Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ấn vàng Hoàng đế chi bảo từ Pháp về Việt Nam

Thứ bảy, 07:39 18/11/2023 | Xem - nghe - đọc

Ấn vàng Hoàng đế chi bảo đã được hồi hương và sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng theo quy định của Luật Di sản văn hóa.

Chiều ngày 16/11, tại Đại sứ quán Việt Nam ở Pháp, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, Đại sứ Việt Nam tại Pháp - ông Đinh Toàn Thắng, Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO - bà Lê Thị Hồng Vân, Cục trưởng Cục Di sản văn hoá Lê Thị Thu Hiền, đại diện Bộ Công an (Việt Nam) và đại diện Bộ Ngoại giao Pháp, đại diện UNESCO đã chứng kiến buổi lễ chuyển giao ấn vàng Hoàng đế chi bảo cho Việt Nam.

Sự kiện này là kết quả của hơn 1 năm đàm phán, thương thảo và thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan về việc dừng đấu giá công khai ấn vàng Hoàng đế chi bảo tại Paris, Pháp tháng 11/2022 và cùng thỏa thuận thống nhất các yêu cầu cho việc chuyển giao ấn vàng cho phía Việt Nam theo đề nghị của Đoàn công tác liên ngành do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì cùng các Bộ Ngoại giao, Tư pháp, Tài chính, Công an và sự hỗ trợ đặc biệt của Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã lựa chọn Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, Bắc Ninh là đại diện thực hiện thủ tục tài chính liên quan đến quyền lợi các bên theo pháp luật của Cộng hòa Pháp; đồng thời sẽ tiến hành việc lưu giữ, trưng bày và phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quốc gia bảo vệ, phát huy giá trị của ấn vàng tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng theo quy định của Luật Di sản văn hóa.

Ấn vàng Hoàng đế chi bảo từ Pháp về Việt Nam - Ảnh 1.

Ấn vàng Hoàng đế chi bảo từ Pháp về Việt Nam - Ảnh 2.

Ấn vàng Hoàng đế chi bảo từ Pháp về Việt Nam - Ảnh 3.

Ấn vàng Hoàng đế chi bảo từ Pháp về Việt Nam - Ảnh 4.

Đoàn Việt Nam và đại diện Bộ Ngoại giao Pháp, đại diện UNESCO chứng kiến buổi lễ chuyển giao ấn vàng Hoàng đế chi bảo cho Việt Nam.

Tại thời điểm Đoàn công tác liên ngành làm việc tại Pháp, tháng 11/2022, mặc dù đã nỗ lực tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ để kịp thời có cơ sở đàm phán, dừng đấu giá và yêu cầu chuyển giao ấn vàng Hoàng đế chi bảo cho phía Việt Nam, tuy nhiên, chỉ có ông Nguyễn Thế Hồng, Giám đốc Công ty TNHH Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, tham gia với mục đích mua để bổ sung sưu tập cá nhân, dự kiến trưng bày tại bảo tàng ngoài công lập - Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, Bắc Ninh.

Để có cơ sở tham mưu, Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng tham gia và hỗ trợ thực hiện các cam kết tiếp nhận, chuyển giao Ấn vàng cho phía Việt Nam. Ngày 12/11/2022, Cục Di sản văn hóa đã xin phép và ký kết thỏa thuận về việc đàm phán mua ấn vàng Hoàng đế chi bảo từ Pháp đưa về Việt Nam và chuyển nhượng ấn vàng cho Nhà nước với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, với cam kết: “Bên A và cá nhân ông Nguyễn Thế Hồng cam kết và bảo đảm ấn vàng Hoàng đế chi bảo sẽ chỉ chuyển giao cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, trên cơ sở phù hợp với quy định của Điều 43 của Luật Di sản văn hoá, sau một thời gian phù hợp khi Bên A không còn nhu cầu sở hữu, trưng bày, phát huy giá trị tại Bảo tàng Hoàng Gia Nam Hồng, Bắc Ninh, Việt Nam. Chi phí chuyển giao bao gồm: chi phí trả cho việc thuê luật sư đàm phán; chi phí mua ấn vàng từ nhà đấu giá Millon, Pháp (bao gồm các loại thuế, phí liên quan); chi phí đưa ấn vàng về nước (chi phí hải quan, vận chuyển quốc tế)”.

Ấn vàng Hoàng đế chi bảo từ Pháp về Việt Nam - Ảnh 5.

Ấn vàng Hoàng đế chi bảo từ Pháp về Việt Nam - Ảnh 6.

