Bác sĩ khuyến cáo tuyệt đối không dùng thuốc giải rượu
Theo các bác sĩ, hiện nay chưa có một loại thuốc nào được công nhận có thể chống say rượu hay giải rượu nhanh.
Uống thuốc giải rượu vẫn say
Anh Nguyễn Mạnh Hoàn trú tại Hà Đông, Hà Nội. Tết năm ngoái, anh phải vào nhập viện cấp cứu do uống quá nhiều rượu.
Anh Hoàn cho biết, trước tết vợ anh đã thủ sẵn cho chồng ít thuốc chống say rượu. Trước khi vào tiệc anh uống thuốc. Tự tin đã có “bùa hộ mệnh”, anh Hoàn uống thoải mái hơn. Nào ngờ, đêm về say, anh nôn mật xanh, mật vàng và ngủ li bì, mệt không dậy được. Đến đêm 30 Tết, chân tay run lẩy bẩy, tim đập nhẹ, anh phải vào bệnh viện cấp cứu.
Bác sĩ chẩn đoán ngộ độc rượu, anh nằm viện đến chiều mùng 1 Tết mới được về nhà. Cả tết, anh Hoàn như “người như đi mượn”. Đặc biệt, bác sĩ còn bảo may là anh chỉ uống 2 liều thuốc giải rượu chứ uống nhiều có khi còn bị liệt gan.
Anh Vũ Văn Trà trú tại Đông Hưng, Thái Bình, cũng suýt chết vì thuốc giải rượu. Cả Tết ung dung với thuốc giải rượu không say nhưng hôm nào về nhà anh cũng trong tình trạng bí tỷ, người mệt hơn. Đến mùng 4 Tết, anh không có cảm giác đói, không ăn được, người mệt, bụng đau âm ỉ.
Đến viện khám, bác sĩ cho biết, anh bị viêm gan do rượu. Cũng may anh Trà đến viện sớm, nếu không anh có thể bị suy gan cấp vì gan phải làm việc quá tải.
Hiện nay trên mạng xã hội và internet, có rất nhiều thông tin về các loại thuốc giải rượu bia như: Thuốc giải rượu từ Nhật Bản, thuốc giải rượu xách tay từ Nga, từ Châu Âu rồi đủ các loại viên giải rượu. Tất cả đều có những quảng cáo vô cùng hấp dẫn như: là thuốc giải rượu bia hiệu quả, chống say rượu bia hiệu quả, chống nôn khi uống rượu…
Tại các quầy thuốc, viên giải rượu cũng trở thành mặt hàng hút nhiều người tìm mua dịp cuối năm. Tại quầy thuốc phố Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội, chị nhân viên bán hàng đã rất niềm nở giới thiệu một số tên thuốc viên uống Voskyo 3, M Mewol-21, SAP- 21 hay RU-21...tất cả đều được quảng cáo có công dụng giải rượu rất nhanh và thải độc cho gan.
Tuyệt đối không dùng
Theo thạc sĩ, bác sĩ Trần Quốc Bảo – Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, các loại thuốc giải rượu trên thị trường đều không có tác dụng trong giải rượu vì hiện nay chưa có một nghiên cứu nào tác dụng của nó.
Nếu uống thuốc giải rượu có thể dẫn đến mất mạng vì tác dụng giả tạo của nó. Khi uống rượu, gan là nơi làm việc nhiều nhất. Thứ nữa, rượu làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Đây là hai cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất khi uống rượu.
Khi uống, cồn vào máu sẽ làm thay đổi, chuyển hóa cơ bản các tế bào não ở những vùng chịu trách nhiệm về nhân cách, phán đoán, nhận thức, ngôn ngữ, thị giác... Việc uống viên giải rượu vào lúc này sẽ làm tăng gánh nặng cho não.
Vì vậy, người liên tục dùng viên giải rượu và rượu cùng lúc sẽ nhanh chóng bị sa sút về nhận thức, rối loạn hành vi...
Cùng quan điểm, TS Vũ Trường Khanh – Trưởng Khoa Tiêu hoá Bệnh viện Bạch Mai, cho rằng, ngày Tết uống rượu tuyệt đối không sử dụng viên giải rượu vì nó không có tác dụng giải rượu mà còn gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của người uống.
Thạc sĩ Nguyễn Trung Nguyên – Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hầu như năm nào trung tâm cũng cấp cứu các trường hợp ngộ độc rượu và trong số đó có nhiều trường hợp là nạn nhân của thuốc giải rượu.
Bác sĩ Nguyên cho rằng, hiện nay trên thế giới chưa có một công trình nghiên cứu nào khẳng định có thuốc giải được rượu, chống say rượu. Vì thế người dân không được mua thuốc giải rượu, chống say rượu kẻo tiền mất, tật mang.
Theo Infonet.vn

