Bắc Giang: Đẩy mạnh hoạt động truyền thông chuyên biệt về chăm sóc SKSS
GiadinhNet - Ngay trong năm đầu tiên triển khai mô hình, Bắc Giang đã từng bước phấn đấu đáp ứng nhu cầu tìm hiểu kiến thức, cung cấp dịch vụ DS - KHHGĐ cho vị thành niên, thanh niên, góp phần giảm tình trạng mang thai ngoài ý muốn và nâng cao chất lượng dân số.
CLB DS-SKSS giúp vị thành niên, thanh niên tiếp cận được nhiều thông tin và kiến thức hữu ích về sức khỏe sinh sản. Ảnh: B.G
Thành lập các CLB Dân số tại các doanh nghiệp
Bắc Giang triển khai kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho vị thành niên/thanh niên (VTN/TN) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020” tập trung vào 3 mô hình truyền thông chuyên biệt: Mô hình truyền thông cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho thanh niên lao động tại các khu/cụm công nghiệp; mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; mô hình truyền thông về dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho VTN/TN trong trường học.
Trong năm 2018, thực hiện mô hình truyền thông cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho thanh niên lao động tại các khu/cụm công nghiệp, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bắc Giang triển khai các hoạt động chính gồm: Tuyên truyền tháng công nhân bằng hàng chục băng rôn, khẩu hiệu vượt đường tại các khu/cụm công nghiệp… Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cũng phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, Liên đoàn Lao động và Trung tâm DS-KHHGĐ các huyện Việt Yên, Hiệp Hòa, Tân Yên và TP Bắc Giang tổ chức 12 cuộc truyền thông, cung cấp thông tin về dân số, sức khỏe sinh sản (SKSS) và KHHGĐ cho hơn 1.000 công nhân là thanh niên lao động. Đồng thời thành lập 5 câu lạc bộ (CLB) DS-SKSS tại 5 doanh nghiệp đóng trên địa bàn của 5 địa phương trên.
CLB DS-SKSS được thành lập tại các doanh nghiệp đã thu hút sự tham gia của 150 thành viên là cán bộ công đoàn, cán bộ y tế, đoàn thanh niên và các tổ trưởng công đoàn. Hoạt động của các CLB nhằm tập hợp nhóm đối tượng là đoàn viên công đoàn, công nhân lao động vào sinh hoạt với nội dung về DS/SKSS/KHHGĐ và các vấn đề có liên quan, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, đảm bảo lợi ích của các thành viên, cộng đồng và xã hội. CLB có nhiệm vụ tập hợp các đối tượng đến sinh hoạt định kỳ để phổ biến, tuyên truyền, giáo dục các nội dung về DS/SKSS/KHHGĐ và các vấn đề có liên quan. Giới thiệu, hướng dẫn sử dụng và cung cấp các dụng cụ, phương tiện tránh thai cho người lao động, đặc biệt là thanh niên. Thu thập và giải đáp các vấn đề về DS/SKSS/KHHGĐ cho hội viên. Thông qua hoạt động của CLB giúp hội viên và công nhân lao động trong doanh nghiệp nâng cao nhận thức và thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, Nhà nước về DS/SKSS/KHHGĐ, đồng thời có được các kỹ năng sống cần thiết để thực hiện việc bảo vệ, chăm sóc SKSS cho mình.
Ngay sau lễ ra mắt, các CLB được Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh trao các sản phẩm truyền thông để hoàn thiện các phòng tư vấn SKSS/KHHGĐ trong doanh nghiệp gồm tủ truyền thông phương tiện tránh thai, pano, poster, tờ rơi, sách lật phục vụ cho hoạt động tuyên truyền, tư vấn về DS/SKSS/KHHGĐ.
Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng quản lý, điều hành hoạt động CLB, nâng cao năng lực cho Ban Chủ nhiệm CLB và hội viên để họ trở thành tuyên truyền viên và giáo dục viên đồng đẳng trong lĩnh vực DS/SKSS/KHHGĐ cho nhóm đối tượng là công nhân lao động trong doanh nghiệp.
