Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bà Mandeep Janeja, Quyền Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam: Ai cũng được bình đẳng

GiadinhNet - Giảm bất bình đẳng và nâng cao điều kiện sống cho người dân hiện tại và cho những thế hệ tương lai đòi hỏi phải có cách suy nghĩ mới và sự hợp tác toàn cầu mà trước đây chưa từng hiện hữu.

"Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) phát động chiến dịch toàn cầu với chủ đề "Hành động 7 tỷ người" nhằm hướng mọi người suy nghĩ tới ý nghĩa của thế giới với 7 tỷ người và đưa ra lời kêu gọi hành động trong việc giải quyết những vấn đề đang ảnh hưởng tới cuộc sống của tất cả chúng ta". Bà Mandeep Janeja, Quyền Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam cho biết nhân Ngày Dân số Thế giới 11/7 năm nay.
 
Mô hình truyền thông tư vấn chăm sóc SKSS cho thanh niên thu hút rất nhiều bạn trẻ tham gia. Ảnh: Dương Ngọc

Gia tăng thách thức

Xin bà cho biết, Ngày Dân số Thế giới năm nay tập trung vào các vấn đề dân số quan trọng nào?

- UNFPA đã lựa chọn 7 chủ đề chính cho Chiến dịch toàn cầu Thế giới 7 tỷ người: 1) Nghèo và bất bình đẳng: Phá vỡ vòng luẩn quẩn. 2) Phụ nữ và trẻ em gái: Trao quyền và Tiến bộ. 3)Thanh niên: Rèn luyện cho tương lai. 4) Sức khỏe sinh sản và các quyền: Thực tế của cuộc sống. 5) Môi trường: Hành tinh khỏe mạnh, con người khỏe mạnh. 6) Già hóa dân số: Một thách thức chưa từng có. 7) Đô thị hóa: Lập kế hoạch để tăng trưởng.
 
Thế giới 7 tỷ người đang đứng trước những cơ hội song cũng đầy thách thức. Theo bà, mỗi quốc gia cũng như toàn cầu cần phải làm gì để vượt qua những thách thức?

- Cột mốc 7 tỷ người vừa là cơ hội song cũng đầy thách thức. Với tốc độ tăng hiện tại, mỗi năm dân số toàn cầu sẽ tăng thêm khoảng 78 triệu người. Mức tăng này sẽ làm tăng nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên và tạo ra những áp lực ngày càng lớn cho hành tinh của chúng ta.
 
Hầu như sự tăng trưởng dân số (97%) đều diễn ra tại các quốc gia kém phát triển. Khoảng cách giàu nghèo đang ngày càng gia tăng. Chưa bao giờ lại có nhiều người trở nên dễ bị tổn thương với các vấn đề như mất an ninh lương thực, thiếu nước và thiên tai đến như vậy! Trong khi đó, các nước giàu có và các nước có thu nhập trung bình lại đang lo lắng về tỷ lệ sinh thấp, suy giảm và già hóa dân số.

Năm 1994, chính phủ của 179 quốc gia đã có mặt tại Cairo (Ai Cập) để tham dự hội nghị quốc tế có tính chất lịch sử về dân số và phát triển. Các quốc gia đã thống nhất rằng trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái chính là một bước đi quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo và ổn định sự tăng trưởng dân số. Tuy nhiên, ước tính rằng hiện vẫn có 215 triệu phụ nữ ở các nước kém phát triển có nhu cầu sử dụng các biện pháp tránh thai nhưng họ lại chưa tiếp cận với các biện pháp tránh thai hiện đại.
 
Hàng ngày có hàng ngàn phụ nữ tử vong do các biến chứng khi sinh hoặc trong thời gian mang thai. Các ca tử vong này hoàn toàn có thể ngăn chặn được nếu phụ nữ và các cặp vợ chồng được cung cấp đầy đủ thông tin, dịch vụ sức khỏe sinh sản, bao gồm cả thông tin và dịch vụ kế hoạch gia đình. Chúng ta có thể đảm bảo rằng mỗi trẻ sinh ra đều là mong muốn và mỗi lần sinh đều an toàn. Và như vậy chúng ta hoàn toàn có thể giảm nghèo.

Đầu tư cho thanh niên - động lực phát triển

Trong bối cảnh đó Liên Hợp Quốc đưa ra dự báo gì về bức tranh dân số thế giới trong vòng 10 - 20 năm nữa, thưa bà?

- Tổng tỷ suất sinh trên toàn thế giới đã giảm gần một nửa trong vòng 50 năm qua: Từ 5 con trên một phụ nữ vào năm 1950 xuống còn 2,5 con trên một phụ nữ trong giai đoạn 2010-2015. Tuy nhiên, còn có sự khác biệt lớn giữa các quốc gia. Nếu chỉ nhìn vào tỷ lệ trên toàn cầu thì không thấy được sự khác biệt lớn giữa các quốc gia. Nhật Bản, hầu hết các quốc gia châu Âu, Singapore và Nga có tỷ suất sinh là 1,5 con trên một phụ nữ hoặc thấp hơn, trong khi tỷ suất sinh ở Afghanistan và nhiều nước châu Phi là 5,0 hoặc cao hơn. Nếu sự khác biệt này tiếp tục kéo dài, nó có thể mang lại những thay đổi đáng kể cho toàn thế giới.

