Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bác sĩ hướng dẫn trị bệnh nhiều trẻ mắc mùa đông xuân hiệu quả tại nhà

Thứ hai, 08:30 15/03/2021 | Sống khỏe

GiadinhNet - Nhiều trẻ mắc bệnh này mùa đông xuân khiến cha mẹ rất ám ảnh bởi làn da non nớt, mịn màng của bé yêu trở nên thô ráp. Ths. BS Hoàng Kỳ (Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội) hướng dẫn cách chữa đơn giản, hiệu quả tại nhà.



Dấu hiệu nhận biết bé yêu bị chàm sữa

Chàm sữa trẻ em (còn gọi là bệnh chàm trẻ em, hàm cơ địa, Eczema thể địa, lác sữa) khiến các cha mẹ rất ám ảnh bởi làn da non nớt, mịn màng của bé yêu trở nên thô ráp, mất thẩm mỹ.

Chàm sữa phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi, nhất là mùa đông xuân phát mạnh và nặng. Đó là tình trạng viêm da mãn tính, không lây nhưng tái phát nhiều lần, nếu không điều trị kịp thời có thể diễn tiến thành chàm thể tạng.

Nguyên nhân gây chàm sữa chưa xác định rõ, có thể liên quan đến 2 yếu tố là cơ địa dị ứng và các chất gây dị ứng mùa đông xuân (do thay đổi trong quá trình chuyển hóa trong và ngoài cơ thể như lông thú cưng, khói bụi, nấm mốc, bụi, rối loạn tiêu hóa, thực phẩm sữa, trứng...), hoặc do cách cho trẻ bú, trẻ bị nhiễm khuẩn...

Ngoài ra cha mẹ mắc các bệnh hen suyễn, dị ứng thời tiết, mề đay, dị ứng da... thì trẻ sinh ra cũng dễ mắc.

Bệnh chàm sữa tự giảm và thoái lui khi trẻ trên 1 tuổi. Nhưng khi mùa đông xuân đến, hay thời tiết hanh khô, nóng ẩm, dùng xà phòng tắm, giặt, thuốc tẩy, vải áo quần, khói thuốc lá... có thể kích thích chàm sữa tái phát và tăng nặng hơn.

Bác sĩ hướng dẫn trị bệnh nhiều trẻ mắc mùa đông xuân hiệu quả tại nhà - Ảnh 2.

Mùa đông - xuân trẻ rất dễ mắc bệnh chàm sữa. Ảnh minh họa.


Dấu hiệu bệnh chàm sữa như sau:

- Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi bỗng có các mẩn đỏ mẩn đỏ ở mặt, hai má, có thể lan toàn thân, tay, chân, các vùng da gập như cổ, khuỷu tay, mu bàn tay, cổ tay, sau đầu gối, mắt cá chân). Các mẩn sẽ thành mụn nước li ti màu đỏ, gây nứt da và rịn nước, đóng vảy, rồi bong tróc vảy. Vùng da bị chàm sữa thô ráp, khô và căng.

- Trẻ có thể gặp thêm các dấu hiệu dị ứng của bệnh hen suyễn hoặc viêm mũi.

- Trẻ bứt rứt khó chịu, hay quấy khóc, bú kém, ngủ không ngon giấc hay quẹt tay gãi khiến mụn nước vỡ ra, chảy máu. Nếu giữ gìn vệ sinh kém trẻ còn bị nhiễm khuẩn, bội nhiễm gây khó cho điều trị, có thể để lại sẹo.

Bác sĩ hướng dẫn trị bệnh nhiều trẻ mắc mùa đông xuân hiệu quả tại nhà - Ảnh 3.

Có nhiều loại kem chữa chàm sữa, nhưng cần được bác sĩ kê đơn. Ảnh minh họa.

Điều trị chàm sữa hiệu quả bằng thuốc đông y

Việc điều trị chàm sữa nhằm bình thường hóa làn da, kéo dài thời gian lành bệnh, hạn chế tái phát chứ khó điều trị khỏi hẳn. Phần lớn cha mẹ thích dùng các loại kem bôi cho trẻ, trong đó một số loại có thành hần corticoid, hoặc kem dưỡng ẩm. Những thứ này thoa lên da trẻ sẽ khỏi vài hôm, nhưng có thể tái phát và nặng hơn. Các thầy thuốc Đông y trị bệnh chàm sữa, viêm da ở trẻ em như sau:

1. Thuốc uống trong

- Bắp cải tươi 250g

- Sữa bò tươi 250-300ml

- Đường phèn 30g

Bắp cải thái nhỏ.

