Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bác sỹ mách 11 nguyên tắc ăn uống thiết thực trong mùa dịch COVID-19 để cả nhà khỏe mạnh

Chủ nhật, 07:05 29/03/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet - Để tăng cường sức khoẻ, các bác sĩ Khoa Dinh dưỡng Tiết Chế - Bệnh viện Phổi T.Ư khuyến cáo 11 nguyên tắc ăn uống để mùa dịch bệnh giảm nguy cơ mắc, hoặc rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Nhằm góp phần dập tắt dịch bệnh COVID-19 sớm nhất, các bác sĩ Khoa Dinh dưỡng Tiết Chế - Bệnh viện Phổi T.Ư đã phổ cập "Hướng dẫn Dinh dưỡng Hỗ trợ Dự phòng và Điều trị Viêm phổi cấp do virus Corona (COVID-19)" nhằm phòng chống lây nhiễm dịch bệnh qua ăn uống.

Bác sỹ mách 11 nguyên tắc ăn uống thiết thực trong mùa dịch COVID-19 để cả nhà khỏe mạnh - Ảnh 1.

Ăn uống đủ chất giúp giảm nguy cơ mắc và rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Ảnh minh họa.

Nguyên tắc ăn uống dinh dưỡng để hệ miễn dịch khỏe mạnh, phòng bệnh viêm phổi cấp

Một chế độ ăn đa dạng thực phẩm, đầy đủ và cân bằng các yếu tố đa lượng và vi lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với chức năng hệ miễn dịch, có thể giúp giảm nguy cơ mắc cũng như rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Nhưng ngay cả đối với những người khỏe mạnh chưa mắc bệnh, chế độ ăn không đầy đủ thiếu cả số lượng và chất lượng vẫn còn rất phổ biến, điều này khiến cho hệ miễn dịch bị suy yếu và dễ mắc bệnh.

Nhiều người Việt có thói quen duy trì 3 bữa chính/ ngày (bữa sáng, bữa trưa, bữa tối). Nhưng một số người còn bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng - khiến tổng năng lượng qua bữa ăn hàng ngày không đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể, khiến cơ thể mệt mỏi, hệ miễn dịch suy giảm, dễ mắc bệnh.

Bác sỹ mách 11 nguyên tắc ăn uống thiết thực trong mùa dịch COVID-19 để cả nhà khỏe mạnh - Ảnh 2.

Chị em lưu ý các nguyên tắc giúp các thành viên trong nhà ăn uống đủ chất. Ảnh minh họa.

Để cung cấp đủ năng lượng qua các bữa ăn hàng ngày, chúng ta cần đảm bảo không bỏ bữa, ăn đủ 3 bữa chính, và lưu ý ăn thêm bữa phụ giữa giờ (sữa, sữa chua, hoa quả, đậu/đỗ/hạt ngũ cốc rang/sấy).

1. Bổ sung thực phẩm nhiều đạm (protein) trong các bữa ăn hàng ngày – rất quan trọng cho cơ thể duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh và giúp nhanh lành bệnh.

Protein ví như cái phong bì, muốn dán cần có hồ dán. Cơ thể cần "hồ dán" làm lành vết thương chính là chất đạm (protein). Chất đạm cung cấp nguyên liệu tổng hợp các tế bào bạch cầu và kháng thể (những binh lính chống lại vi khuẩn và vi rút xâm nhập cơ thể).

Đạm có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, và các loại đậu/đỗ. Mỗi người cần ăn 5-6 phần đạm (protein)/ngày, tương đương 40g thịt/cá/tôm, 1 quả trứng gà/vịt, 1 bìa đậu phụ, 1 cốc sữa.

Nên phối hợp đa dạng thực phẩm trong bữa ăn, sử dụng đạm từ cả nguồn động vật và thực vật để đạt tổng số đạm (protein) cơ thể cần mỗi ngày.