Hiện nay tỷ lệ tăng trưởng dân số dường như chậm lại. Tuy nhiên một số lượng lớn dân số đang trong độ tuổi sinh sản với con số 3,7 tỷ người. Điều này có nghĩa là dân số thế giới sẽ còn tiếp tục gia tăng trong một vài thập kỷ tới. Thời điểm mà chúng ta đạt 1 tỷ người tiếp theo và các mốc thời gian sau đó sẽ phụ thuộc vào quyết định chính sách, tài chính hiện hành về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, tiếp cận với dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, giáo dục dành cho trẻ em gái và tạo thêm nhiều cơ hội cho phụ nữ.

Nhóm người dưới 25 tuổi chiếm 43% dân số thế giới, nhưng ở các nước kém phát triển, tỷ lệ này lên tới 60%. Vì họ sẽ trở thành các bậc cha mẹ và giáo viên của các thế hệ sau này nên sự lựa chọn của họ sẽ xác định các xu hướng dân số trong tương lai. Đầu tư cho thanh niên chính là cách thức tạo ra động lực để thúc đẩy phát triển.

Nỗ lực vì cuộc sống của người dân

Bà đánh giá như thế nào về công tác DS-KHHGĐ của Việt Nam trong bối cảnh dân số toàn cầu hiện nay? Việt Nam cần làm gì để có thể phát triển dân số bền vững?

- Kết quả của cuộc Tổng Điều tra dân số và Nhà ở năm 2009 cho thấy, mức tăng trưởng dân số trung bình hàng năm đã giảm liên tục trong nhiều năm qua. Trên thực tế, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã ở dưới mức sinh thay thế và đạt 2,03 con trên một phụ nữ. Giảm mức sinh cũng góp phần giúp cho toàn xã hội, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái được tiếp cận chăm sóc y tế, giáo dục, việc làm và các dịch vụ xã hội khác một cách hiệu quả, thuận tiện hơn.

Do tỷ lệ sinh giảm qua nhiều năm, tuổi thọ trung bình tăng lên nên cơ cấu tuổi của dân số Việt Nam đã và sẽ thay đổi nhanh trong thời gian tới. Tỷ trọng trẻ em dưới 15 tuổi giảm xuống dưới 30% và tỷ trọng người già từ 65 tuổi trở lên ở mức dưới 15% trong tổng dân số. Với sự thay đổi cơ cấu dân số này, Việt Nam đang bước vào thời kỳ "cơ cấu dân số vàng" với cơ hội "duy nhất" của mỗi quốc gia để có được "nguồn nhân lực dồi dào". Tuy nhiên, thời kỳ "cơ cấu dân số vàng này" có thể tạo ra những thách thức về việc làm và an sinh xã hội trong tương lai nếu lực lượng lao động trẻ không được trang bị về trình độ học vấn, đào tạo tay nghề và các cơ hội nghề nghiệp. Nếu giải quyết tốt được những thách thức này sẽ giúp đảm bảo được cuộc sống phồn thịnh cho toàn xã hội.

Trong khi đó, đất nước cũng cần chuẩn bị tốt cho vấn đề già hóa dân số và đối mặt với sự tăng nhanh bất thường của tỷ số giới tính khi sinh. Các số liệu cho thấy di cư trong nước cũng là một thách thức khác cho quốc gia trong những thập kỷ gần đây. Tổng số người di cư trong nước trong vòng 5 năm trước thời điểm điều tra năm 2009 tăng lên 6,7 triệu người. Di cư từ nông thôn ra thành thị góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hóa vì thế gây áp lực đối với hệ thống cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội...
 
Xin bà cho biết, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc sẽ làm gì để giúp Việt Nam có giải pháp phù hợp và kế hoạch phát triển tốt nhất vì sức khỏe hạnh phúc của người dân?

- Trong khuôn khổ một kế hoạch cho giai đoạn 2012 - 2016, UNFPA cùng với các tổ chức Liên Hợp Quốc khác đang triển khai nhằm hỗ trợ chính phủ Việt Nam ba lĩnh vực chính: 1) Tăng trưởng bền vững, công bằng cho tất cả mọi người; 2) Tiếp cận dịch vụ cần thiết và bảo trợ xã hội có chất lượng;  3) Quản lý nhà nước và sự tham gia. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các bộ, ban, ngành có liên quan cấp trung ương, quốc hội, các tổ chức quần chúng, xã hội dân sự và một số tỉnh, thành nhằm giúp Việt Nam trong việc xây dựng và thực hiện chính sách, chiến lược nhằm cải thiện cuộc sống của người dân. 

- Cảm ơn bà về cuộc trò chuyện!  
 
Bà Mandeep Janeja - Quyền Trưởng đại diện UNFPA tại
Việt Nam.
7 tỷ người - Lời kêu gọi hành động:

Giảm bất bình đẳng và nâng cao điều kiện sống cho người dân hiện tại và cho những thế hệ tương lai đòi hỏi phải có cách suy nghĩ mới và sự hợp tác toàn cầu mà trước đây chưa từng hiện hữu. Đây là thời điểm chúng ta cần phải hành động.

Trong một thế giới 7 tỷ người, tất cả chúng ta cùng chung sống trong thế giới đó và cần dựa vào nhau để cùng chung sống. Khi chúng ta tiến dần tới thời khắc thế giới 7 tỷ người, mỗi người trong số chúng ta đều có một vai trò và vị trí bình đẳng tại thời điểm quan trọng này. Những hành động tưởng chừng như nhỏ bé của mỗi cá nhân chúng ta nếu được nhân rộng trên toàn thế giới sẽ tạo nên những thay đổi to lớn theo cấp số nhân.

Hà Anh (Thực hiện)
hoahue
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Phụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh.

Top