Ăn quá nhiều đường có thể gây hại cho làn da thế nào?
Không chỉ gây lão hóa da, già nhanh, ăn quá nhiều đường còn có thể gây ra một số bệnh về da như bệnh vẩy nến.
Nếu bạn đang muốn có một làn da khỏe mạnh, trẻ trung hơn tuổi thật thì bánh kẹo hay đồ ngọt là thứ "xứng đáng bị cắt bỏ".
Dù có tin hay không, ăn quá nhiều đường có thể tàn phá sức khỏe làn da của bạn. Cụ thể, chúng tạo cơ hội phát triển, hoặc làm trầm trọng thêm các tình trạng da như bệnh vẩy nến và mụn trứng cá.
Ăn quá nhiều đường thậm chí có thể gây ra các dấu hiệu lão hóa sớm như nếp nhăn và chảy xệ. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) lưu ý thêm, chúng còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường type 2 và bệnh tim mạch.

Ảnh minh họa
CDC cũng khuyến nghị, mọi người nên hạn chế lượng đường bổ sung. Để biết chính xác mình ăn bao nhiêu đường, bạn có thể tìm thấy trên nhãn thông tin dinh dưỡng, duy trì ở mức 12 thìa cà phê mỗi ngày.
Điều này không áp dụng cho các nguồn đường tự nhiên như trái cây. Mặc dù trái cây được gọi là kẹo của thiên nhiên nhưng nó cũng có chất xơ và các chất dinh dưỡng quan trọng khác, đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. Hơn nữa, một số bằng chứng cho thấy ăn trái cây có thể giúp tăng cường độ ẩm cho da, góp phần mang lại làn da sáng mịn.
Làn da của bạn phản ánh những gì bạn ănTheo trang MedlinePlus, làn da của bạn là cơ quan lớn nhất trong cơ thể. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi những gì bạn ăn có thể được phản ánh ra bên ngoài làn da.
S. Tyler Hollmig (trưởng khoa Da liễu thẩm mỹ và laser thuộc Đại học Texas, Mỹ) khẳng định: "Chế độ ăn uống chắc chắn đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của làn da".
Học viện Da liễu Hoa Kỳ cho biết các yếu tố khác như hút thuốc, phơi nắng và giấc ngủ, cũng ảnh hưởng đến sức khỏe làn da và các dấu hiệu lão hóa.

Ảnh minh họa
Ăn quá nhiều đường bổ sung gây ảnh hưởng đến làn da như thế nào?
1. Đẩy nhanh các dấu hiệu lão hóa
Khi nói đến lão hóa, đường có tác dụng rõ rệt đối với da thông qua một quá trình gọi là glycation.
Glycation là một quá trình, trong đó các phân tử đường liên kết với protein, lipid hoặc axit nucleic. Kết quả là tạo ra những sản phẩm cuối cùng của quá trình glycation tiên tiến, có thể gây hại cho các sợi collagen và đàn hồi trong da. Glycation cản trở quá trình sửa chữa collagen, một quá trình quan trọng để duy trì các sợi collagen đàn hồi. Điều này đẩy mạnh lão hóa da.
Ngoài ra, glycation có thể làm tăng sự hình thành các gốc tự do gây tổn hại cho da. TS Hollmig cho biết, đối với những người có chế độ ăn nhiều đường, điều này có thể thúc đẩy nếp nhăn và chảy xệ da.
2. Thúc đẩy mụn trứng cá
Nếu bạn nhận thấy nhiều mụn hơn trong kỳ nghỉ lễ, hãy kiểm tra lượng đường trong chế độ ăn uống của bạn. TS Hollmig cho biết, chế độ ăn nhiều đường chắc chắn có liên quan đến mụn trứng cá.

