“Ăn thì rất sướng, mà sao vẫn còi?”
GiadinhNet - "Cho con ăn còn khổ hơn cả đi gánh gạch, vác xi măng, trộn vữa… hay bất cứ công việc nào tôi đã biết". Anh Quyết, một kỹ sư xây dựng nhăn nhó đuổi theo cậu con 3 tuổi, bé như vừa mới lên 2 để đút cơm. Cứ 5 phút, anh mới cho con ăn được một thìa cơm, nhưng ngay sau đó thì thìa cơm đó một là bị bé nhè ra, hai là bé “ngậm khư khư” trong miệng.
“Nhà giàu cũng khóc”
Cho con ăn luôn là một “cuộc chiến không cân sức” giữa bố mẹ và con cái. Trong nhiều bữa ăn của các gia đình có con nhỏ thì màn dỗ dành, múa may, rượt đuổi, gào hét, quát mắng, khóc lóc… là không thể thiếu.
Trẻ em ngày nay được bố mẹ rất quan tâm đến chuyện ăn uống: Đồ ăn ngon, bổ có mặt trong khẩu phần ăn hàng ngày. Song nhiều trẻ em nếu không phải là béo phì thì xanh xao, còi cọc. Số trẻ phát triển bình thường chỉ chiếm khoảng hơn một nửa.
“Thời đại này mà thấp bé, nhẹ cân thì chỉ có thiệt. Con gái thì không có lợi thế được người ta chú ý, con trai thì bị cho là thiếu sức vóc, đi xin việc. Đi làm mà hình thức bé nhỏ cũng khó thành công”, chị Phương Anh (ở Thanh Hóa) cho biết. Gia đình chị cho con ăn uống không thiếu thứ gì mà vẫn còi cọc. Gần 2 tuổi mà bé vẫn cứ trồi sụt quanh ngưỡng 9kg. Chị cũng là người chịu khó tìm tòi, ai mách món nào bổ, món nào tốt cho sự phát triển của con là chị làm theo. Nhưng công của chị cũng chẳng được đền đáp, đến lúc thấy hết cách, chị đưa con đến Viện Dinh dưỡng để khám và điều trị. Cùng cảnh như chị có chị Nga (ở TP Thái Bình), con chị hơn 3 tuổi mà bé như trẻ chưa đến 2 tuổi. Nỗi lo con còi cọc cộng với sự chì chiết của gia đình khiến chị luôn căng thẳng. “Gia đình chồng em buôn bán có tiếng ở thành phố, con em là cháu đích tôn nên được cả nhà chăm bẵm. Khổ nỗi nó còi quá nên em suốt ngày bị chồng mắng là vụng không biết chăm con. Còn mẹ chồng em thì bảo: “Nhà này có thiếu gì đâu mà để con mày như con nhà chết đói, đi đâu gặp ai cũng xuýt xoa thằng bé mà thấy xấu hổ”. “Ép con ăn thì nó khóc, nhưng nó không ăn thì mình khóc", chị Nga ngậm ngùi.
Phần lớn các ông bố, bà mẹ bị ám ảnh về số đo chiều cao, cân nặng của con. Đặc biệt, những gia đình khá giả thì lại càng không chấp nhận con mình còi cọc hơn đứa trẻ khác. Nếu nghe thấy ai nói “sao cháu còi thế”, “nhìn như con nhà chết đói” thì càng bức xúc... Câu cửa miệng của họ bao giờ cũng là “cháu bao nhiêu tháng, nặng bao nhiêu cân, cao bao nhiêu?”... Nếu thấy con hơn con người khác thì phấn khởi, vui vẻ, còn nếu kém hơn con người khác thì thở dài, về nhà tiếp tục cuộc chiến “nhồi nhét”. Thế nên mới có chuyện, những đứa không bị còi cọc thì bị lại bị béo phì, phải đối mặt với những căn bệnh tiểu đường, huyết áp… mà tưởng chừng như chỉ có ở người lớn. Điều quan trọng là nhiều gia đình chỉ đưa trẻ tới các trung tâm dinh dưỡng khi con có các vấn đề về chiều cao, cân nặng với câu hỏi muôn thủa là “con em ăn thì rất sướng mà sao vẫn còi(?!)”.