Bác sỹ mách 11 nguyên tắc ăn uống thiết thực trong mùa dịch COVID-19 để cả nhà khỏe mạnh - Ảnh 3.

Các thực phẩm cần ăn để phòng tránh được dịch bệnh. Ảnh minh họa.

2. Bổ sung vitamin và khoáng chất tăng cường miễn dịch

Hàng ngày ăn nhiều hơn thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật vì nhiều Vitamin A và Caroten (có trong gan, trứng, khoai lang, bí ngô, cà rốt,đu đủ, xoài, bông cải/xúp lơ…).

Ăn nhiều rau xanh, hoa quả giàu vitamin C (cam,bưởi, ổi…), các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm(đậu, đỗ, hạt hạnh nhân, thịt heo, thịt bò, hàu, sò…).

Ăn nhiều hơn thực phẩm nhiều Selen (trứng, nấm, tôm, đậu đỗ, ngũ cốc, thịt heo bò…). Bổ sung kẽm giúp phòng bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là viêm phổi ở người cao tuổi.

3. Bổ sung cá, hải sản nhiều vitamin A vàomega-3, ít nhất ăn cá 2 lần/ tuần.

Vitamin A và omega-3 có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch đường hô hấp. Có thể dùng viên dầu cá uống bổ sung hàng ngày.

Các loại hải sản là nguồn cung cấp kẽm rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể.

4. Bổ sung các loại rau, củ gia vị nhiều hóa thực vật và tinh dầu trong bữa ăn hàng ngày. Tăng cường sử dụng, hành, tỏi, gừng, sả, chanh, và các loại rau thơm nhiều hóa thực vật và tinh dầu (bạc hà, kinh giới, tía tô…) trong các bữa ăn vì có tính kháng khuẩn cao.

Có thể uống viên tinh dầu tỏi, hoặc ăn 1-2 nhánh tỏi tươi, uống nước gừng ấm, nước chanh sả ấm.

Bác sỹ mách 11 nguyên tắc ăn uống thiết thực trong mùa dịch COVID-19 để cả nhà khỏe mạnh - Ảnh 4.

Chú ý ăn uống các dinh dưỡng tăng cường năng lượng và đạm. Ảnh minh họa.

5. Bổ sung các chế phẩm dinh dưỡng đặc trị tăng cường sức khỏe giàu năng lượng và đạm. Người cao tuổi, trẻ nhỏ, những bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính, người thiếu cân hoặc suy dinh dưỡng thường ăn uống không đủ dinh dưỡng. Họ cần bổ sung các chế phẩm dinh dưỡng giàu năng lượng và đạm (sữa nước, sữa bột tùy theo độ tuổi và bệnh lý, nếu có).

Mỗi ngày bổ sung không quá 500 calo, tương đương 2 cốc sữa. Nên tham vấn bác sĩ dinh dưỡng, nhân viên y tế để để chọn sữa phù hợp.

6. Bổ sung các loại vitamin tổng hợp, khoáng chất và dầu cá. Chế độ ăn đầy đủ là cách hữu hiệu cung cấp các vitamin và khoáng chất trên.

Nếu chế độ ăn không đầy đủ, có thể xem xét uống bổ sung thuốc đa sinh tố chứa vitamin A, vitamin C, vitamin D, kẽm (Zn),và Selenium (Se) - là các chất giúp tăng cườnghệ miễn dịch cho cơ thể trong giai đoạn dịch viêm phổi cấp do virus Corona.

7. Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm. Chỉ cần thấy có chút khô họng phải uống nước ngay. Lưu ý mỗi ngày uống không dưới 1500ml nước ấm. Uống từng ngụm nhỏ, nhiều lần trong ngày.

Một số đối tượng như người cao tuổi, trẻ em cần bổ sung nước thường xuyên chứ không đợi cảm giác khát.

8. Không ăn kiêng, hãy ăn đa dạng nhiều thực phẩm, màu sắc và dinh dưỡng phong phú. Cố gắng ăn không dưới 15 loại thực phẩm mỗi ngày, kể cả gia vị.