Ảnh minh họa
Một nghiên cứu của JAMA Dermatology xem xét gần 25.000 người trưởng thành cho thấy, việc ăn thực phẩm nhiều đường và giàu chất béo có liên quan đến việc tăng nguy cơ mụn trứng cá lên 54%. Trong khi đó, đồ uống có đường làm tăng nguy cơ đó lên 18%.
Nghiên cứu cũng phát hiện, đường làm tăng insulin. Đây là một tình trạng viêm thúc đẩy sự phát triển của mụn trứng cá. Đường cũng có thể làm tăng nồng độ androgen. Đây là những hormone có liên quan đến việc sản xuất dầu làm tắc nghẽn lỗ chân lông nhiều hơn.
3. Làm bệnh vẩy nến trầm trọng hơn
Bệnh vẩy nến là một bệnh tự miễn, trong đó các tế bào da phát triển đặc biệt nhanh, dẫn đến hình thành các mảng và vảy. Theo Tổ chức Bệnh vẩy nến Quốc gia Mỹ, nó ảnh hưởng đến hơn 7,5 triệu người trưởng thành ở đây.
Nghiên cứu trên động vật đang bắt đầu làm sáng tỏ vai trò của chế độ ăn uống, bao gồm cả đường, có thể thúc đẩy sự phát triển của bệnh vẩy nến. GS.TS Samuel Hwang, tác giả nghiên cứu (trưởng khoa da liễu tại UC Davis Health) chia sẻ, những con chuột được cho ăn một chế độ ăn nhiều đường và chất béo, tương tự như chế độ ăn của phương Tây, chúng sẽ phát triển bệnh viêm giống bệnh vẩy nến chỉ trong 4 tuần.
Nghiên cứu trên chuột cho thấy tình trạng viêm gia tăng có thể làm tăng khả năng mắc bệnh vẩy nến và ở một số người, gây ra những thay đổi rõ rệt trên da cùng với các triệu chứng bệnh vẩy nến, như mẩn đỏ và mảng bám. Mọi người cũng có thể phát triển tình trạng được gọi là viêm cận lâm sàng, không có vết đỏ hoặc vảy da rõ ràng nhưng ngứa.

Ảnh minh họa
GS Hwang chỉ ra rằng chúng ta hiếm khi ăn một chế độ ăn nhiều đường một cách riêng biệt - nó thường đi kèm với chất béo. Cặp đôi này còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ vi sinh vật đường ruột bằng cách thay đổi quần thể vi khuẩn lành mạnh gây ra tình trạng viêm nhiễm trong bệnh vẩy nến.
Chuyển từ chế độ ăn phương Tây sang chế độ ăn Địa Trung Hải nhiều hơn (giàu trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu) có thể giúp giảm viêm, cải thiện bệnh vẩy nến do ăn nhiều đường bổ sung.
Cắt giảm đường thế nào để có làn da khỏe mạnh?
TS Hollmig cho rằng, mọi người nên bắt đầu chế độ ăn uống lành mạnh, tương đối ít đường. Ví dụ như, trước khi mua dùng gì hãy đọc kỹ nhãn để loại bỏ những sản phẩm có nhiều đường ẩn...
"Một chế độ ăn uống lành mạnh hợp lý là cần thiết nhưng chưa hoàn toàn đủ để có làn da khỏe mạnh, trẻ trung", chuyên gia nói.
Cùng với việc cắt giảm đường, đừng quên ngủ ngon, thoa kem chống nắng mỗi ngày và xây dựng kế hoạch chăm sóc da phù hợp với nhu cầu của làn da, để da trẻ mãi.
(Everyday Health, CDC, MedlinePlus)

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcThời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Một số người có thể trải qua cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), nếu được xử lý kịp thời có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ - nguy cơ tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona, người bệnh đi khám thì phát hiện khối u nhầy khổng lồ, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Men gan thấp nguy hiểm không? Người có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết men gan cao hay men gan thấp đều có thể cảnh báo bệnh gan tiến triển nặng và chức năng gan suy giảm.

Bé 14 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị liệt 2 chân từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trước khi vào viện 3 ngày vì mắc bệnh viêm tủy ngang hiếm gặp, bé 14 tuổi bất ngờ xuất hiện cảm giác tê bì ở chân, tình trạng này nhanh chóng lan rộng khiến em không thể cử động...

4 dấu hiệu khi đi bộ báo động cơ thể bạn có cục máu đông
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Nếu thấy một trong 4 dấu hiệu này khi đang đi bộ, bạn cần chú ý để kiểm tra sức khỏe, không được chủ quan.

4 thói quen buổi sáng tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên làm để ngừa biến chứng
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Uống nước ấm, ăn một bữa sáng giàu protein và chất xơ, giảm căng thẳng sau khi thức dậy... có thể giúp ổn định lượng đường huyết ở người bệnh tiểu đường.

Đã có người lớn tử vong do sởi, Bộ Y tế đưa ra 5 khuyến cáo cho nhóm nguy cơ cao
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sởi nhằm hạn chế các trường hợp nặng tử vong, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo phòng, chống bệnh sởi với nhóm có nguy cơ cao diễn biến nặng liên quan đến sởi.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.