Bài thuốc trị bệnh từ lá lốt
Lá lốt không chỉ là gia vị thơm ngon trong ẩm thực Việt Nam, mà còn là vị thuốc nam có nhiều công dụng trong điều trị bệnh lý khác nhau.
BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cơ sở 3, cho biết lá lốt thường được sử dụng ăn sống như các loại rau thơm, hoặc làm nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon như canh, nướng, xào, rán.
Ngoài là thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh, tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt. Khi biết sử dụng lá lốt đúng cách, liều lượng phù hợp với cơ địa của mỗi người thì lá lốt trở thành vị thuốc rất tốt. Dùng quá liều lượng có thể gây độc cho cơ thể.
Trong 100g lá lốt sẽ chứa 39 calo, 86,5g nước, 4,3g protein, 2,5g chất xơ, 260mg canxi, 980mg photpho, 4,1mg sắt và 34mg vitamin C. Phần rễ của lá lốt chứa benzyl axetat và phần lá, thân chứa alkaloid và beta-caryophylen.

Lá lốt có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ.
Theo các nghiên cứu, lá lốt chứa nhiều hoạt chất hóa học có lợi cho sức khỏe, gồm:
- Tinh dầu: Là thành phần chính của lá lốt, chiếm khoảng 0,5-1% khối lượng khô. Tinh dầu lá lốt mùi thơm đặc trưng, chứa nhiều hợp chất hữu cơ như beta-caryophylen, benzylaxetat, piperolotin, piperolotidin, piperlolotinon. Tinh dầu lá lốt còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, kích thích tiêu hóa và giảm đau.
- Alcaloid: Là nhóm hợp chất có tính bazơ yếu, khả năng gây ức chế hoặc kích thích hệ thần kinh trung ương. Lá lốt chứa các loại alcaloid như piperin, piperidin, piplartin. Alcaloid trong lá lốt tác dụng giãn mạch máu, làm ấm cơ thể và trừ phong hàn.
- Flavonoid: Là nhóm hợp chất phenolic có khả năng chống oxy hóa và bắt gốc tự do. Lá lốt chứa các loại flavonoid như quercetin, kaempferol, apigenin. Flavonoid lá lốt tác dụng bảo vệ màng tế bào, ngăn ngừa viêm nhiễm và ung thư.
Theo y học cổ truyền, lá lốt vị cay, mùi thơm, tính ấm, tác dụng ôn trung tán hàn, hạ khí, chỉ thống. Chủ trị các chứng phong, hàn, thấp, tê bại chân tay, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, nôn mửa, tiêu chảy, bệnh thận, chữa đau nhức xương khớp, đau đầu, đau răng, chảy mồ hôi.
Cách dùng và liều lượng: Mỗi ngày dùng khoảng từ 8 đến 12g dạng đã phơi khô đem sắc thuốc. Có thể dùng từ 50 đến 100g lá tươi ngậm để chữa đau răng. Ngoài ra còn có thể dùng phối hợp trong thuốc xông để giải cảm.
Một số bài thuốc từ lá lốt
Chữa bệnh trĩ
Xông hơi lá lốt, hái 1 nắm lá lốt, rửa sạch, ngâm nước muối loãng cho sạch khuẩn, để khô ráo nước. Nấu lá lốt với lượng nước tương ứng, khi nước sôi giảm nhiệt độ đợi thêm 10 phút thì tắt bếp. Để bớt hơi nóng rồi xông hậu môn khoảng 10 – 15 phút. Vệ sinh lại bằng cách lau khô nhẹ nhàng với khăn sạch.
Chữa bệnh ra nhiều mồ hôi tay, chân
Lá lốt tươi 30g cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút. Khi sôi cho thêm ít muối, để ấm dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối. Thực hiện liên tục trong 5-7 ngày.
Chữa đau nhức xương khớp khi lạnh
Nhờ vị cay, tính ấm nên lá lốt chữa trị đau nhức xương khớp rất tốt. Dùng 50 đến 70g lá lốt + 100gr thịt bò đem rửa và xắt mỏng, tẩm ướp gia vị theo khẩu vị rồi cùng cùng lá lốt, ăn 2-3 lần/tuần.
Chán ăn
15g rau lốt + 15 rễ cây bưởi, xắt nhỏ, sao vàng + 15g rễ ngòi voi + 15g rễ cây cỏ xước + 600ml nước sạch, đun thuốc sệt lại còn 200 ml, một ngày uống ba lượt, một tuần uống sẽ khỏi bệnh.
Hoặc 20g lá lốt + 12 gram thiên nhiên kiện + 16g gai tầm xoang + 400ml nước sạch, sắc đặc lại còn 100ml nước thuốc, một tuần uống nhiều lần trong ngày. Chúng ta cũng có thể thái nhỏ 5 tới 10 lá lốt mang phơi khô hay 15 - 30 lá rau lốt tươi sắc nước rồi uống một ngày 2 – 3 lượt, uống liên tiếp trong một tuần.

