Áp lực thi cử, nam sinh nhập viện trong tình trạng bụng co cứng như khúc gỗ
GĐXH – Sau khi được làm những xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân được chẩn đoán: Viêm phúc mạc do thủng ổ loét hành tá tràng.
Thủng hành tá tràng, viêm phúc mạc vì áp lực thi cử
Ngày 7/6, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, vừa qua, các bác sĩ Khoa Phẫu thuật Tiêu hóa Gan mật Tụy của bệnh viện đã tiếp nhận và phẫu thuật viêm phúc mạc do thủng ổ loét hành tá tràng cho một nam sinh 15 tuổi.
Cụ thể, bệnh nhân (học sinh lớp 9 đang chuẩn bị thi cuối cấp lên lớp 10), có tiền sử viêm dạ dày tá tràng đã điều trị nội khoa nhiều đợt. Gần đây, lo lắng chuyện thi cử, luyện thi nên đau bụng vùng trên rốn nhiều hơn.

Hình ảnh bệnh nhân bị thủng thủng hành tá tràng do áp lực học hành. Ảnh BVCC
Theo người nhà bệnh nhân, sau một ca học thêm buổi tối, bệnh nhân về nhà thì bị đau bụng dữ dội kèm theo sốt cao nên được đưa đi cấp cứu trong tình trạng có hội chứng nhiễm trùng rõ, bụng đau co cứng như gỗ.
Sau khi được làm những xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân được chẩn đoán: Viêm phúc mạc do thủng ổ loét hành tá tràng. Ngay sau đó, bệnh nhân được các bác sĩ mổ cấp cứu phẫu thuật nội soi khâu lỗ thủng ổ loét hành tá tràng, lau rửa, dẫn lưu ổ bụng.
Trải qua 5 ngày điều trị bệnh nhân được xuất viện nhưng vẫn phải tiếp tục điều trị thuốc và theo dõi khám lại.
Điều đáng nói, trước đó, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận khám chữa nhiều trường hợp học sinh mắc căn bệnh này, đặc biệt có những trường hợp đã xảy ra biến chứng nặng.
Theo các bác sĩ, viêm loét dạ dày - tá tràng là căn bệnh xuất phát từ tổn thương của lớp niêm mạc - lớp lót trong cùng của dạ dày hoặc tá tràng bị bào mòn. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, loét sẽ khoét sâu xuống các lớp bên dưới thành dạ dày gây các biến chứng như thủng, chảy máu, hẹp môn vị, ung thư hóa...
Nguyên nhân gây bệnh được kể đến như: lạm dụng thuốc lá, bia rượu; ăn uống, sinh hoạt thiếu điều độ, căng thẳng tâm lí (stress)... Điều này lí giải việc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng trước đây thường gặp ở độ tuổi trưởng thành.
Tuy nhiên, căn bệnh này càng ngày càng trẻ hóa, xuất hiện ở lứa tuổi học đường do áp lực học hành, thi cử đặc biệt thời điểm cuối năm học.
Với trường hợp bệnh nhân trên, thủng ổ loét là biến chứng nặng nề của bệnh loét dạ dày tá tràng và là hậu quả của mất cân bằng giữa các yếu tố tấn công (acid, pepsin) và hệ thống bảo vệ niêm mạc của dạ dày, tá tràng.
Hàng năm trên thế giới có khoảng 4 triệu người mắc, chiếm 1,5-3% dân số thế giới, tỉ lệ biến chứng của loét dạ dày, tá tràng khoảng 10-20%, trong đó biến chứng thủng chiếm 2-14%.
Thủng ổ loét hành tá tràng có thể gặp bất cứ thời gian nào trong năm nhưng hay gặp về mùa đông xuân, là lúc giao thời. Thủng ổ loét dạ dày - tá tràng phát hiện và xử trí muộn có tỷ lệ tử vong từ 2,5-10%. Ở bệnh nhân già yếu tỷ lệ tử vong lên đến 30%.
Nhận diện cơn đau dạ dày - tá tràng
Các bác sĩ nhận định, với trẻ em ở lứa tuổi học đường, cha mẹ và người thân cần sớm nhận biết dấu hiệu căng thẳng, lo âu, thậm chí sợ hãi của trẻ như: mệt mỏi, hay hồi hộp, lo lắng, vã mồ hôi, khó chịu, bồn chồn, rối loạn cảm xúc (cáu giận, bực bội, phản ứng thái quá trước những việc bình thường), ăn ngủ kém, hay đau bụng đi ngoài mỗi khi căng thẳng...
Khi đã có viêm loét dạ dày trẻ sẽ có những cơn đau bụng trên rốn hoặc quanh rốn âm ỉ, giống như rối loạn tiêu hóa nên cha mẹ thường chủ quan tự chữa bằng men tiêu hóa, tẩy giun… do đó nhiều khi bệnh chỉ được phát hiện khi đã biến chứng. Ngoài ra, trẻ còn có thể buồn nôn, nôn, ợ hơi, ợ chua…
Để giúp trẻ tránh áp lực, căng thẳng cha mẹ cần giúp con có kế hoạch học tập hợp lý, tránh dồn khối lượng lớn trước kỳ thi, có thời gian xen kẽ nghỉ ngơi, thư giãn, vận động thể chất. Ăn uống khoa học, hợp vệ sinh, sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya.
Động viên, khuyến khích tạo tâm trạng thoải mái cho trẻ, không đòi hỏi kết quả vượt quá xa năng lực thực tế của trẻ. Không trách mắng, xúc phạm trẻ khi kết quả không đạt được như kì vọng...
Ép con chọn sai nghề lận đận cả đời nhiều phụ huynh mắc phải

