Ăn nấm kiểu này sẽ thành độc chất trên bàn ăn, nhưng nhiều người không biết
GiadinhNet - Ăn nấm rất tốt và bổ dưỡng, nhưng có chất xúc tác là rượu sẽ thành độc chất trong bàn ăn, thực hư chuyện ăn nấm kị uống rượu là đúng hay sai?
Ăn nấm bổ nhưng dùng sai thành hại
Theo Lương y Phạm Anh Đào, nguyên BS Viện y học cổ truyền quân đội, nấm được coi là rau sạch, thịt sạch thực vật có giá trị dinh dưỡng cao, dễ chế biến và có mặt từ quán bình dân tới các nhà hàng sang trọng… Có nhiều loại nấm thông dụng như nấm hương (Đông Cô), nấm mèo (mộc nhĩ), nấm rơm, nấm bào ngư, nấm sò, nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm mỡ… giàu dinh dưỡng (vitamin, khoáng chất, hoạt chất có lợi) tự nhiên giúp cải thiện sức khỏe.

Nấm rất thơm ngon, bổ dưỡng. Ảnh minh họa.
Phụ nữ ăn nấm sẽ giảm ung thư vú, nam giới ăn nấm sẽ giảm thiểu ung thư tuyến tiền liệt, nấm còn ngừa ung thư và giảm phóng xạ… Ăn nấm giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ chống sự tấn công của gốc tự do, chống lão hóa, điều hòa huyết áp, giảm tiểu đường, ngừa sỏi mật và sỏi tiết niệu… còn có thể ức chế sự sinh trưởng của các loại virus, ngăn chặn quá trình hình thành và phát triển tế bào ung thư trong cơ thể.
Nấm có khả năng hấp thụ vitamin, chất Ergosterol trong nấm khi gặp ánh nắng mặt trời sẽ chuyển hóa tia cực tím thành vitamin D2 giúp cơ thể phòng và chữa bệnh còi xương rất hiệu quả. Nấm có những điểm mạnh có lợi, là thức ăn lý tưởng cho cả người khỏe và người bệnh.

Nấm dễ chế biến thành nhiều món ăn.
Nấm dễ chế biến ra nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng nhưng cần phải cẩn trọng. Ví như mua phải nấm kim châm ngâm hóa chất, ăn nấm kim châm chưa chín hoàn toàn sẽ bị đau bụng, rửa nấm quá kỹ sẽ hao hụt dinh dưỡng, cho quá nhiều dầu ăn vào nấm dễ bị trào ngược dạ dày, hay mua phải loại đã hết hạn, không bảo quản thích hợp khiến vi khuẩn xâm nhập, ôi, thiu, hư hỏng…

Không có quy luật ăn nấm uống rượu là độc, nhưng ăn nấm bị nhiễm độc uống rượu sẽ bị ngộ độc nhanh hơn.
Dễ tử vong vì uống rượu với nấm
Các thầy thuốc Đông y cho rằng, nấm là thực phẩm chứa nhiều chất đạm, axit amin, hợp chất sinh học... Nấm vị ngọt, tính mát (hàn) nên nếu dùng quá nhiều cũng không tốt, có thể dẫn đến lạnh bụng, khó tiêu.
Gần đây trong các bữa tiệc, cỗ, giỗ… mà có các món nấm một số người nhắc nhau cẩn thận tránh ăn nấm - uống rượu vì hai thứ đó kị nhau nên có thể bị ngộ độc, với các triệu chứng nôn mửa, co giật kéo dài... và nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong.
Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm), việc nấm kị với rượu, kiêng ăn nấm không uống rượu vì sợ ngộ độc là không chuẩn. Nhưng nấm lành mà bảo quản không tốt, chăm sóc bằng hóa chất, nấm quá hạn sử dụng, để lâu, bầm giập... là đã bị nhiễm độc, nếu ăn phải nấm này thì lẽ ra chất độc vào cơ thể gây ngộ độc từ từ và dễ phát hiện, dễ cấp cứu.
Tức là vì ăn nấm đã bị nhiễm độc, lại uống rượu - mà rượu làm chất xúc tác rất tốt sẽ dẫn chất nhiễm vào máu đi khắp cơ thể nhanh hơn, độc hơn, khó cứu chữa hơn.
Tất cả các loại thực phẩm đều có thể xung đột chất, chỉ là có món nhẹ hoặc có món nặng. Vì vậy nạp thực phẩm vào cơ thể không phù hợp sẽ dẫn tới xung đột chất (phản ứng hóa học) không tốt, gây ra những phiền toái cho sức khỏe của mình và người thân. Với món nấm bổ dưỡng cần mua giống nấm ở những cơ sở uy tín, trồng nấm chuyên nghiệp để có giống tốt gieo trồng, chăm sóc thu hái đúng quy trình thì nấm không bị độc.
Còn nấm giống loại F1, F2 tự nuôi trồng, hay giống trôi nổi không rõ nguồn gốc xuất xứ đem về gieo trồng rồi cứ thế nhân lên sẽ dễ bị tạp lẫn.
Cần mua nấm ăn, nấm giống ở những cơ sở uy tín để thu hái nấm tươi sạch. Quan trọng hơn là cách chăm sóc, thu hái, bảo quản, chế biến nấm cần đúng cách, tuyệt đối không mua loại nấm đã bị giập nát, quá hạn... kẻo khi nấm đã nhiễm độc rồi ăn vào dễ bị ngộ độc, và nếu cùng uống rượu thì ngộ độc sẽ rất nhanh.
Người nấu bếp cần có kiến thức chung về nấm và các món kị nhau để chế biến bữa ăn an toàn. Chỉ cần tìm hiểu kỹ một chút sẽ tốt cho mình và người thân, ví như nấm mèo tươi tiếp xúc với ánh sáng gây ngứa ngáy, phù nề... nguy hiểm. Do đó chỉ ăn nấm mèo khô, ngâm nước lạnh chứ không ngâm ở nước nóng quá lâu; Hay nấm mát và mang tính hàn không nên chế biến để ăn cùng các đồ lạnh, tính hàn...
Mỗi ngày ăn 3 bữa, thì chỉ cần ăn 1 bữa nấm sẽ tốt. Nhưng ăn nấm nhiều nấm quá sẽ bị dư chất dinh dưỡng.
Ngọc Hà