9. Hạn chế đồ dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ ngọt – vì chúng cung cấp nhiều năng lượng, nhưng gây đầy bụng khó tiêu, không cung cấp đủ đạm, các vitamin mà cơ thể cần cho hệ miễn dịch.

10. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ăn chín, uống sôi. Các loại thịt, cá, trứng phải được nấu chín hoàn toàn. Để riêng thực phẩm sống, chín. Thực phẩm tươi chưa sử dụng phải cất ngăn đá tủ lạnh.

Thực phẩm đã nấu chưa ăn ngay phải cất ngăn mát tủ lạnh. Rửa tay trước khi ăn, trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với bề mặt có nguy cơ. Hạn chế ăn hàng quán.

11. Hạn chế bia rượu, tiệc tùng, tụ tập đông người để tránh lây lan dịch bệnh COVID-19 truyền qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp với bề mặt nhiễm.

Bác sỹ mách 11 nguyên tắc ăn uống thiết thực trong mùa dịch COVID-19 để cả nhà khỏe mạnh - Ảnh 5.

Uống nhiều lần nước ấm trong ngày. Ảnh minh họa.

Không nên ăn kiêng, đảm bảo đa dạng thực phẩm mỗi bữa

Để cung cấp đủ năng lượng, đạm và các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể nhằm nâng cao miễn dịch, phòng chống dịch bệnh CoviD-19 trong giai đoạn này, các bác sĩ khuyên người dân không nên ăn kiêng, đảm bảo sự đa dạng thực phẩm trong mỗi bữa ăn.

Bên cạnh đó, chế độ làm việc, nghỉ ngơi, ăn uống, ngủ nghỉ cần có quy luật. Ngủ đủ giấc, thời gian ngủ mỗi ngày không ít hơn 7 tiếng, tránh thức khuya.

Thực hiện các bài tập thể dục cá nhân. Mỗi ngày tập luyện ít nhất 30 phút các bài tập ở cường độ trung bình làm tăng nhịp tim và nhịp thở.

Hạn chế tham gia các nhóm hoạt động thể thao đông người để tránh lây nhiễm chéo.

Tiếp xúc ánh nắng mặt trời nhẹ 15 phút mỗi ngày giúp cơ thể tổng hợp đủ vitamin D.

Một số món ăn, thực phẩm gợi ý nên dùng

Ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng và uống nhiều nước có thể cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể và giúp cơ thể không bị thiếu nước, giúp dự phòng nhiễm cũng như đẩy nhanh quá trình hồi phục. Một số món ăn, đồ uống có thể hỗ trợ dự phòng và điều trị COVID-19.

Bác sỹ mách 11 nguyên tắc ăn uống thiết thực trong mùa dịch COVID-19 để cả nhà khỏe mạnh - Ảnh 6.

Cháo gà hành tía tô giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, dễ nấu, bổ sung thêm nước cho cơ thể. Ảnh minh họa.

Cháo gà hành tía tô

Món cháo gà hành tía tô giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, dễ nấu, bổ sung thêm nước cho cơ thể, giúp giảm viêm nhiễm, đẩy nhanh quá trình phục hồi của cơ thể, giảm triệu chứng ngạt mũi, giảm nhẹ các triệu chứng đường hô hấp trên.

Nguyên liệu (cho 4 phần ăn)

- Gạo tẻ 100g

- Gạo nếp 30g

- Đỗ xanh 20g

- Gà 1/2 con

- Hành khô, hành lá, tía tô, gừng, gia vị, mắm, tiêu

Cách nấu:

- Gạo và đỗ vo sạch, hành và tía tô rửa sạch vàthái nhỏ, hành khô nướng thơm, gừng cạo vỏthái lát mỏng.

- Gà làm sạch, luộc chín, xé sợi nhỏ.

- Cho gạo và đỗ vào nồi nước luộc gà ninh liu riu cùng xương gà, hành khô nướng. Khi gạo đãchín nhừ, đặc sánh thì gắp bỏ xương ra.