Đẩy mạnh mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân
Mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân tiếp tục được duy trì và phát huy hiệu quả hoạt động. Giai đoạn 2010 - 2016, mô hình được triển khai tại 60/230 xã, phường, thị trấn. Năm 2018, mô hình được mở rộng thêm ở 40 xã. Tại các địa bàn triển khai mô hình, Trung tâm DS-KHHGĐ phối hợp với Phòng GD&ĐT các huyện/thành phố thực hiện các hoạt động: Kiện toàn, duy trì hoạt động và thành lập mới các CLB DS-SKSS trong trường THCS; tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân cho hàng nghìn lượt thành viên, khám sức khỏe tiền hôn nhân cho 1.300 VTN/TN là đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo; truyền thông cung cấp thông tin về DS/SKSS/KHHGĐ và các dịch vụ chăm sóc SKSS vị thành niên cho 6.600 cha mẹ có con trong độ tuổi vị thành niên. Chi cục DS-KHHGĐ tổ chức 50 cuộc tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân cho thành viên các CLB DS-SKSS tại khu/cụm công nghiệp, nhà trọ công nhân và thành viên các CLB DS-SKSS tại 8 trường THPT thuộc 2 huyện Hiệp Hòa và Việt Yên.
Mô hình truyền thông về dân số, chăm sóc SKSS cho VTN/TN trong trường học (còn gọi là mô hình sinh hoạt ngoại khóa về kiến thức dân số - sức khỏe VTN/TN) năm 2018 được triển khai với những hoạt động trọng điểm: Thành lập 36 CLB DS-SKSS trong 12 trường THPT thuộc các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Tân Yên với sự tham gia của gần 1.500 em học sinh và các thày cô giáo phụ trách mô hình. Bước vào năm học 2018 - 2019, 200 thành viên Ban Chủ nhiệm được Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh tập huấn trang bị kiến thức, kỹ năng quản lý, điều hành hoạt động CLB; các nhà trường được tiếp nhận các sản phẩm truyền thông cho Góc thân thiện là hệ thống pano đồng bộ, poster, tờ rơi, sách lật, sách tư vấn tiền hôn nhân, sách nhỏ VTN/TN - những điều cần biết, loa cầm tay phục vụ hoạt động tuyên truyền, tư vấn về kiến thức dân số - sức khỏe VTN/TN. Đồng hành cùng con bước qua tuổi vị thành niên tươi đẹp, Hội cha mẹ học sinh của các trường cũng được tham gia vào các cuộc truyền thông cung cấp thông tin về dân số - sức khỏe VTN/TN và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe VTN/TN do Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh tổ chức tại trường. Hàng nghìn em học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa lý thú và bổ ích qua các Hội thi giao lưu tìm hiểu kiến thức dân số - sức khỏe VTN/TN do Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh phối hợp với Sở GD&ĐT, các cụm trường tổ chức.
B.Giang – T.Phong
10 mẹo đối phó với những khó chịu thời kỳ mãn kinh
Dân số và phát triển - 19 phút trướcThời kỳ mãn kinh thường mang lại rất nhiều vấn đề ảnh hưởng tới chất lượng sống của chị em. Tham khảo một số mẹo giúp vượt qua giai đoạn mãn kinh một cách nhẹ nhàng.
Nâng cao kỹ năng truyền thông về người cao tuổi ở Nghệ An
Dân số và phát triển - 20 giờ trướcGĐXH - Buổi tập huấn có hơn hơn 500 viên chức, dân số cấp huyện, cấp xã trên địa bàn Nghệ An sẽ cung cấp cho người làm công tác dân số một số chính sách chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi; truyền thông các nội dung liên quan đến sức khoẻ cho người cao tuổi...
5 lợi ích của cà phê đối với sức khỏe tình dục nam giới
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcNgoài việc cung cấp năng lượng, cà phê còn mang lại nhiều lợi ích khác như có thể cải thiện tình dục cho nam giới.
Hạn chế đau lưng sau sinh mổ
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcĐau lưng sau sinh mổ là tình trạng hay gặp. Nếu chủ quan không điều trị để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
7 lời khuyên giúp mẹ bầu chuyển dạ dễ dàng hơn
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNhiều mẹ bầu lo lắng, căng thẳng trước khi chuyển dạ, kể cả những phụ nữ đã từng sinh con. Dưới đây là 7 lời khuyên giúp mẹ bầu có thể làm để quá trình chuyển dạ dễ dàng và suôn sẻ hơn.
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcTỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.
Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...
Ung thư buồng trứng có chữa được không?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcUng thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?
Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.