Nếu bạn muốn sống lâu hơn sau 60 tuổi, cần tuân thủ 7 điều 'lười biếng' này
Sống khỏe - 1 giờ trướcGĐXH - 7 điều "lười biếng" này thực chất là một thái độ sống chứa đựng trí tuệ sâu sắc và tôn trọng, quan tâm đến sức khỏe.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.

Mẹ hiến tạng cứu sống con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân suy thận được ghép thận trái từ người cho là mẹ ruột, đồng thời cắt bỏ thận phải tận gốc để ngăn ngừa nguy cơ ung thư hóa do đột biến gen.

Bé gái hơn 2 tuổi nhập viện gấp do tai nạn tại nhà hay gặp ở trẻ nhỏ
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, gói thuốc mà trẻ uống được xác định là thuốc diệt nấm chứa hoạt chất Hexaconazole – một loại thuốc sinh học dạng lỏng có thể gây ngộ độc ở trẻ nhỏ nếu uống nhầm với liều lượng lớn.

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh dẫn đầu về chất lượng ở khối y tế tư nhân tại Hà Nội và TPHCM
Sống khỏe - 15 giờ trướcSở Y Tế Hà Nội và TPHCM vừa công bố Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội dẫn đầu về chất lượng trong khối bệnh viện công lập và tư nhân, còn Tâm Anh TPHCM đứng đầu khối tư nhân và thứ 3 ở cả 2 khối.

Bà bầu 26 tuổi ở Bắc Ninh phát hiện bị cường giáp thai kỳ từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Mẹ và bé - 17 giờ trướcGĐXH - Thai phụ bị cường giáp thoáng qua đến khám với triệu chứng nôn nghén nhiều, gầy sụt 2kg/ 2 tháng, hồi hộp trống ngực…

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn
Y tế - 19 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi, cơ lực bằng 0, mất phản xạ, kèm suy hô hấp nặng do liệt cơ hô hấp.

Người đàn ông 33 tuổi phải cắt bỏ thực quản vì làm 1 việc sai lầm này trong lúc say rượu
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Trong một lần say rượu, anh T. vô tình uống nhầm hóa chất, gây bỏng thực quản nặng không thể phục hồi. Các bác sĩ đã tiến hành nội soi cắt thực quản và tạo hình lại bằng dạ dày.

6 dấu hiệu 'thầm lặng' cảnh báo học sinh đang thiếu hụt dinh dưỡng
Mẹ và bé - 23 giờ trướcThiếu hụt dinh dưỡng ở học sinh là tình trạng phổ biến nhưng lại thường bị bỏ qua, do các dấu hiệu thường không rõ ràng, diễn tiến âm thầm. Nếu không được nhận diện và can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.

Nắng nóng gay gắt, thận trọng với những dấu hiệu này kẻo đi viện không kịp
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, sốc nhiệt trong mùa nắng nóng là một tình trạng cấp cứu y tế. Việc chậm trễ trong xử trí có thể khiến người bệnh bị tổn thương não, các cơ quan nội tạng, thậm chí tử vong.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm
Y tếGĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.