- Cho thịt đã xé nhỏ vào nồi, đun sôi lửa to hơn một chút, nêm gia vị vừa ăn, rắc hành và tía tôthái nhỏ vào, trộn đều, tắt bếp.

- Múc ra bát, rắc hạt tiêu và vài lát gừng thái mỏng, ăn ngay khi nóng.

Bác sỹ mách 11 nguyên tắc ăn uống thiết thực trong mùa dịch COVID-19 để cả nhà khỏe mạnh - Ảnh 7.

Cá giàu đạm, dễ tiêu hóa, giúp nâng cao hệ miễn dịch. Ảnh minh họa.

Các món ăn từ cá

Cá là nguồn thực phẩm giàu đạm, dễ tiêu hóa, cũng là nhóm thực phẩm giúp nâng cao hệ miễn dịch.

- Vitamin A và omega -3 trong cá giúp nâng cao hệ  miễn dịch trong cơ thể, giảm viêm nhiễm, tăng hoạt tính của bạch cầu, đại thực bào, bảo vệ cơ thể khỏi virus, vi khuẩn.

Khuyến nghị nên ăn ít nhất 200g cá mỗi tuần.

Các thực phẩm giàu Vitamin A và Caroten (trái cây chín màu vàng, cam, đu đủ, gan). Vitamin A cần thiết cho việc duy trì toàn vẹn niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa, giúp tạo thành hàng rào ngăn sự xâm nhập của vi rút, vi khuẩn.

Các thực phẩm giàu Vitamin C (cam, bưởi, các loại rau lá xanh): Vitamin C giúp nâng cao miễn dịch, giảm triệu chứng viêm.

Các thực phẩm giàu Vitamin D (gan cá, trứng gà, ngũ cốc có bổ sung vitamin D) có vai trò trong việc kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể

Các loại hạt giàu Vitamin E (hạnh nhân, hướngdương, hạt bí…) - chất chống oxy hóa mạnh, giảm nhiễm khuẩn đường hô hấp, hỗ trợ hoạt động của các tế bào miễn dịch và kháng thể.

Các thực phẩm giàu kẽm Zn (thịt, hải sản): Kẽm cần thiết cho hoạt động của các tế bào miễn dịch, bao gồm bạch cầu.

Các thực phẩm giàu Seleninum (tôm, nấm, trứng,đậu đỗ): Selenium giúp nâng cao miễn dịch, phòng ngừa lão hóa.

Bác sỹ mách 11 nguyên tắc ăn uống thiết thực trong mùa dịch COVID-19 để cả nhà khỏe mạnh - Ảnh 8.

Hành tỏi là gia vị được khuyến khích ăn thường xuyên. Ảnh minh họa.

Các loại gia vị có tính kháng khuẩn (tỏi, gừng, hành…): Các chất hóa thực vật giúp kháng viêm, nâng cao miễn dịch cơ thể.

Sữa chua: Giúp tăng cường sản xuất grammainterferon ức chế sự nhân lên của virus.

Bên cạnh các biện pháp dự phòng lây nhiễm COVID-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới, cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và duy trì một lối sống tích cực, lành mạnh đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao miễn dịch và phòng chống dịch bệnh.

Gợi ý sinh hoạt ăn uống hàng ngày

Các bữa ăn trong ngày sẽ gồm 3 bữa chính và 3 bữa phụ. Thời gian giữa các bữa ăn không cách nhau quá 3 tiếng. Dưới đây là cách bố trí giờ ăn và sinh hoạt gợi ý:

06:30 sáng

• Ngủ dậy, uống 1 ly nước ấm 100 ml.

• Tập thể dục cá nhân 30 phút.

• Uống 1 ly nước ấm 100 ml sau tập thể dục.

07:30 sáng

• Ăn sáng: Cháo đậu xanh thịt nạc 1 cốc sữa

09:30 sáng

• Bữa phụ sáng: Hoa quả (cam, bưởi…).