Thương tâm bé gái 5 tuổi bị chó nhà nặng hơn 20kg tấn công vào vùng đầu
Y tế - 8 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhi bị chó nhà nặng hơn 20kg tấn công vào vùng đầu – mặt, với hơn 10 vết thương, trong đó có một vết sâu in rõ dấu răng chó.

Vắc xin sởi có tiêm cùng lúc với vắc xin cúm được không?
Sống khỏe - 9 giờ trướcHiểu về nguyên lý hoạt động của vắc xin sởi và vắc xin cúm sẽ giúp bạn biết chúng có nên tiêm cùng lúc hay gần thời điểm với nhau hay không.

Cô gái 26 tuổi ở Nam Định phát hiện u tụy, có nguy cơ ung thư cao từ 1 việc mà rất nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Khối u nhầy có nguy cơ tiến triển thành ung thư được các bác sĩ phát hiện hoàn toàn tình cờ trong một lần khám sức khỏe định kỳ, khi bệnh nhân hoàn toàn không có biểu hiện bất thường nào.

Trào lưu nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi để chữa bệnh: Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcChuyên gia cảnh báo trào lưu nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi tai để chữa bệnh lan truyền trên mạng xã hội tiềm ẩn nguy hiểm.

Nữ bệnh nhân nguy kịch sau uống thuốc mua trên mạng
Y tế - 14 giờ trướcNữ bệnh nhân phải cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, suy thận cấp vì trước đó đã mua thuốc chữa tiểu đường dạng viên do người quen giới thiệu trên mạng về uống.

Liên tiếp 2 bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp ở Phú Thọ được cứu sống nhờ làm nhanh 1 việc này
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Các bác sĩ khẳng định việc phát hiện sớm, xử trí kịp thời, can thiệp chuẩn xác, đó là yếu tố quyết định cứu sống người bệnh bị nhồi máu cơ tim.

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ hôn mê, suy thận vì một sai lầm mà nhiều nam giới Việt mắc phải
Sống khỏe - 17 giờ trướcGĐXH - Trước khi nhập viện, người bệnh có uống rượu trong bữa ăn, đến sáng hôm sau thấy xuất hiện mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt gia đình đã đưa đến viện khám.

7 loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày đang 'đánh cắp' IQ của bạn
Sống khỏe - 17 giờ trướcGĐXH - Hãy ăn ít hơn 7 loại thực phẩm sau đây vì một số thành phần của chúng có thể gây hại cho não, khiến bạn suy nghĩ chậm và trí nhớ kém.

Bác sĩ cảnh báo "chế độ ăn toàn thịt" có thể khiến phụ nữ khó có con
Sống khỏe - 17 giờ trướcMột bác sĩ hàng đầu đã khuyến cáo phụ nữ nên cân nhắc đến những rủi ro đối với sức khỏe nội tiết tố của xu hướng ăn uống toàn thịt, vì nó có thể khiến họ không thể thụ thai.

Chỉ sau cơn đau âm ỉ, người đàn ông tuyệt vọng vì bị "mất dần xương" và sự thật sau 3 năm đi tìm "thủ phạm"
Bệnh thường gặp - 1 ngày trước"Chưa ca nào làm mình trăn trở như ca bệnh đặc biệt này!...".

Người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội phát hiện bệnh lý tim mạch thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Tại thời điểm phát hiện bệnh lý tim mạch, ông N. cho biết không xuất hiện bất cứ triệu chứng nghi ngờ nào. Tuy nhiên, ông N. lại có thói quen hút thuốc lá 20 năm nay.