Ăn vặt, hút thuốc, uống rượu - toàn thói quen xấu khó bỏ: TS Mỹ chỉ 5 bí quyết vàng phá vỡ mọi thói quen tồi tệ
Đang muốn từ bỏ một thói quen xấu mà không biết làm thế nào? Hãy thử 5 bí quyết vàng dưới đây, chúng có thể giúp bạn có lối sống lành mạnh hơn.
Bất cứ ai cũng đều có một thói quen xấu muốn bỏ, cho dù đó là hút thuốc, uống rượu, ngồi quá nhiều, ăn đồ ăn vặt hoặc cắn móng tay.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu về khía cạnh tâm lý học của các thói quen, cách phá vỡ thói quen xấu và xây dựng thói quen lành mạnh hơn.
Thói quen là gì?
Tiến sĩ Joyce Corsica, một nhà tâm lý học sức khỏe tại Trung tâm Y tế Đại học Rush (Mỹ), cho biết: Thói quen là một hoặc nhiều hành vi lặp đi lặp lại thường xuyên đến mức nó trở nên tự động.
Trong khi mọi người thường gọi thói quen là "xấu" hoặc "tốt", Corsica khuyên bạn nên thay đổi quan điểm về thói quen và sử dụng các thuật ngữ sau:
• Thói quen có ích và không có ích
• Thói quen phù hợp hoặc không phù hợp với mục tiêu và giá trị của tôi
Nếu bạn đang tự hỏi liệu mình có nên cố gắng bỏ một thói quen hay không, Corsica khuyên bạn hãy đánh giá xem liệu thói quen đó có góp phần gây ra các vấn đề trong cuộc sống của bạn hay không, bao gồm tác động đến sức khỏe, công việc, hành vi và các mối quan hệ của bạn.
Corsica nói với tờ Insider: "Nhiều người trong chúng ta có những thói quen góp phần gây ra những khó khăn trong cuộc sống. Trong những trường hợp này, bạn nên dành thời gian và năng lượng để phá bỏ thói quen đó".
Mất bao lâu để phá vỡ một thói quen?
Thói quen là một hoặc nhiều hành vi lặp đi lặp lại thường xuyên đến mức nó trở nên tự động.
Có nhiều thông tin trên mạng viết rằng phải mất 21 ngày để phá bỏ một thói quen. Điều này bắt nguồn từ cuốn sách Psycho-cybernetics từ những năm 1960. Cuốn sách được viết bởi bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Maxwell Maltz, người tuyên bố rằng bệnh nhân phải mất khoảng 21 ngày để làm quen với các bộ phận bị thay đổi của cơ thể, cuối cùng biến nó thành thói quen mới.
Khoa học cho rằng thay đổi thói quen thực sự mất nhiều thời gian hơn. Một nghiên cứu nhỏ năm 2009 cho thấy rằng phải mất từ 18 đến 254 ngày để thay đổi thói quen.
Những người tham gia nghiên cứu được yêu cầu kết hợp thói quen ăn, uống hoặc tập thể dục lành mạnh mà họ chọn để đưa vào cuộc sống. Và theo nghiên cứu, trung bình người tham gia phải mất 66 ngày liên tục thực hiện một thói quen trước khi thói quen đó trở thành tự động. Bỏ lỡ một ngày không cản trở quá trình hình thành thói quen Nhưng lặp lại thói quen vào một thời điểm nhất định mỗi ngày cho phép mọi người hình thành thói quen nhanh hơn.
Mặc dù sự nhất quán là chìa khóa để thay đổi thói quen, nhưng hãy biết rằng bạn vẫn có thể quay trở lại những thói quen cũ và phải bắt đầu lại quá trình này. Corsica nói: "Điều quan trọng nhất là phải hiểu rằng thay đổi thói quen là rất khó, đó là một quá trình có những thất bại và cần bạn tiếp tục tiến lên".
5 bí quyết vàng phá vỡ thói quen
Theo một nghiên cứu khác năm 2009, việc kiềm chế bản thân khỏi những thói quen quen thuộc là một cách từ bỏ thói quen không bền vững, và rất có thể sẽ không có kết quả.
Corsica nói: "Điều thú vị là thay đổi thói quen dường như không liên quan đến khái niệm sức mạnh ý chí".
Thay vào đó, để phá bỏ một thói quen thành công, bạn nên tập trung vào những điều sau:
Nhiều người muốn bỏ thuốc nhưng gặp rất nhiều khó khăn và rất dễ tái hút thuốc.
1. Xác định các yếu tố kích hoạt
Corsica nói rằng hãy đánh giá thói quen và lưu ý những gì có thể kích hoạt nó. Ví dụ, bạn có thể hình thành thói quen ăn nhẹ sau khi hoàn thành một nhiệm vụ hoặc khi cảm thấy căng thẳng.
Hiểu được nguyên nhân khiến bạn có những thói quen không lành mạnh sẽ giúp bạn phá bỏ chúng tốt hơn. Suy nghĩ kỹ về các yếu tố kích hoạt là chìa khóa và có thể hữu ích nếu viết chúng ra giấy, nói chuyện với ai đó hoặc đơn giản là ghi nhớ trong đầu.
2. Thay đổi môi trường
Nếu bạn đang muốn bỏ thuốc lá, bạn sẽ khó hút hơn khi không có thuốc lá trong tầm tay, trong không gian sống. Điều chỉnh môi trường để khó thực hiện những thói quen vô ích hơn có thể giúp bạn phá vỡ thói quen.
Nếu bạn hay hút thuốc cùng một người nhất định, có thể hữu ích nếu bạn ít đi chơi với họ hơn hoặc nói rõ ý định của bạn với họ.