• Uống nước ấm ngụm nhỏ, liên tục.

12:00 trưa • Ăn trưa: Cơm cá thu sốt cà chua 1 quả chuối.

03:00 chiều

• Bữa phụ chiều: Sữa chua 1 hộp 100g hoặc 1 nắm đậu hạt các loại (đậu phộng, hạt điều, hạt

hướng dương, hạt óc chó…).

• Uống nước ấm ngụm nhỏ, liên tục.

05:30 chiều

• Uống 1 ly nước ấm 100 ml.

• Tập thể dục cá nhân 30 phút.

• Uống 1 ly nước ấm 100 ml sau tập thể dục.

07:00 tối

• Ăn tối, tráng miệng hoa quả.

09:00 tối

• Bữa phụ đêm: Uống 1 cốc sữa

• Uống nước ấm, ngụm nhỏ, liên tục

10:00 tối

• Đi ngủ

Ngọc Hà

Theo tài liệu của Khoa Dinh dưỡng Tiết Chế - Bệnh viện Phổi T.Ư



Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 4 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Đột phá mới: Có thể phát hiện ung thư nguy hiểm trong vài phút

Đột phá mới: Có thể phát hiện ung thư nguy hiểm trong vài phút

Sống khỏe - 8 giờ trước

Các thử nghiệm ban đầu cho thấy, chỉ cần một giọt máu rất nhỏ có thể phát hiện ba dạng ung thư nguy hiểm nhất và sẽ cần nhiều thời gian hơn nữa để thí nghiệm trên diện rộng thì mới có thể đưa vào thực tiễn.

8 loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho phụ nữ

8 loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho phụ nữ

Sống khỏe - 12 giờ trước

Đối với phụ nữ, việc mang thai, sinh nở hay tuổi tác khiến cơ thể dễ thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Những dưỡng chất đó là gì và chị em nên bổ sung những thực phẩm nào trong chế độ ăn uống hằng ngày?

Giải pháp hỗ trợ bổ sung canxi cho người Việt

Giải pháp hỗ trợ bổ sung canxi cho người Việt

Sống khỏe - 13 giờ trước

Đau nhức xương khớp, mỏi gối, tê tay mỗi khi trái gió trở trời là tình trạng chung của nhiều người cao tuổi khi bước vào giai đoạn xương lão hóa. Nếu trước đây phải sau độ tuổi 50 mới hay xuất hiện các triệu chứng đau xương khớp thì ngày nay độ tuổi mắc bệnh đang ngày càng trẻ hóa và phổ biến.

Bé 4 tuổi tử vong do ăn trứng sai cách, người Việt cần bỏ ngay thói quen luộc trứng theo cách này

Bé 4 tuổi tử vong do ăn trứng sai cách, người Việt cần bỏ ngay thói quen luộc trứng theo cách này

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Việc ăn trứng luộc lòng đào, để lâu trong tủ lạnh chính là nguyên nhân gây nên cái chết của bé trai xấu số.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Tập luyện ở người bệnh sau nhồi máu cơ tim cấp

Tập luyện ở người bệnh sau nhồi máu cơ tim cấp

Sống khỏe - 17 giờ trước

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy lợi ích của các chương trình tập luyện thể dục với các cường độ khác nhau trong phòng ngừa cũng như điều trị người bệnh nhồi máu cơ tim.

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Vỡ túi ngực thường có biểu hiện như đau nhức hoặc sưng, hoặc thay đổi về kích thước, hình dạng... Các bác sĩ khuyến cáo khi có dấu hiệu này cần gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra sớm nhất.

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Loãng xương là một căn bệnh mà lực của xương bị suy giảm, cấu trúc xương bị tổn hại dễ gãy đột ngột khi có lực bên ngoài tác động vào. Xoa bóp xương khớp góp phần phòng bệnh loãng xương và ngăn ngừa gãy xương.

Top