Ấn vàng Hoàng đế chi bảo từ Pháp về Việt Nam - Ảnh 7.

Ấn vàng Hoàng đế chi bảo từ Pháp về Việt Nam - Ảnh 8.

Ấn vàng Hoàng đế chi bảo là di sản văn hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng với dân tộc,

Bên cạnh giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật… ấn vàng Hoàng đế chi bảo là di sản văn hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng với dân tộc, là biểu trưng của quyền lực chính trị trong một giai đoạn của tiến trình lịch sử Việt Nam, đánh dấu mốc quan trọng cho sự chuyển giao từ chế độ quân chủ hơn nghìn năm sang nền dân chủ của nhân dân Việt Nam - nhà nước Việt Nam mới - Dân chủ cộng hóa, tiền thân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thời đại Hồ Chí Minh.

Ngày 30/8/1945, khi tuyên bố thoái vị, vua Bảo Đại đã chọn chiếc ấn đẹp nhất, quý nhất, biểu trưng của chế độ quân chủ thời Nguyễn là ấn vàng Hoàng đế chi bảo cùng thanh bảo kiếm mà phụ vương của ông là vua Khải Định (1916 - 1925) trao lại, để bàn giao cho chính quyền cách mạng. Ông Trần Huy Liệu, đại diện cho chính quyền cách mạng, đã tiếp nhận bộ ấn kiếm mang tính biểu tượng này rồi chuyển về Hà Nội ngay trước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình vào ngày 2/9/1945.

Sau ngày Toàn quốc kháng chiến (tháng 12/1946), không rõ thông tin về nơi lưu giữ. Năm 1952, hai cổ vật này đã rơi vào tay người Pháp và đến ngày 8/3/1952, người Pháp tổ chức lễ trao lại ấn kiếm cho Cựu hoàng Bảo Đại với vai trò là Quốc trưởng, sau đó được đưa sang Pháp vào năm 1953. Trước khi qua đời (năm 1997), Bảo Đại đã di chúc để lại toàn bộ tài sản ở Pháp, trong đó có ấn vàng Hoàng đế chi bảo cho vợ là bà Monique Baudot, người Pháp. Bà Monique Baudot qua đời năm 2021, các tài sản trên thuộc về những người thừa kế và được giao bán đấu giá tháng 11/2022.

Trong 143 năm tồn tại với 13 đời vua, triều Nguyễn đã chế tác và đưa vào sử dụng hơn 100 chiếc ấn, thường đúc bằng vàng, bạc (gọi là kim bảo), chế tác từ ngọc quý (gọi là ngọc tỷ). Hiện nay, trong sưu tập Kim ngọc bảo tỷ của hoàng đế và vương hậu triều Nguyễn, Bảo tàng Lịch sử quốc gia lưu giữ, bảo quản được 85 Kim ngọc bảo tỷ (trong đó có 2 Kim bảo đời Quốc chúa Nguyễn Phúc), còn lại là Kim ngọc bảo tỷ của 9 đời vua và vương hậu triều Nguyễn.

Đây là sưu tập ấn nằm trong sưu tập Bảo vật hoàng cung triều Nguyễn, được triều đình nhà Nguyễn giao lại cho chính quyền cách mạng năm 1945 (Liên khu IV lưu giữ sau đó bàn giao cho Bộ Tài chính) và Bộ Tài chính giao cho Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia) từ năm 1959. Sau đó, sưu tập được gửi lưu giữ tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến năm 2007, được bàn giao trở lại cho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam lưu giữ, bảo quản và phát huy giá trị cho đến nay.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lily Chen không ngại làm xấu mình trong phim 'Mẹ Biển'

Lily Chen không ngại làm xấu mình trong phim 'Mẹ Biển'

Xem - nghe - đọc - 15 giờ trước

GĐXH - Lily Chen là một trong những mảnh ghép nói về số phận người dân miền biển được khai thác, phác họa chân thực qua bộ phim truyền hình 'Mẹ Biển'.

Hieuthuhai vượt mặt Hòa Minzy

Hieuthuhai vượt mặt Hòa Minzy

Xem - nghe - đọc - 16 giờ trước

Trưa 4/4, MV "Nước mắt cá sấu" của Hieuthuhai vượt qua "Bắc Bling" của Hòa Minzy để giữ vị trí số một danh sách âm nhạc thịnh hành.

