Ăn mít trái vụ, muốn an toàn nhất định phải biết điều này, lưu ý nhất là về liều lượng
GiadinhNet - Mít ăn vào mùa lạnh sẽ ngon và lạ miệng nhưng chỉ nên ăn với lượng vừa phải, với những người mắc bệnh mãn tính, chỉ nên ăn tối đa 80 g (khoảng 3-4 múi mít/ngày).

Nói về mùa mít chính vụ, trước đây ở miền Bắc mỗi năm chỉ có 1 mùa, thường là mùa thuận theo tự nhiên. Mít chín rầm rộ nhất vào khoảng tháng 5 đến tháng 6, gồm chủ yếu là mít dai, mít mật. Sang cuối tháng 7, hạt mít chín mọc mầm, lúc này sẽ không còn ngon nữa. Với năng suất như vậy sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.
Thực tế, thời điểm mít chín cũng là thời điểm nóng nực nhất trong năm nên mặc dù chính vụ nhưng nhiều người cũng không dám vô tư thưởng thức. Theo chia sẻ của nhiều chị em, thời điểm ăn mít ngon nhất là vào lúc thời tiết lạnh.

Ảnh minh họa
Để có thể đáp ứng nhu cầu thị trường, nhu cầu thưởng thức mít trái vụ quanh năm, thời gian qua, nhiều người dân đã chuyển đổi sang trồng cây mít Thái siêu sớm. Ưu điểm nhất của loại mít này là ít xơ, múi giòn, vị ngọt đậm, vượt trội về năng suất và tính thích nghi rộng với nhiều vùng sinh thái.
Loại mít này còn có tên gọi là mít tứ quý, một phần là vì nó là giống cây ăn trái ra hoa quanh năm mà không cần phải xử lý thuốc kích thích ra hoa. Vì vậy, người dân phần nào yên tâm thưởng thức mít trái vụ mà không lo hóa chất.
Theo kinh nghiệm của các bà nội trợ, mít chín tự nhiên thường có thân rất mềm, mắt mít nở to, gai không nhọn và thưa hơn. Với những trái mít có phần gai cứng, dày, mắt không nở to đồng thời bên ngoài vẫn còn độ xanh rất dễ bị chín ép bằng hóa chất. Với những loại mít này tốt nhất không nên ăn.
Ăn mít bao nhiêu là đủ?
- Mít ăn vào mùa lạnh sẽ ngon và lạ miệng nhưng chỉ nên ăn với lượng vừa phải, với những người mắc bệnh mãn tính, chỉ nên ăn tối đa 80 g (khoảng 3-4 múi mít/ngày).
- Chỉ nên ăn mít sau khi ăn cơm 1-2 tiếng, lưu ý không ăn khi bụng đói bởi ăn lúc đói sẽ khiến cơ thể bị đầy bụng, khó tiêu…
- Nên ăn mít kèm với những hoa quả chín khác để cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Khi ăn cần nhai kỹ và không ăn vào buổi chiều tối.
- Nếu người nóng trong, hay nổi mụn nhọt, khi ăn mít thì cần bổ sung đủ nước (2-2,5l/ngày) và rau xanh (200-300 g/ngày).
- Người bị tiểu đường và gan nhiễm mỡ cần tuyệt đối kiêng mít. Hoặc muốn ăn thì chỉ đủ để thưởng thức.
5 lý do khiến bạn có thể "vô tư" thưởng thức mít, kể cả mít trái vụ

Ảnh minh họa
Mít có hàm lượng calo cao
100g thịt của quả mít cung cấp 95 calo. Thịt mít chín có mùi thơm đặc trưng và dễ tiêu hóa nhờ có đường đơn như fructose và sucrose – loại đường mà khi chúng ta ăn sẽ làm tăng dự trữ năng lượng và tiếp thêm sinh khí trực tiếp cho cơ thể.
Chứa nhiều chất xơ
Mít rất giàu chất xơ, vì vậy nó giống như là một liều thuốc nhuận tràng tốt cho tiêu hóa. Các chất xơ sẽ giúp bảo vệ màng nhầy của ruột bằng cách giảm thời gian tiếp xúc cũng như sự gắn kết của các hóa chất gây ung thư trong ruột kết.
Chứa nhiều vitamin A
Thịt mít tươi có chứa vitamin A và các sắc tố flavonoid như carotene-Ay, xanthin, lutein và cryptoxanthin-Ay. Khi ăn các loại trái cây tự nhiên giàu vitamin A và carotene theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng hoàn toàn có thể bảo vệ phổi và phòng ngừa ung thư khoang miệng.
Chứa nhiều vitamin C
Mít chính giáu vitamin C giúp chống oxy hóa. Mít cung cấp khoảng 13,7 mg hoặc 23% RDA. Tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin C giúp cơ thể miễn dịch với nhiễm trùng và các gốc tự do có hại.
Giàu các vitamin B
Mít là một trong các loại trái cây hiếm rất giàu vitamin nhóm B. Số vitamin nhóm B bao gồm B6 (pyridoxine), niacin, riboflavin và acid folic.
Ngoài ra, mít tươi còn là một nguồn cung cấp dồi dào kali, magiê, mangan và sắt. Kali là một thành phần quan trọng của tế bào và chất dịch cơ thể, giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp.