Không phải cứ ăn ngon là đủ
“Vì sao được chăm sóc chu đáo, trẻ em Việt vẫn lùn” là câu hỏi không chỉ đặt ra với các bậc cha mẹ mà còn đặt ra với các chuyên gia dinh dưỡng và những người quan tâm đến việc nâng cao thể lực, tầm vóc của người Việt.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá, Việt Nam là một trong 20 quốc gia có số lượng trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi cao nhất thế giới. Tuy nhiên, theo các phân tích của các chuyên gia về dinh dưỡng thì người Việt thấp bé, yếu thể lực không phải do di truyền. Bằng chứng là việc theo dõi các trẻ em có cha mẹ là người Việt được sinh ra và lớn lên tại Pháp, Mỹ, Nhật… khi trưởng thành đều đạt chiều cao tương đương với người ở nước sở tại. Điều này cho thấy, chiều cao không hoàn toàn do gene mà còn phụ thuộc nhiều yếu tố như dinh dưỡng, môi trường, tâm lý, vận động. PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho hay, theo một nghiên cứu ở Nhật thì chiều cao do di truyền chỉ chiếm 23%; 25% do tâm lý và môi trường sống; 20% do rèn luyện thể lực và quan trọng nhất là chế độ dinh dưỡng chiếm đến 32%.
Nguyên nhân chính khiến thể trạng người Việt ngày càng kém dần so với chuẩn y tế thế giới là do khẩu phẩn ăn của trẻ chưa đáp ứng được với các chỉ số cần thiết để phát triển. Khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ 1-3 tuổi chỉ đáp ứng được 60,3% nhu cầu canxi và 10,6% nhu cầu vitamin D. Khảo sát trong nhóm trẻ 2-3 tuổi thấp còi cho thấy, có 24% thiếu máu, 37,5% thiếu vitamin A và 41% thiếu kẽm. Riêng khẩu phần canxi (một chất khoáng để tạo xương, phát triển chiều cao của trẻ) trung bình của trẻ chỉ đáp ứng được khoảng 49% nhu cầu... Với chế độ ăn thiếu cả về chất lẫn về lượng như vậy đã dẫn tới thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu canxi… ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển chiều cao, cân nặng và khả năng học tập của trẻ.
Có thể thấy, nhiều cha mẹ trẻ mới chỉ quan tâm đến việc cho con ăn ngon, ăn bổ chứ chưa thực sự biết đến yếu tố khoa học là ăn đủ và ăn đúng. Do thiếu chất, thể trạng của trẻ thường không đạt được như mong muốn, cộng với việc dễ mắc các bệnh như tiêu chảy, hoặc giun nên chiều cao của trẻ cũng khó đạt được như mong muốn.
Trên thực tế, sự khác biệt về chiều cao, cân nặng của người Việt so với chuẩn quốc tế rõ rệt nhất là ở nhóm tuổi 6-12 tháng tuổi và 6-11 tuổi. Vóc dáng của trẻ có thể cải thiện nhờ chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên, bữa ăn của người Việt hiện đang thừa thịt, ít rau và quá nhiều chất béo. Các bác sĩ lưu ý dinh dưỡng để phát triển chiều cao không giống với dinh dưỡng để phát triển cân nặng. Nhiều bà mẹ thấy con còi cọc lại cho trẻ ăn thỏa thích những gì chúng muốn, từ đồ uống có gaz đến thức ăn nhanh, các loại bánh kẹo... Các đồ ăn này dù nhiều năng lượng nhưng thiếu vi chất dinh dưỡng. Việc uống quá nhiều nước ngọt có gaz có thể làm tăng mức độ đào thải canxi, hạn chế phát triển chiều cao và dễ dẫn tới béo phì. Các loại thức ăn chứa nhiều tinh bột, chất béo, bột đường chỉ sinh ra năng lượng, tăng cân nặng, trong khi những món chứa nhiều protein, canxi, sắt, vitamin, kẽm mới giúp tạo cơ và xương, giúp thúc đẩy chiều cao.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, so với cách đây 35 năm, chiều cao của người Việt Nam đã cải thiện được 4 cm, tuy nhiên tốc độ tăng chiều cao vẫn còn chậm hơn các nước láng giềng như Thái Lan và Trung Quốc. Các điều tra về chiều cao và thể trạng gần đây cho thấy, cứ trong 10 năm, người Việt Nam mới tăng 1 cm chiều cao, trong khi đó Thái Lan và Trung Quốc tăng được 2 cm.
Điều tra về dinh dưỡng cũng cho kết quả, cứ gần 5 trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị thiếu cân và cứ 3 em dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị thấp còi. Nguyên nhân chủ yếu do môi trường sống, chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt chưa thật hợp lý.
(Còn nữa)
Hà Anh/Báo Gia đình & Xã hội
Ung thư buồng trứng có chữa được không?
Dân số và phát triển - 19 giờ trướcUng thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?
Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?
Dân số và phát triển - 21 giờ trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.
Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.
Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.
Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcSau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.
5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcHội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.
Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcPhụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.
Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcTắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh.
Tuổi 50 nên chọn loại hình tập luyện nào là tốt nhất?
Dân số và phát triểnỞ độ tuổi 50 trở lên, tập luyện thể chất không chỉ tập trung vào nâng cao sức khỏe mà còn hướng đến lối sống năng động, dẻo dai, vui vẻ...