Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ba tỉnh đầu tiên sáp nhập đơn vị hành chính để giảm 1 huyện, 53 xã

Thứ ba, 14:52 23/07/2024 | Thời sự

100 thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của các tỉnh Nam Định, Sóc Trăng, Tuyên Quang.

Hàng nghìn cán bộ dôi dư

Báo cáo tờ trình của Chính phủ tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, tại Nam Định, sáp nhập huyện Mỹ Lộc và thành phố Nam Định theo diện khuyến khích; còn cấp xã có 77/226 đơn vị thực hiện sắp xếp.

Ngoài ra, tỉnh còn đề nghị thành lập 2 phường (Nam Phong, Nam Vân) trên cơ sở nguyên trạng 2 xã thuộc thành phố Nam Định. Như vậy, Nam Định thực hiện sắp xếp 79 ĐVHC cấp xã.

Sau khi nhập huyện Mỹ Lộc vào thành phố Nam Định, tỉnh giảm 1 huyện (Mỹ Lộc) còn 9 ĐVHC cấp huyện gồm 8 huyện và 1 thành phố.

Sắp xếp đối với 79 ĐVHC cấp xã, Nam Định giảm từ 226 xuống 175 ĐVHC cấp xã (146 xã, 14 phường, 15 thị trấn), giảm 51 đơn vị.

Ba tỉnh đầu tiên sáp nhập đơn vị hành chính để giảm 1 huyện, 53 xã - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: QH

Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho hay, sau khi sắp xếp ĐVHC cấp huyện, Nam Định dôi dư 56 người. Với ĐVHC cấp xã, sau sắp xếp dôi dư 1.060 người (732 cán bộ, công chức và 328 người hoạt động không chuyên trách).

Nam Định đã có phương án, lộ trình từng năm, đến tháng 9/2029 sẽ hoàn thành việc giải quyết chế độ, chính sách cho các cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách dôi dư.

Ngoài ra, sau sắp xếp, Nam Định dôi dư 39 trụ sở và đã có phương án giải quyết trong thời hạn 3 năm.

Với tỉnh Tuyên Quang, nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Hồng Lạc với xã Vân Sơn để thành lập xã Hồng Sơn (mới) thuộc huyện Sơn Dương. Từ đó giảm 1 xã và giữ nguyên 7 ĐVHC cấp huyện.

Sau sắp xếp, Tuyên Quang dôi dư 24 người và có lộ trình giải quyết trong năm 2024 và 2025. Với trụ sở dôi dư là trạm y tế xã Hồng Lạc, sẽ giải quyết theo quy định.

Tại tỉnh Sóc Trăng có huyện Cù Lao Dung thuộc diện sắp xếp trong giai đoạn 2023-2025 nhưng có yếu tố đặc thù nên tỉnh đề nghị không thực hiện sắp xếp.

Đối với ĐVHC cấp xã, Sóc Trăng nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của phường 1 với phường 9 để thành lập phường 1 (mới) thuộc thành phố Sóc Trăng, giảm 1 phường, còn 108 ĐVHC cấp xã (80 xã, 16 phường, 12 thị trấn).

Sau sắp xếp, tỉnh dôi dư 18 người và đã có kế hoạch giải quyết trong năm 2024 và 2025; 4 trụ sở dôi dư cũng sẽ được xử lý theo đúng quy định.

Tránh tình trạng trụ sở làm việc trở thành nơi bỏ không

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban cơ bản tán thành với các phương án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã và phương án kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách tại các ĐVHC của 3 tỉnh trên.

Ba tỉnh đầu tiên sáp nhập đơn vị hành chính để giảm 1 huyện, 53 xã - Ảnh 2.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng. Ảnh: QH

Cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ chỉ đạo các tỉnh Nam Định, Sóc Trăng, Tuyên Quang quan tâm đến việc sắp xếp, bố trí các chức danh cán bộ chủ chốt, ổn định tổ chức bộ máy và tiếp tục rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn ĐVHC thực hiện sắp xếp.

Các tỉnh cũng cần kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân; tạo thuận lợi nhất cho tổ chức, cá nhân trong việc thay đổi con dấu, giấy tờ; rà soát, xác định rõ những chính sách, đối tượng sẽ bị tác động, ảnh hưởng trực tiếp để có kế hoạch, lộ trình thực hiện phù hợp, bảo đảm quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người dân và doanh nghiệp, ổn định đời sống của nhân dân.

Ông Tùng cho biết, Ủy ban Pháp luật đã biểu quyết, đa số ý kiến nhất trí đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết.

Về phần mình, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, Chính phủ cần đánh giá kỹ ý kiến dư luận nói về việc sắp xếp vừa qua. Cụ thể là tình trạng một số đơn vị hành chính sau khi nhập lại, trụ sở, cơ quan cũ cần tính toán thanh lý như thế nào để không lãng phí.

“Thực tế sau sắp xếp vừa qua có nhiều trụ sở xã, phường còn để trống, chưa sử dụng, thanh lý. Việc này phải tính toán, không để các trụ sở này bỏ trống nhiều năm”, ông nói.

Ba tỉnh đầu tiên sáp nhập đơn vị hành chính để giảm 1 huyện, 53 xã - Ảnh 3.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Ảnh: QH

Ông Trần Thanh Mẫn cũng yêu cầu phải đi khảo sát cụ thể từng xã, huyện. “Các đồng chí tăng cường đi khảo sát, nắm tình hình nhiều hơn. Thà làm chậm mà chắc để tạo đồng thuận trong cán bộ, đảng viên, nhân dân”, ông nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu quan tâm đến sắp xếp tổ chức bộ máy; giải quyết chính sách với cán bộ dôi dư, làm tốt công tác tư tưởng, đặc biệt là với các chức danh chủ chốt ở cơ sở để ổn định bộ máy, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc và bầu cử ĐBQH, HĐND khóa tới.