'Mỹ nhân Sài Gòn' Kiều Chinh và Trương Ngọc Ánh hội ngộ màn ảnh rộng

'Mỹ nhân Sài Gòn' Kiều Chinh và Trương Ngọc Ánh hội ngộ màn ảnh rộng

Xem - nghe - đọc - 1 ngày trước

GĐXH - Ngôi sao điện ảnh Kiều Chinh, Trương Ngọc Ánh hội ngộ trong dự án điện ảnh quốc tế "Chrysalis - Chiếc kén" của đạo diễn người Mỹ - Jordan Schulz.

NSND Xuân Bắc xúc động, mong muốn khán giả trẻ ủng hộ và đi xem ‘Địa Đạo: Mặt Trời Trong Bóng Tối’

NSND Xuân Bắc xúc động, mong muốn khán giả trẻ ủng hộ và đi xem ‘Địa Đạo: Mặt Trời Trong Bóng Tối’

Xem - nghe - đọc - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi xem xong phim “Địa Đạo”, NSND Xuân Bắc xúc động và bày tỏ mong muốn khán giả tích cực ủng hộ bộ phim, nhất là các bạn trẻ.

Thiếu tá Ngọc Sơn từng bỏ học đi chặt mía thuê, hiện là 'lính' của NSND Tự Long

Thiếu tá Ngọc Sơn từng bỏ học đi chặt mía thuê, hiện là 'lính' của NSND Tự Long

Xem - nghe - đọc - 2 ngày trước

Thiếu tá Ngọc Sơn sinh ra trong hoàn cảnh bố mất sớm, mẹ phải nuôi 5 anh chị em. Năm 16 tuổi, anh phải bỏ học do nhà quá nghèo để lên Sơn La đi làm thuê chặt mía. Hiện Ngọc Sơn làm việc tại Nhà hát chèo Quân đội do NSND Tự Long làm giám đốc.

Người đứng sau Hòa Minzy

Người đứng sau Hòa Minzy

Xem - nghe - đọc - 2 ngày trước

Cái tên Masew xuất hiện trên tiêu đề MV "Bắc Bling" bên cạnh Hòa Minzy, Xuân Hinh và Tuấn Cry. Tuy nhiên, nam producer bị lu mờ trong khoảng thời gian sản phẩm gây sốt.

Hà Nam: "Combo" mưa rét không ngăn được hàng ngàn khán giả xem show "Thanh âm Thời đại"

Hà Nam: "Combo" mưa rét không ngăn được hàng ngàn khán giả xem show "Thanh âm Thời đại"

Xem - nghe - đọc - 3 ngày trước

Sự cuồng nhiệt của ST Sơn Thạch, Tăng Duy Tân cùng dàn nghệ sĩ trẻ đầy năng lượng đã mang đến một bữa tiệc âm nhạc mãn nhãn, mãn nhĩ, thỏa lòng hàng nghìn khán giả vượt mưa rét đến tham dự "Thanh âm Thời đại" diễn ra tối 29/3 tại Quảng trường Công viên Lễ hội, thuộc đại đô thị Sun Urban City Phủ Lý (Hà Nam).

Hòa Minzy kiếm bao nhiêu tiền từ cú nổ 'Bắc Bling'

Hòa Minzy kiếm bao nhiêu tiền từ cú nổ 'Bắc Bling'

Xem - nghe - đọc - 4 ngày trước

MV "Bắc Bling" của Hòa Minzy sẽ chắc chắn vượt mốc doanh thu một tỷ đồng. Tuy nhiên, rất khó để doanh thu từ YouTube giúp Hòa Minzy hoàn vốn.

Thế hệ trẻ làm mới nhạc Trịnh trong đêm nhạc tưởng nhớ

Thế hệ trẻ làm mới nhạc Trịnh trong đêm nhạc tưởng nhớ

Xem - nghe - đọc - 4 ngày trước

Tối 30/3, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, đêm nhạc hội kỷ niệm 24 năm ngày mất của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã diễn ra với sự tham gia của nhiều thế hệ nghệ sĩ. Chương trình do Nhà hát Nghệ thuật Đương đại Việt Nam tổ chức, thu hút đông đảo khán giả yêu nhạc Trịnh.

Ra mắt cuốn sách song ngữ đầu tiên về lan hài Việt Nam

Ra mắt cuốn sách song ngữ đầu tiên về lan hài Việt Nam

Xem - nghe - đọc - 5 ngày trước

GĐXH - Với hàng nghìn hình ảnh sinh động, cuốn sách song ngữ Việt-Anh của tác giả Chu Xuân Cảnh được coi là cuốn bách khoa thư đầu tiên về các loài lan hài tại Việt Nam.

Top