Người phụ nữ đột quỵ trong đêm từng có tiền sử mắc bệnh này
Bệnh thường gặp - 5 phút trướcGĐXH - Người nhà bệnh nhân đột quỵ cho biết bà có tiền sử tăng huyết áp. Tại thời điểm nhập viện, huyết áp của người bệnh đo được là 232/125 mmHg.

Người phụ nữ 63 tuổi bị ung thư buồng trứng di căn từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư buồng trứng di căn đến khám trong tình trạng chướng bụng, ăn chậm tiêu, đi tiểu ít, kèm xuất hiện cơn chóng mặt thoáng qua...

Thanh niên 23 tuổi đột quỵ nhồi máu não thừa nhận 2 sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Nam thanh niên 23 tuổi bị đột quỵ nhồi máu não, không có tiền sử bệnh lý nền song hút thuốc lá từ năm 17 tuổi và thường xuyên thức đến 1-2h sáng.

Lời nói của nữ bác sĩ khiến bé gái đứng trên nóc nhà BV Bạch Mai từ bỏ ý định tự tử
Y tế - 21 giờ trướcSau khi nghe những lời động viên chân thành, ấm áp của bác sĩ Trà, bé gái bám chặt vào tay của bà rồi rời khỏi sân thượng tòa nhà Bệnh viện Bạch Mai.

10 thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Sống khỏe - 23 giờ trướcMột số thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hầu hết những thói quen này phát triển chậm và không được chú ý cho đến khi chúng góp phần gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tim.

Tình trạng sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn sau 1 tuần đột quỵ ở tuổi 57, cơ hội phục hồi ra sao?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau 1 tuần đột quỵ, sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn đang hồi phục theo hướng tích cực. Nam diễn viên đã có thể đi lại và tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.

Dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tay chân miệng, cha mẹ nhất định phải biết
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh chân tay miệng có biểu hiện sốt, nổi hồng ban mụn nước ở tay, chân, mông, gối, loét miệng... Phụ huynh khi thấy con em mình có hiện tượng trên, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Liên tiếp các trường hợp tiên lượng nặng do rượu, trong đó có cả nữ giới
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, đặc điểm chung của các bệnh nhân là đều có tiền sử lạm dụng rượu trong thời gian dài, dẫn đến xơ gan nặng.

Thông tin mới nhất về sức khỏe của 2 bệnh nhi trong vụ ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Hà Nội
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Hiện tại, sức khỏe của 2 bệnh nhi vẫn đang được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ với sự hỗ trợ thuốc vận mạch để duy trì tuần hoàn và thở máy hỗ trợ hô hấp.

Trước khi nhập viện vì nhồi máu não, bé 13 tuổi ở Quảng Ninh có biểu hiện nguy hiểm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trước khi được người nhà đưa đến viện và phát hiện bị nhồi máu não, người bệnh rơi vào tình trạng liệt nửa người trái, cười méo miệng, nói khó.

Bé trai 6 tuổi ở Ninh Bình bị dập nhãn cầu, xuất huyết trong mắt sau khi chơi dây thun và bóng nảy
Y tếGĐXH - Bé V.M.Q (6 tuổi) đang chơi kéo bóng bằng dây thun cùng với em trai thì bóng bật ngược trở lại, va mạnh vào mắt trái từ khoảng cách 3 mét.