Lá lốt ngon khi kết hợp với thịt.
Chữa đau bụng do nhiễm lạnh
Lá lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước còn 100ml, uống trong ngày khi còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày.
Chữa viêm âm đạo, ngứa, ra nhiều khí hư
Lấy 50gr lá lốt, 40gr nghệ, 20gr phèn chua, đổ nước ngập thuốc khoảng hai đốt ngón tay, đun sôi thì bớt lửa sôi liu riu khoảng 10 - 15 phút rồi chắt lấy một bát nước, để lắng trong, dùng rửa âm đạo. Số thuốc còn lại đun sôi để xông hơi vào âm đạo, rất hiệu nghiệm.
Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay
30g lá lốt tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống trong ngày, còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi khoảng 5 phút rồi vớt bã để riêng. Nước dùng để rửa nơi có tổ đỉa, sau đó lau khô lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1-2 lần, liên tục trong 5-7 ngày.
Chữa đầu gối sưng đau
Lá lốt, ngải cứu mỗi vị 20g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.
Một số người không nên dùng
- Phụ nữ đang cho con bú không nên dùng lá lốt quá nhiều để tránh làm mất sữa hay loãng sữa.
- Người bị nóng gan, đau dạ dày, nhiệt miệng cũng không nên dùng lá lốt để tránh bệnh nghiêm trọng hơn
- Người bị đau dạ dày dễ bị kích ứng niêm mạc khi ăn đồ ăn có tính nhiệt như lá lốt.
- Với người bị táo bón, nhiệt miệng vốn là những người bị nóng trong, ăn lá lốt khiến tình trạng bệnh thêm nặng.
Dù lá lốt rất thơm ngon và chứa nhiều dưỡng chất, tốt cho sức khỏe nhưng bạn cũng không nên ăn nhiều lá lốt để tránh tình trạng khó tiêu, đầy bụng.
Lưu ý: Lá lốt có tác dụng trong điều trị khá nhiều bệnh và giúp bảo vệ sức khỏe tốt hơn, nhưng việc sử dụng cũng cần thận trọng để tránh tác dụng phụ có thể xảy ra. Những bài thuốc trên có tính chất tham khảo, khi bị bệnh nên đến khám bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị cũng như hướng dẫn sử dụng lá lốt hiệu quả.

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ thoát di chứng đột quỵ sau 3 tháng kiêng trì làm việc này
Bệnh thường gặp - 1 phút trướcGĐXH - Sau 3 tháng kiên trì tập luyện phục hồi chức năng theo đúng phác đồ điều trị, người đàn ông bị đột quỵ đã hồi phục toàn thân, đã bắt đầu tập đi và độc lập trong sinh hoạt hàng ngày.

Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u
Y tế - 10 giờ trướcGĐXH – Việc ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ tại Việt Nam đem tới bước ngoặt mới trong việc điều trị hiệu quả các khối u và nhiều bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, u vú lành tính…

Hướng dẫn cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ
Sống khỏe - 11 giờ trướcGĐXH - Theo các chuyên gia, sốt phát ban và sởi đều là những bệnh do virus gây ra. Sốt phát ban thường lành tính và tự khỏi, sởi lại có thể dẫn đến những biến chứng như viêm phổi hay viêm não nếu không xử lý kịp thời. Chẩn nhầm bệnh có thể dẫn đến điều trị sai vì vậy, nhận diện đúng dấu hiệu từng bệnh giúp chẩn đoán đúng, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại ở Đà Lạt: Bộ Y tế đề nghị thanh tra toàn bộ các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
Y tế - 11 giờ trướcGĐXH - Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, các cấp, các ngành trong việc phát hiện, báo cáo và xử lý các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em.

Người đàn ông có chỉ số men gan cao gấp 38 lần thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Sống khỏe - 12 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện vì men gan cao cho biết, vì lo lắng uống nhiều loại thuốc để trị cảm cúm sẽ gây hại cho gan nên đã tự ý ngưng thuốc điều trị viêm gan B.

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần
Y tế - 14 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

4 dấu hiệu cho thấy bạn có mỡ nội tạng và 4 thực phẩm là khắc tinh của mỡ
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH - Những người có mỡ ở bụng thường có lượng mỡ nội tạng quá nhiều, có thể dẫn đến hàng loạt các bệnh như huyết áp cao, đột quỵ và tiểu đường.

Nên uống mấy viên Omega 3 mỗi ngày để mang lợi ích cho sức khỏe?
Sống khỏe - 17 giờ trướcGĐXH - Omega 3 là một loại axit béo thiết yếu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nên uống mấy viên mỗi ngày để không gặp tác phụ ngoài ý muốn?

8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết
Sống khỏe - 17 giờ trướcĂn cà tím hàng ngày có lợi cho sức khỏe vì đây là nguồn vitamin, chất xơ, nasumin và acid chlorogenic dồi dào.

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Sống khỏe - 23 giờ trướcMột nghiên cứu mới cho thấy vitamin C từ sản phẩm tươi - không phải thực phẩm bổ sung - có thể giúp bảo vệ những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 khỏi bệnh tim, định hình lại cách chúng ta suy nghĩ về chế độ ăn uống và phòng ngừa bệnh mạn tính.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.