Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bác sĩ gan mật chia sẻ 3 cách phát hiện ung thư gan

Chủ nhật, 08:00 16/09/2018 | Sống khỏe

Ung thư gan là 1 trong 3 bệnh ung thư hàng đầu ở nam giới tại Việt Nam và có tiên lượng tử vong cao. Nếu bệnh nhân được phát hiện sớm thì cơ hội điều trị tốt hơn nên việc đi khám sức khoẻ là vô cùng cần thiết.

TS BS Phạm Thế Anh - Trưởng khoa Ngoại Gan Mật, Bệnh viện K trung ương cho biết ung thư gan nguyên phát là bệnh lý ác tính của gan xảy ra khi tế bào bình thường của gan trở nên bất thường về hình thái và chức năng. Các tế bào ung thư phát triển gây ảnh hưởng đến mô bình thường liền kề và có thể lây lan sang các vùng khác của gan cũng như các cơ quan bên ngoài gan.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ung thư gan nguyên phát gồm 3 loại chính: ung thư biểu mô tế bào gan (phát triển từ tế bào gan), ung thư biểu mô đường mật (phát triển từ đường mật trong gan) và u nguyên bào gan (Hepatoblastoma). Trong đó ung thư biểu mô tế bào gan là hay gặp nhất.

Theo ước tính của Globalcan năm 2012, Việt Nam thuộc khu vực có tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư gan thuộc nhóm cao trên thế giới. Tại Việt Nam, ung thư gan đứng hàng thứ 3 trong các loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới và thứ 8 ở nữ giới.

TS Thế Anh cho biết hầu hết những người mắc ung thư gan đều bị bệnh gan mạn tính (tổn thương gan lâu dài gọi là xơ gan), gây sẹo xơ ở gan và làm tăng nguy cơ ung thư gan. Điều kiện gây xơ gan là viêm gan B, viêm gan C, nghiện rượu, nhiễm độc tố aflatoxin do nấm mốc.

Phương pháp chẩn đoán

Theo TS Thế Anh khi bệnh nhân có các dấu hiệu mệt mỏi, vàng da, chán ăn, đau thượng vị, hạ sườn cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra, sàng lọc ung thư gan. Các bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng để phát hiện sớm ung thư gan.

Xét nghiệm máu: Alpha – fetoprotein (AFP), có thể tăng lên ở 70% bệnh nhân ung thư gan nhưng cũng có thể bình thường. Khi AFP tăng cao là dấu hiệu nghi ngờ lớn với ung thư gan. Tuy nhiên, AFP có thể tăng trong xơ gan và viêm gan mạn. Ngoài AFP, xét nghiệm khác cũng có thể được dùng để phát hiện ung thư gan là DCP (Des – gamma – carboxyprothrombin) hay còn gọi là PIVKA – II cũng có độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán ung thư gan.

Chẩn đoán hình ảnh: Chụp cắt lớp vi tính đa dãy có tiêm thuốc cản quang hoặc cộng hưởng từ (MRI) có dùng thuốc đối quang từ có thể được chỉ định để đánh giá động học của u gan. Các phương pháp này cho phép đánh giá tương đối chính xác tính chất của u gan cũng như số lượng, vị trí, liên quan của u gan với các thành phần quan trọng khác trong gan (mạch máu, đường mật).

Ngoài ra còn giúp đánh giá tình trạng di căn tại gan, ngoài gan của ung thư gan. Tuy nhiên với các tổn thương kích thước nhỏ (< 1cm) thường khó đánh giá tính chất.

Sinh thiết gan: không cần thiết trong mọi trường hợp đặc biệt là khi các dấu ấn miễn dịch và chẩn đoán hình ảnh là rõ ràng cho việc chẩn đoán ung thư gan. Do đó sinh thiết gan chỉ nên chỉ định khi thật sự cần thiết bởi việc sinh thiết cũng có những rủi ro nhất định: nhiễm trùng, chảy máu, gieo rắc tế bào ung thư theo đường đi của kim sinh thiết (1 – 3% trường hợp). Nếu sinh thiết dương tính sẽ cho chẩn đoán xác định ung thư gan. Nếu sinh thiết âm tính sẽ khuyến cáo thăm khám lại bằng chẩn đoán hình ảnh, thậm chí sinh thiết lại sau khoảng thời gian 2 – 3 tháng.

Để phòng chống ung thư gan, bác sĩ Thế Anh nhấn mạnh mọi người cần thực hiện một số biện pháp sau: Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên mỗi 6 tháng/lần bằng siêu âm, xét nghiệm máu,… để phát hiện sớm các tổn thương gan, đặc biệt ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao của ung thư gan: viêm gan virus B, C, xơ gan,…

Tiêm phòng đầy đủ vacxin phòng viêm gan B.

Hạn chế hoặc bỏ bia, rượu, thuốc lá, đặc biệt đối với những bệnh nhân có xơ gan, viêm gan virus.

Không dùng thuốc bừa bãi, đặc biệt thuốc chưa rõ nguồn gốc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Hầu hết các thuốc đều chuyển hóa qua gan, việc lạm dụng thuốc có thể gây suy giảm chức năng gan nhất là những bệnh nhân đã có bệnh gan mạn tính và đây là nguy cơ cao cho ung thư gan.

Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại dễ làm tổn thương gan.

Theo Infonet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 1 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 4 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 6 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 18 giờ trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 19 giờ trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

9 cách giúp thận khỏe mạnh

9 cách giúp thận khỏe mạnh

Sống khỏe - 21 giờ trước

Bệnh thận là bệnh không lây nhiễm, thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi thận đã bị tổn thương. Dưới đây là chín cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

Sống khỏe - 23 giờ trước

Kỳ nghỉ lễ với nhiều hoạt động sôi nổi, du lịch, dã ngoại, tụ tập bạn bè và những bữa ăn thịnh soạn cùng với rượu bia, đồ ăn giàu chất béo sẽ khiến sức khỏe tim bị ảnh hưởng. Dưới đây là 7 lời khuyên để giữ cho trái tim khỏe mạnh trong kỳ nghỉ lễ.

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Người bị hoa mắt chóng mặt kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng như: đau đầu dữ dội, chóng mặt đột ngột, nôn liên tục, tê liệt cánh tay hoặc tê cả mặt... thì cần được khám sớm, tuyệt đối không được chủ quan.

Top