3. Tìm một người theo dõi quá trình bỏ thói quen của bạn
Thông báo cho ai đó về quá trình bỏ thói quen của bạn đang diễn ra như thế nào. Áp lực xã hội có thể khiến bạn đi đúng hướng hơn.
Ví dụ, một nghiên cứu năm 2018 cho thấy những người có trách nhiệm giải trình trong việc thiết lập mục tiêu giảm cân sẽ giảm cân nhiều hơn những người không có.
4. Đổi những thói quen vô ích để có được những thói quen hữu ích
Nếu bạn đã quen với việc uống bia vào bữa tối nhưng muốn bỏ thói quen này, bạn có thể đổi bia thành một thứ gì đó tốt cho sức khỏe hơn như nước táo lên men. Thay vì làm gián đoạn thói quen của bạn bằng cách không uống bất cứ thứ gì có ga, bạn có thể thử một lựa chọn thay thế khác tốt hơn.
5. Tự thưởng cho mình
Theo Đại học North Carolina (Mỹ), tự thưởng cho mình giúp não bộ của bạn biết được một thói quen có đáng để ghi nhớ hay không.
Giả sử bạn muốn dành ít thời gian xem ti vi hơn, bạn có thể tự thưởng cho mình một món ăn ngon vì đã dành một khoảng thời gian nhất định để không xem ti vi. Bộ não của bạn sẽ cho rằng việc không xem ti vi mang lại cảm giác dễ chịu, điều giúp tăng khả năng phá vỡ thói quen.
Kết luận
Vì bạn có thể mất khoảng vài tuần hoặc vài tháng để phá bỏ một thói quen, Corsica nói rằng điều quan trọng nhất là đối xử tốt với bản thân và không từ bỏ.
Corsica nói: "Hãy chấp nhận và giải quyết những thách thức, đánh giá khó khăn và phương hướng giải quyết. Mọi người vẫn thay đổi được những thói quen không tốt của họ. Điều đó hoàn toàn khả thi".
Theo Tiếp thị và Doanh nghiệp
(Nguồn: Insider)
Nam thanh niên 25 tuổi bất ngờ hôn mê ở nơi làm việc
Sống khỏe - 1 giờ trướcNam thanh niên 25 tuổi được đưa vào cấp cứu trong tình trạng hôn mê, bất tỉnh, liệt nửa người. Bác sĩ chẩn đoán anh bị đột quỵ, tiên lượng nặng.
Thêm một loại gia vị ngọt thơm giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng quế để giúp ổn định đường huyết, làm giảm lượng đường trong máu, đồng thời tăng độ nhạy insulin.
Ăn nhiều gia vị thực sự không tốt cho sức khỏe? Chuyên gia: Làm được 3 điều sau, cơ thể cảm ơn bạn rất nhiều
Sống khỏe - 3 giờ trướcGia vị là một phần không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên, sử dụng gia vị không đúng cách có thể dẫn đến những nguy cơ sức khỏe tiềm tàng mà không phải ai cũng nhận ra.
Nhập viện sau 15 phút nhờ người nhà tiêm thuốc vào tay
Y tế - 5 giờ trướcSau khi nhờ người nhà tiêm thuốc 15 phút, nữ bệnh nhân phải đi cấp cứu vì khó thở, tức ngực, choáng váng, nôn ói.
Cô gái trẻ đi hút mỡ bụng bị biến chứng nặng nề, phải quỳ gối xin spa giúp đỡ khiến dân mạng xót xa?
Sống khỏe - 18 giờ trướcTheo người đăng tải, cô gái người Trung Quốc này đã gặp biến chứng nặng sau khi đi hút mỡ bụng từ 1 spa giá rẻ.
Người đàn ông ở Hải Dương đi khám vì đau đầu bất ngờ phát hiện hoại tử não, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân từ căn bệnh nguy hiểm này
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị nhiễm nấm đen có biểu hiện liên tục sốt cao, đau nhức mặt, hàm, đau đầu, đã đi khám và điều trị nhiều nơi nhưng không khỏi.
Có nên ăn cơm nguội để tủ lạnh vài ngày?
Sống khỏe - 22 giờ trướcĐể tiết kiệm thực phẩm, không ít người có thói quen cất giữ cơm thừa trong tủ lạnh và nhiều khi để khá lâu; có nên ăn cơm nguội để tủ lạnh vài ngày?
Người phụ nữ 36 tuổi bị ung thư dạ dày vì thường xuyên làm việc này, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đi khám vì có biểu hiện chướng bụng, buồn nôn, đau bụng, cô gái 36 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư dạ dày.
Chụp CT an toàn cho trẻ với công nghệ CT 2560 lát cắt đầu tiên tại BVĐK Hồng Ngọc
Sống khỏe - 1 ngày trướcLần đầu tiên tại Việt Nam, hệ thống CT cao cấp siêu tốc độ Revolution Apex Elite 3.0 cung cấp 2560 lát cắt được BVĐK Hồng Ngọc đưa vào sử dụng giúp giảm tới 96% tác động tia xạ - một bước tiến quan trọng mang đến giải pháp an toàn và chính xác cao cho bệnh nhi trong các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh.
Bình Định ghi nhận 4 ca tử vong do cúm A(H1N1)pdm, Bộ Y tế đề nghị xử lý triệt để, hạn chế lây lan diện rộng
Y tế - 1 ngày trướcTheo Cục Y tế dự phòng, thông tin từ hệ thống giám sát dựa vào sự kiện, tại tỉnh Bình Định (huyện Phù Mỹ và huyện Vĩnh Thạnh) đã ghi nhận 4 trường hợp tử vong do nhiễm cúm A(H1N1)pdm.
Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ bị nhồi máu cơ tim thừa nhận sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp có tiền sử tăng huyết áp và hút thuốc lá nhiều năm.