Cho sữa và bắp cải vào nồi đun sôi kỹ rồi cho đường phèn vào quấy đều. Cho trẻ uống khi nóng, mỗi ngày uống 1 lần.

2. Thuốc bôi ngoài da

Cách 1:

- 200-300g cám gạo sạch

- 200-300g nhân quả óc chó.

Quả óc chõ giã nát ra, cho lên chảo sao chín.

Cho tiếp cám gạo vào sao tiếp tới vàng sậm (gần cháy) là được.

Để nguội, tán thành bột mịn. Hằng ngày đắp bột đó lên vùng da bị bệnh, mỗi ngày 2 lần.

Hoặc tăng liều cả cám gạo và nhân quả óc chó lên và sao tới khi cháy. Khi thấy đáy chảo tiết ra lượng nhỏ dầu từ cám và óc chó thì lấy dầu đó bôi lên da bệnh càng hiệu quả).

Bác sĩ hướng dẫn trị bệnh nhiều trẻ mắc mùa đông xuân hiệu quả tại nhà - Ảnh 4.

Quả mướp đắng giã nhuyễn trị chàm sữa cho trẻ rất tốt. Ảnh minh họa.


Cách 2:

- Mướp đắng quả nhỏ càng non càng tốt 50-200g (hoặc nhiều hơn tùy vùng da bệnh to, nhỏ), rửa sạch, cho vào cối giã nhuyễn rồi đắp lên vùng da bị bệnh, ngày đắp 2 lần.

Các cách trên cũng áp dụng hiệu quả với các bệnh về da khác ở trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn khi bị viêm da, ngứa da, viêm da cơ địa…).

Trường hợp chàm ngày một nặng, kéo dài dai dẳng cần đi khám da liễu để điều trị tốt, bởi rất có thể đó là biểu hiện của một số căn bệnh nguy hiểm khác.

Chăm sóc khi trẻ bị chàm sữa

Bệnh chàm sữa rất dễ tái phát do dị ứng khi ăn uống hoặc thời tiết thay đổi. Khi phát hiện trẻ bị chàm sữa cha mẹ cần đưa con đi khám để bác sĩ cho đơn thuốc phù hợp, an toàn. Mẹ đang cho con bú cần hạn chế một số thực phẩm sau:

- Kiêng thực phẩm tanh (tôm, cua, cá… và cả tảo) vì mẹ ăn sẽ vào sữa cho trẻ bú có thể gây kích hoạt dị dứng.

- Thịt mỡ, các món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ... vì dễ khởi phát cơ địa dị ứng, chàm sữa sinh thêm nốt.

- Các gia vị cay, tê (ớt, chanh…) vì dễ gây ngứa và kích thích tiết mồ hôi, khiến chàm sữa nặng hơn.

Lưu ý:

- Trẻ bị chàm sữa cấp tính cần hạn chế tiếp xúc với các nguồn gây bệnh.

- Chăm sóc da trẻ với các loại kem cần có tư vấn trực tiếp của bác sĩ để dùng liều lượng phù hợp, an toàn. Tuyệt đối không nghe truyền miệng, tự ý mua thuốc bôi vì sẽ làm bệnh chàm sữa nặng thêm.

Phòng ngừa chàm sữa

- Duy trì cho trẻ bú sữa mẹ lâu nhất có thể.

- Chỉ nên cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng trở lên để tránh cho trẻ ăn phải thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, hải sản, lạc, thực phẩm lên men...

- Không cho trẻ tắm quá lâu với xà phòng, sữa tắm (và chỉ dùng sữa tắm dành cho trẻ nhỏ). Tắm cho trẻ với nước ấm để giảm bớt ngứa của chàm sữa khiến trẻ gãi mà nhiễm khuẩn da.

- Không mặc quần áo len, sợi tổng hợp cho trẻ vì ra mồ hôi, bít tắc da. Chọn vải mềm để da trẻ luôn khô, thoáng.

- Không thay đổi nhiệt độ phòng quá nhanh.

- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là nơi ngủ của trẻ thông thoáng, độ ẩm cần thiết.

-Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với thú cưng như chó, mèo.

