Ăn thịt thú rừng có thực sự sạch và mang lại may mắn trong ngày Tết như nhiều người nghĩ?
GĐXH – Ngày Tết, nhiều gia đình lặn lội nhờ mua một số loại thịt thú rừng để thưởng thức với tâm lý sạch, may mắn cả năm. Liệu ăn thịt thú rừng có thực sự sạch và mang lại may mắn trong ngày Tết như nhiều người nghĩ?

Ăn thịt thú rừng liệu có sạch?
Những ngày Tết đến, ăn thịt thú rừng, đặc biệt các loài như tê tê, cầy/chồn, lợn rừng, dúi, don…, được coi là sở thích và đặc sản của nhiều người dân. Thậm chí, còn có quan niệm cho rằng ăn các loại thịt thú rừng ngày Tết để may mắn, là sạch vì có nguồn gốc từ tự nhiên. Bởi vậy mà giá thịt thú rừng những ngày cận Tết càng được đẩy lên cao.
Tuy nhiên, việc cho rằng thịt thú rừng ‘siêu sạch’ mà ăn tái, ăn tiết canh lại là sai lầm của người tiêu dùng. Đã có những trường hợp nhiễm giun xoắn do ăn thịt lợn rừng thật đáng tiếc. Thông tin từ Viện Sốt rét – ký sinh trùng - côn trùng trung ương, nhiều con lợn rừng đã mang trong mình ấu trùng giun xoắn, liên cầu khuẩn… nên khi ăn thịt lợn rừng chưa chín hay ăn tiết canh, ăn tái… rất dễ bị nhiễm các loại mầm bệnh này.
Ngoài ra, ăn tiết canh lợn rừng vẫn tiềm ẩn nguy cơ mắc liên cầu khuẩn lợn. Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế), giống lợn nào cũng có nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Tỷ lệ mang mầm bệnh liên cầu khuẩn không triệu chứng trong một đàn lợn luôn ở mức 60% - 100%. Thời gian ủ bệnh của liên cầu lợn có thể vài tiếng đến 4 - 5 ngày, thậm chí có người bị bệnh sau 1-2 tuần.

'Thịt thú rừng' vẫn tiền ẩn nguy cơ với sức khỏe con người. Ảnh LĐ
Người bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn diễn biến bệnh nặng rất nhanh. Người nhiễm có triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn hoặc nổi các ban trên người, chỉ sau vài giờ đã diễn biến nặng khi không được cấp cứu kịp thời. Việc điều trị lại vô cùng tốn kém mà không dễ dàng. Nếu chữa khỏi, tỷ lệ để lại di chứng nặng nề vẫn cao, phổ biến nhất là điếc, di chứng thần kinh, hoại tử phải cắt cụt chi…
Chuyên gia cũng cho biết, không chỉ ăn tiết canh, những người chế biến, giết mổ… không tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo an toàn cũng có thể nhiễm liên cầu khuẩn thông qua các tổn thương, trầy xước trên da. Ngoài thịt lợn rừng, các loài động vật hoang dã khác như tê tê, khỉ, cầy/chồn, chim trời, dúi… đầu tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm các mầm bệnh có khả năng lây truyền giữa người và động vật.
Nguy cơ lây nhiễm các dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi từ động vật hoang dã
Bà Hoàng Bích Thủy, Trưởng Đại diện Wildlife Conservation Society Văn phòng Việt Nam (WCS Việt Nam) cho biết, việc săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, và chế biến trái phép các loài động vật hoang dã tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro.
Đầu tiên là rủi ro về mặt pháp lý, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, người thực hiện các hành vi như săn, bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, chế biến động vật rừng trái quy định pháp luật có nguy cơ bị phạt tiền lên tới 400 triệu đồng theo quy định của Nghị định 35/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi ghị định 07/2022/NĐ-CP) về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp. Nếu hành vi có tính chất nghiêm trọng hơn, tùy theo nhóm loài bị xâm hại, người thực hiện các hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm xử lý hình sự với mức phạt tù từ 6 tháng lên tới 15 năm tù, quy định tại Điều 234 và Điều 244 Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Bà Hoàng Bích Thủy, Trưởng Đại diện Wildlife Conservation Society Văn phòng Việt Nam (WCS Việt Nam)
Bên cạnh đó, là những nguy cơ đối với sức khỏe con người. Bà Thủy cũng cho biết thêm, các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng trên 60% các dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi trên người có nguồn gốc từ động vật và 2/3 trong số đó là các bệnh có nguồn gốc từ động vật hoang dã. Tại Việt Nam, WCS Việt Nam đã và đang phối hợp với các đối tác trong nước thực hiện nghiên cứu về những mầm bệnh trên các loài động vật hoang dã và các rủi ro lây truyền giữa người và động vật, nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Sau hơn 10 năm nghiên cứu, 46 virus được phát hiện trên nhiều loài động vật hoang dã khác nhau (như linh trưởng, tê tê, cầy/chồn, dơi, nhím, dúi…) tại các mắt xích dọc theo chuỗi cung ứng động vật hoang dã tại Việt Nam; trong đó có 26 virus mới chưa từng được phát hiện trước đây và 20 virus đã biết.
Trong số 26 virus mới, có 5 chủng virus thuộc họ corona (gồm các virus đã gây ra nhiều dịch bệnh nguy hiểm như SARS, COVID-19, Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS)…), 2 chủng virus thuộc họ Herpes (gồm các virus đã gây ra các bệnh như thủy đậu, zona), 5 chủng virus thuộc họ Paramyxo (gồm các virus đã gây ra các bệnh như sởi, quai bị và gần đây bệnh do virus Nipah cũng là 1 chủng virusthuộc họ Paramyxo-) và 14 chủng virus Rhabdo (gồm các virus gây bệnh dại…).
Trước bối cảnh nhiều dịch bệnh mới nổi xuất hiện trong thời gian gần đây được cho là có nguồn gốc hoặc có liên quan đến động vật hoang dã, để ngăn ngừa các đại dịch có thể xảy ra trong tương lai, bà Hoàng Bích Thủy nhấn mạnh việc cần có một giải pháp đồng bộ từ quản lý động vật hoang dã, phòng chống dịch bệnh lây truyền giữa người và động vật cũng như các chế tài xử lý đủ sức răn đe.
Trong đó, một số giải pháp cấp bách có thể thực hiện, bao gồm: (1) Bổ sung quy định về kiểm soát dịch bệnh lây truyền giữa động vật hoang dã và người trong dự thảo Luật Phòng bệnh đang được xây dựng; (2) Nghiên cứu và ban hành các quy định liên quan đến kiểm soát tiêu thụ động vật hoang dã và sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã, trong đó cần đưa ra các chế tài xử phạt tương ứng đối với tiêu thụ trái pháp luật động vật hoang dã; (3) Tăng cường truyền thông về bảo vệ động vật hoang dã và các rủi ro lây truyền dịch bệnh giữa người và động vật để nâng cao nhận thức cho cộng đồng.

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 11 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 12 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 19 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 20 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 23 giờ trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.