Mời bạn đọc xem video đang được nhiều người quan tâm!
Mở bán vé tàu Tết từ ngày 1511

Cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà
Sống khỏe - 1 giờ trướcThời tiết nóng nực mùa hè là điều kiện thuận lợi gây nhiều bệnh, nhất là các bệnh ngoài da như rôm sảy ở trẻ em. Vậy dấu hiệu nhận biết bệnh rôm sảy ở trẻ là gì? Cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà ra sao?

5 loại thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn nhất
Sống khỏe - 3 giờ trướcLợi khuẩn (probiotic) đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tiêu hóa. Những vi sinh vật có lợi này có thể giúp điều trị nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm hội chứng ruột kích thích, bệnh viêm ruột và tiêu chảy…

Người đàn ông ở Phú Thọ phát hiện mắc cùng lúc 2 bệnh ung thư từ dấu hiệu nhiều người bỏ qua
Sống khỏe - 4 giờ trướcGĐXH - Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân được chẩn đoán mắc 2 bệnh ung thư là ung thư dạ dày và ung thư thực quản.

Phát động chiến dịch nâng cao nhận thức chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé
Mẹ và bé - 14 giờ trướcGĐXH - Chiến dịch truyền thông "Yêu thương mỗi ngày - Mẹ khỏe, bé ngoan" do Cục Bà mẹ và Trẻ em phát động nhằm nâng cao nhận thức của phụ nữ mang thai và các gia đình về tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ và những năm tháng đầu đời của trẻ.

Loại rau mùa hè rẻ tiền giúp bổ thận, mát gan, người Việt nên tận dụng ngay để phòng bệnh
Sống khỏe - 16 giờ trướcGĐXH - Rau má giúp mát gan, bổ thận, tốt cho tiêu hóa. Tuy nhiên không nên sử dụng quá 6 tuần mà không có chỉ định của bác sĩ...

Người phụ nữ 42 tuổi bị u xơ tử cung, thiếu máu nặng vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Từ việc thăm khám lâm sàng và kết quả thăm dò, các bác sĩ xác định nguyên nhân khiến bệnh nhân thiếu máu nặng là do u xơ tử cung chảy máu.

Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ
Y tế - 19 giờ trướcGĐXH - Khi đến viện, bệnh nhân sốt cao, vết mổ thấm dịch nhiều, mép vết thương hở, cơ lực hai chân bằng 0, không kiểm soát được tiểu tiện, thể trạng suy kiệt.

Nam thanh niên 26 tuổi bất ngờ bị tật ở cột sống cổ từ 1 thói quen nhiều người Việt mắc phải
Sống khỏe - 23 giờ trướcGĐXH - Nam nhân viên văn phòng 26 tuổi đã phải tìm đến bác sĩ vì cơn đau ở cổ vai gáy xuất hiện âm ỉ ngày càng nặng, ảnh hưởng đến giấc ngủ, khả năng tập trung và hiệu suất làm việc.

Người đàn ông phát hiện cùng lúc 5 bệnh từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, ông H. được chẩn đoán xác định mắc viêm teo dạ dày C2 - viêm hành tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori, rối loạn chuyển hóa lipid máu, sỏi túi mật và rối loạn giấc ngủ.

Nên tiêu thụ bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?
Sống khỏe - 1 ngày trướcVitamin D còn được gọi là 'vitamin ánh nắng mặt trời', đóng vai trò quan trọng đối với xương, chức năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể… Vậy nên bổ sung bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau khi nội soi thực quản dạ dày, các bác sĩ phát hiện một khối u dưới niêm mạc kích thước lớn. Trước đó, bệnh nhân có cảm giác nuốt vướng, nuốt nghẹn...