Ths. BS Hoàng Kỳ

(Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội)



Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé sơ sinh nguy kịch vì mắc virus thường lây qua nụ hôn

Bé sơ sinh nguy kịch vì mắc virus thường lây qua nụ hôn

Mẹ và bé - 6 giờ trước

GĐXH - Đường lây của virus này qua giọt bắn, tiếp xúc trực tiếp như ăn uống, nói chuyện, hôn trẻ, hoặc sờ nắm vào các bề mặt RSV trú ngụ.

Điều hối tiếc nhất của nhiều người trước khi qua đời

Điều hối tiếc nhất của nhiều người trước khi qua đời

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Nhiều người thường hối tiếc vì không sống như mình mong muốn, không dành nhiều thời gian cho gia đình. Họ cũng lo lắng khi bỏ lại người thân.

Hà Nội: Thuốc điều trị đau mắt đỏ không khan hiếm nhưng giá bán có dấu hiệu đắt đỏ

Hà Nội: Thuốc điều trị đau mắt đỏ không khan hiếm nhưng giá bán có dấu hiệu đắt đỏ

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH - Trong khi trước đây, thuốc điều trị đau mắt đỏ có giá dao động từ 20.000 – 45.000 đồng/sản phẩm, tuy nhiên, khi số ca đau mắt đỏ tăng dần, mặt hàng thuốc dành riêng cho mắt cũng có dấu hiệu tăng.

Bật đèn kiểm tra gas rò rỉ trong khách sạn, người đàn ông bị nổ tử vong

Bật đèn kiểm tra gas rò rỉ trong khách sạn, người đàn ông bị nổ tử vong

Y tế - 10 giờ trước

Sau tai nạn nổ khí gas trong khách sạn, dù đã được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy dùng mọi cách điều trị, kích tim để cứu sống một lần nhưng cuối cùng, bệnh nhân vẫn không qua khỏi.

7 nhóm thực phẩm mẹ bầu nên ăn để sinh con khoẻ đẹp, thông minh

7 nhóm thực phẩm mẹ bầu nên ăn để sinh con khoẻ đẹp, thông minh

Mẹ và bé - 10 giờ trước

GĐXH - Rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy chế độ ăn uống của bà bầu ảnh hưởng đến sự phát triển trí não thai nhi.

2 thói quen dễ khiến ký sinh trùng "đục rỗng" gan, nhiều người mắc

2 thói quen dễ khiến ký sinh trùng "đục rỗng" gan, nhiều người mắc

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh có thể khiến gan bị phá huỷ và dẫn đến những tổn thương khó phục hồi...

6 loại thực phẩm mẹ bầu nên ăn để con khỏe mạnh

6 loại thực phẩm mẹ bầu nên ăn để con khỏe mạnh

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Mẹ bầu cần duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng trong thời kỳ mang thai để giúp mẹ và bé khỏe mạnh. Dưới đây là 6 loại thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con lớn khoẻ ngay từ trong bụng mẹ.

5 thực phẩm nấu chín để qua đêm sinh độc tố, 'âm thầm' gây bệnh mãn tính, người Việt nên mạnh tay vứt bỏ

5 thực phẩm nấu chín để qua đêm sinh độc tố, 'âm thầm' gây bệnh mãn tính, người Việt nên mạnh tay vứt bỏ

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Một số thức ăn để qua đêm có thể làm biến chất, mất chất, thậm chí còn có thể gây ngộ độc hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư...

Loại quả được người Nhật gọi là 'trường sinh' nhưng 4 nhóm người nên thận trọng khi ăn

Loại quả được người Nhật gọi là 'trường sinh' nhưng 4 nhóm người nên thận trọng khi ăn

Sống khỏe - 17 giờ trước

Theo lý thuyết của y học cổ truyền Trung Quốc, loại quả này được coi là có tác dụng tăng cường lá lách, dạ dày, bổ sung khí và thúc đẩy đại tiện.

Từ 2 ca đậu mùa khỉ mới phát hiện, cần biết 4 điều sau để giảm nguy cơ lây nhiễm

Từ 2 ca đậu mùa khỉ mới phát hiện, cần biết 4 điều sau để giảm nguy cơ lây nhiễm

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Nước ta vừa ghi nhận 2 ca mắc đậu mùa khỉ trú tại tỉnh Đồng Nai và Bình Dương. Đậu mùa khỉ là một bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người qua tiếp xúc gần, do đó, việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây giúp độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Top