỏe hơn nếu được ở giữa một cộng đồng. Bởi khi có những người bạn đồng niên, người cao tuổi sẽ cảm thấy vui vẻ hơn rất nhiều, từ đó giúp nâng cao cả vể thể chất lẫn tinh thần.

Số năm khoẻ mạnh của người Việt chỉ dừng ở 64 và những khoảng trống về an sinh xã hội cho người cao tuổi - Ảnh 3.

Các chuyên gia y tế cũng đề xuất để chăm sóc toàn diện cho người già và tiến tới đáp ứng nhu cầu khi tỉ lệ người cao tuổi tăng lên. Ảnh: PV


Đảm bảo an sinh xã hội cho người cao tuổi

Bên cạnh việc chăm sóc sức khoẻ thì mức sống của người cao tuổi cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Tỷ lệ người cao tuổi sẽ ngày càng tăng, song điều đáng lưu ý là vẫn còn những khoảng trống về an ninh thu nhập cho người cao tuổi. Hiện mức hỗ trợ hưu trí cho người cao tuổi còn thấp; độ tuổi hưởng còn cao; phân bổ ngân sách của Chính phủ về trợ cấp xã hội cho người cao tuổi ở mức "khiêm tốn" là những khoảng trống cần thu hẹp để cải thiện thu nhập cho người cao tuổi... 

Những chia sẻ này được ông André Gama, Chuyên gia phụ trách Chương trình an sinh xã hội của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) khuyến nghị tại hội thảo Nhận diện những vấn đề về chính sách xã hội để thúc đẩy phát triển bao trùm, toàn diện, hướng tới đảm bảo an sinh xã hội toàn dân, không bỏ ai lại phía sau vừa diễn ra tại Hà Nội. Thực tế, hiện nay mức trợ cấp xã hội cho người cao tuổi chỉ cao hơn một chút so với chuẩn nghèo. Phân bổ ngân sách của Chính phủ về trợ cấp xã hội cho người cao tuổi năm 2020 là 6,13 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 0,15% GDP. Theo phân tích của ông André Gama, đây là mức rất thấp so với các quốc gia có trình độ phát triển tương đồng. Mức này chưa đảm bảo những người hưởng có thể thoát nghèo, trong khi mức hưởng phải ít nhất giúp họ trang trải một phần chi tiêu.

Số năm khoẻ mạnh của người Việt chỉ dừng ở 64 trong khi tuổi thọ trung bình là 73, đứng ở hàng cao trên thế giới - Ảnh 4.

Chi trả bảo hiểm xã hội cho người cao tuổi. Ảnh TL

Một khoảng trống nữa được ông André Gama đề cập là về độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội. Theo đó, những người 80 tuổi trở lên hiện nay đang được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội hoặc hưởng lương hưu bảo hiểm xã hội, song ở độ tuổi 60 – 79 tuổi thì chỉ có người thuộc diện nghèo mới được hưởng, những người "không nghèo" trong độ tuổi này và không có lương hưu, bảo hiểm xã hội thì không được tiếp cận bất cứ chế độ hưu trí nào. 

"Nếu không có những cam kết chính sách mạnh mẽ để cải cách hệ thống an sinh xã hội, nâng cao diện bao phủ thì trong lương lai sẽ có một tỷ lệ lớn những người cao tuổi không được hưởng bất cứ một chế độ hưu trí nào. Gánh nặng đặt lên con cái họ sẽ ngày càng lớn hơn nữa", ông André Gama nhận định.

Mai Anh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 6 giờ trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH – Đây là một hoạt động thường niên nằm trong chuỗi những hoạt động cung cấp kiến thức, các dịch vụ chất lượng cao về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam và nữ giới tại cộng đồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Rối loạn cương dương ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ của cặp đôi. Nam giới có thể khắc phục được nếu không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm và giải quyết ngay ở giai đoạn đầu.

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Suy giảm nội tiết tố là mối bận tâm lớn của phụ nữ tuổi trung niên vì nó kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe. Thay vì cố tìm phương cách sử dụng các chất bổ sung để cân bằng nội tiết tố, trước tiên chị em nên điều chỉnh trong lối sống và chế độ ăn uống.

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Thai phụ chuyển dạ và hạ sinh ngay tại nhà gửi xe bệnh viện, may mắn được các bác sĩ cấp cứu kịp thời. Em bé nặng 4kg, hồng hào, khỏe mạnh.

Chế độ ăn phòng ngừa nhiễm độc thai nghén

Chế độ ăn phòng ngừa nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén hay còn gọi là tiền sản giật thường gây ra vấn đề cho hệ tuần hoàn của mẹ bầu, làm giảm lượng chất dinh dưỡng mà em bé nhận được. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần có một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng và lành mạnh.

7 sai lầm khi điều trị mụn trứng cá ở tuổi teen

7 sai lầm khi điều trị mụn trứng cá ở tuổi teen

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Mụn trứng cá thường thấy ở thanh thiếu niên khi trải qua tuổi dậy thì. Nhiều bạn cảm thấy thiếu tự tin trong giao tiếp khi bị mụn trứng cá nghiêm trọng. Một số sai lầm dưới đây là nguyên nhân gây ra tình trạng mụn kéo dài…

10 câu hỏi thường gặp nhất về rối loạn cương dương

10 câu hỏi thường gặp nhất về rối loạn cương dương

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Rối loạn cương dương gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và đời sống tình dục ở nam giới. Rối loạn cương dương có thể do nhiều nguyên nhân, để điều trị hiệu quả cần được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán chính xác và có chỉ định điều trị phù hợp.

Top