Ăn thịt bò khô ngày Tết tuyệt đối lưu ý điều này để bảo vệ gan và dạ dày của bạn
GĐXH - Dù có thèm cũng chỉ nên ăn thịt bò khô với một lượng nhỏ. Tuyệt đối không ăn thịt bò trôi nổi, không rõ nguồn gốc vì đây là món rất dễ bị làm giả và tẩm ướp, bảo quản không đảm bảo.
Thịt bò khô là món ăn được nhiều người ưa chuộng từ người lớn đến trẻ nhỏ nhờ hương vị cay ngọt hấp dẫn. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, nếu bạn trót "nghiện" món ăn này thì cần lựa chọn những sản phẩm thịt bò khô chính hãng, có uy tín. Không sử dụng thịt bò khô bán ở chợ, hàng rong, các quán nhậu, quán karaoke… vì nguyên liệu làm nên thành phẩm bò khô thật sẽ đắt.
Chính vì thế, không thể tránh khỏi việc bạn có nguy cơ ăn phải bò khô được làm giả, kém chất lượng từ thành phần cho đến nguyên liệu, gia vị, cách chế biến, cách bảo quản… Tất cả đều rất nhiều nguy cơ gây bệnh, đặc biệt là những loại thịt bò khô rẻ tiền được bày bán tràn lan.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, chỉ nên ăn thịt bò khô với một lượng nhỏ, nếu thường xuyên ăn món "khoái khẩu" này, cơ thể sẽ phải đối diện với những căn bệnh nguy hiểm sau:

Thịt bò khô thật sẽ có màu sậm và dai sợi. Ảnh minh họa
Chứa nhiều muối và cholesterol xấu
Thịt bò khô là thực phẩm được tẩm ướp nhiều gia vị cay nóng, chứa lượng muối cao và chứa nhiều cholesterol. Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp và hại gạn thận khủng khiếp. Do vậy, những người bị huyết áp cao, mắc bệnh tim và thận, lượng mỡ trong máu cao thì không nên sử dụng thịt bò khô thường xuyên sẽ có hại cho sức khỏe.
Dễ có nguy cơ bị ngộ độc
Trong quá trình chế biến, nếu không đảm bảo vệ sinh, thịt bò khô có thể chứa nhiều vi khuẩn listeria, dễ khiến người sử dụng bị tiêu chảy, mắc các bệnh về đường ruột.
Ngoài ra, thịt bò khô cũng có khả năng nhiễm khuẩn toxoplasmosis rất cao. Đây là loại khuẩn có thể gây hại cho thai phụ, đặc biệt, nguy hiểm đến thai nhi, bé có thể bị suy giảm chức năng não và mắt. Chính vì vậy, phụ nữ đang mang thai nên tránh sử dụng món ăn này.
Tẩm ướp hóa chất độc hại
Hầu hết các thịt bò khô được chế biến theo quy trình công nghiệp, món ăn này thường được tẩm ướp bằng các hóa chất độc hại và những chất phụ gia trôi nổi trên thị trường.
Ngoài ra, để biến thịt heo bệnh thành thịt bò hay dùng thịt bò quá hạn sử dụng, nhà sản xuất sử dụng chất tẩy rửa công nghiệp để khử mùi ôi thiu, hôi thối. Sau đó ngâm tẩm hóa chất độc hại để tạo màu sắc đẹp mắt, có mùi vị bò khô 'chính hiệu'. Thậm chí, để tăng độ dai cho sản phẩm, nhiều cơ sở chế biến còn ngâm hàn the, một chất nằm trong danh mục bị cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm.
5 dấu hiệu tố cáo thịt bò khô bị làm giả
Có màu sắc tươi vàng, hấp dẫn

Ảnh minh họa
Trong khi thịt bò thật thường có màu vàng sẫm, thậm chí rất sẫm. Nhất là khi đã được sấy, được nướng, màu sắc thường không được tươi, không được đẹp mắt cho lắm.
Thịt bò khô giả lại thường có màu sắc tươi vàng, hấp dẫn. Nguyên nhân bởi thịt bò giả làm từ thịt lợn thì sắc màu thịt cũng có độ vàng ít đậm hơn.
Không có mùi nồng đặc trưng của bò
Thịt bò khô thật có vị nồng đặc trưng của thịt bò, khi nhai sẽ có vị cay, mặn, ngọt vừa phải. Trong khi đó, thịt bò khô giả thường có ít mùi nồng đặc trưng của bò. Thay vào đó là mùi nồng mạnh để lấn át mùi thịt lợn, thịt gà. Nếu thịt bò khô làm từ phổi thì thường có thớ thịt không rõ ràng, kết dính lại với nhau, có mùi hôi.
Không có vị ngọt đặc trưng của thịt
Tronh khi thịt bò khô giả có mùi hương liệu, không có vị ngọt đặc trưng của thịt mà thay vào đó là vị ngọt của đường. Ngược lại thì bò khô thật đậm vị thịt và có mùi đặc trưng.
Xé ngang, xé dọc dễ dàng
Khi xé, thịt bò khô thật rất khó xé vì cấu tạo thịt bò có nhiều gân bên ngoài, khá dai. Nếu xé phải xé đúng dọc thớ nếu không sẽ không xé được.
Trong khi đó, thịt bò khô dù xé dọc, xé ngang… đều có thể thực hiện dễ dàng hơn thì chắc chắn đều là thịt bò khô giả.
Có giá rẻ bất ngờ
Thịt bò thật chắc chắn không có giá siêu rẻ. 1kg thịt bò tươi chỉ có thể làm được 3-4 lạng bò khô. Do đó nếu mua thịt bò khô với giá rẻ thì chắc chắn bạn đang mua phải thịt lợn, thịt gà… giả bò.
Tất nhiên, không phải cứ cơ sở nào sản xuất thịt bò khô có giá đắt đỏ thì nghiễm nhiên đó là hàng thật.

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"
Y tế - 6 giờ trướcMay mắn, bé đã được đưa đến bệnh viện kịp thời, sau khi được xử trí cấp cứu, dùng thuốc giải độc đặc hiệu và theo dõi sát, tình trạng bé đã dần ổn định.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcĐi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcRất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'
Sống khỏe - 17 giờ trướcMột số loại trái cây mùa hè hấp dẫn có tính 'nóng' nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến nóng trong người, tăng nhiệt độ cơ thể, nhiệt mụn và nổi mụn. Dưới đây là 5 loại trái cây có thể nên tránh hoặc hạn chế ăn nhiều vào mùa hè.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục
Y tế - 1 ngày trướcMột nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia
Sống khỏe - 1 ngày trướcHạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.