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao Chính phủ, các bộ ngành, địa phương đã chuẩn bị hồ sơ, tờ trình đầy đủ, đảm bảo đúng quy định.

Ông đề nghị Chính phủ khẩn trương chỉ đạo các địa phương chuẩn bị đề án để gửi Bộ Nội vụ thẩm định, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tháng 8.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tin sáng 8/9: Ấm áp tình người trong bão; Ứng viên phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2024 là ai?

Tin sáng 8/9: Ấm áp tình người trong bão; Ứng viên phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2024 là ai?

Thời sự - 12 phút trước

GĐXH - Dù đoạn clip chỉ dài 13 giây nhưng việc người đi xe máy được giúp qua cầu an toàn tạo nên một hình ảnh đẹp, ấm lòng trong gió bão; Theo công bố của Hội đồng Giáo sư Nhà nước, ứng viên phó giáo sư trẻ nhất năm nay sinh năm 1992.

Bộ Công thương: Khẩn trương khắc phục các sự cố hệ thống lưới điện, cấp điện trở lại ngay sau khi bão đi qua

Bộ Công thương: Khẩn trương khắc phục các sự cố hệ thống lưới điện, cấp điện trở lại ngay sau khi bão đi qua

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Công điện hoả tốc số 6814/CĐ-BCT ngày 7/9/2024 của Bộ Trưởng Công Thương yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia và Sở Công thương 28 tỉnh ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 để sớm cung cấp điện trở lại.

Bão số 3 về đến Hà Nội, gió giật ầm ầm, mưa ngập úng nhiều khu vực

Bão số 3 về đến Hà Nội, gió giật ầm ầm, mưa ngập úng nhiều khu vực

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Tâm bão số 3 đã đến Thủ đô Hà Nội, sức gió mạnh nhất cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12.

Video: Bão số 3 quần thảo, mái tôn, tường kính bị cuốn bay rơi lả tả

Video: Bão số 3 quần thảo, mái tôn, tường kính bị cuốn bay rơi lả tả

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - Do ảnh hưởng của mưa bão, rất nhiều cửa kính, mái tôn bị cuốn bay để lại cảnh tượng hoang tàn và nguy hiểm.

Ấm lòng hình ảnh nhiều tài xế ô tô đi chậm dìu xe máy vượt gió bão Yagi

Ấm lòng hình ảnh nhiều tài xế ô tô đi chậm dìu xe máy vượt gió bão Yagi

Thời sự - 12 giờ trước

Thấy người đi xe máy di chuyển khó khăn, nhiều tài xế ô tô đã đi chậm trên cầu Nhật Tân (Hà Nội) để che chắn mưa giông gió giật từ bão Yagi, giúp đoàn xe máy lưu thông an toàn.

Ứng phó bão số 3: Chủ tịch UBND TP Hà Nội khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà để tránh thiệt hại về người

Ứng phó bão số 3: Chủ tịch UBND TP Hà Nội khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà để tránh thiệt hại về người

Thời sự - 14 giờ trước

GĐXH - Ngày 7/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh khuyến cáo người dân thành phố không ra khỏi nhà để tránh rủi ro, thiệt hại về người, trước khi bão số 3 đang di chuyển qua Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Hà Nội: Dừng tàu điện, xe buýt để đảm bảo an toàn khi bão số 3 đổ bộ

Hà Nội: Dừng tàu điện, xe buýt để đảm bảo an toàn khi bão số 3 đổ bộ

Thời sự - 14 giờ trước

GĐXH - Chiều 7/9, do ảnh hưởng của bão số 3, 2 tuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - Cầu Giấy sẽ dừng chạy. Các tuyến xe buýt trên địa bàn Hà Nội sẽ chạy nốt đến điểm cuối trước khi dừng hẳn để tránh bão.

Bão số 3 sắp vào Hà Nội, tiểu thương vội vã thu dọn gánh hàng, trở về nhà an toàn tránh bão

Bão số 3 sắp vào Hà Nội, tiểu thương vội vã thu dọn gánh hàng, trở về nhà an toàn tránh bão

Thời sự - 15 giờ trước

GĐXH - Trước khi cơn bão số 3 đi qua địa phận Hà Nội và các tỉnh lân cận, nhiều tiểu thương đã nhanh chóng thu dọn gánh hàng, trở về nhà an toàn để tránh bão.

Bão số 3 vừa đổ bộ, Quảng Ninh đã ghi nhận nhiều thiệt hại

Bão số 3 vừa đổ bộ, Quảng Ninh đã ghi nhận nhiều thiệt hại

Thời sự - 15 giờ trước

Theo ghi nhận ban đầu sau khi bão số 3 đổ bộ, tại Quảng Ninh đã có nhiều ngôi nhà bị tốc mái, cây gãy đổ la liệt, tàu bị chìm, nhiều khu vực mất điện và sóng di động...

Bão số 3 giảm cấp đã vào vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng, sức phá hoại vẫn cực kỳ lớn

Bão số 3 giảm cấp đã vào vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng, sức phá hoại vẫn cực kỳ lớn

Thời sự - 17 giờ trước

GĐXH - Bão số 3 đã giảm xuống cấp 13, không còn là siêu bão khi vào vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng, nhưng sức tàn phá vẫn ở thang cảnh báo cao nhất.

Top