Báo cáo tham luận của Chi cục Dân số-KHHGĐ Hà Nội
MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH Ở HÀ NỘI
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chi cục Dân số-KHHGĐ Hà Nội
1.Đặc điểm tình hình .
Về quy mô dân số: Thực hiện nghị quyết của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, Hà Nội được mở rộng với diện tích trên 3.344 km2 , dân số 6,32 triệu người chiếm 7,51% dân số cả nước[1], với 29 quận, huyện và 577 xã, phường, thị trấn, là thành phố đông dân thứ hai toàn quốc sau thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc năm 2010 quy mô dân số toàn thành phố là 6,9 triệu người. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên toàn thành phố ổn định ở mức: 1,20 % ( năm 2001 ) và đạt tỷ lệ 1,19 % vào năm 2010; tỷ lệ tăng dân số bình quân đạt 2,0%/ năm[2]. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên đạt tỷ lệ chung là 7, 87 % năm 2010. Toàn thành phố tiếp tục duy trì mức sinh thay thế ( Số con bình quân của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ - TFR ) trong cả giai đoạn 2006 – 2010 và đạt 2,08 con / một phụ nữ vào năm 2010.
Về cơ cấu dân số:Cơ cấu dân số về tuổi, cùng với thành tựu chung của cả nước về ổn định quy mô dân số, giai đoạn 2001 – 2010 Hà Nội cùng với cả nước bước vào thời kỳ cơ cấu ” dân số vàng ” và đang đi vào giai đoạn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi về nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội cuả Thủ đô .
Tỷ số giới tính chung toàn thành phố giảm từ 97,7% (năm 1999 ) xuống 97% ( năm 2009 ) thấp hơn 1,1% so với tỷ số giới tính của cả nước ( 98,1% ). Tỷ số giới tính khi sinh (số trẻ trai/ 100 trẻ gái ) giai đoạn 2001-2005 chưa vượt ngưỡng trung bình (107/100). Theo kết quả Tổng điều tra Dân số và nhà ở ngày 01/4/2009: tỷ số giới tính khi sinh của Hà Nội là 113 /100. Năm 2010 là 117/100; năm 2011 là 116/100; như vậy toàn thành phố đang có sự mất cân bằng giới tính khi sinh ở mức cao.
Về chất lượng dân số: Chất lượng dân số Thủ đô từng bước được nâng cao, các hoạt động, mô hình can thiệp được triển khai đa dạng, nhiều loại hình; tác động vào nhiều nhóm đối tượng nhằm cải thiện về thể chất, trí tuệ và tinh thần của các tầng lớp nhân dân Thủ đô. Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh và trẻ sơ sinh một số bệnh, tật, dị tật bẩm sinh; trẻ dưới 5 tuổi được sàng lọc khiếm thính hàng năm được tăng cao.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm xuống còn 13,5% ( năm 2010 ). Tuổi thọ bình quân đạt 74,9 tuổi vào năm 2009 ( cả nước 72,8 tuổi ). Chỉ số HDI ( chỉ số phát triển con người ) là 0,80 ( năm 2010 ) cao hơn 0,07 điểm so với chỉ số HDI của cả nước ( 0,73 ).
2. Tình hình MCBGTKS
Theo kết quả các cuộc điều tra dân số cho thấy, tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam giai đoạn 1979-1999 luôn ở mức tự nhiên, từ 105 (1979) tăng 107 (1999), sau 20 năm chỉ tăng hai điểm phần trăm. Tuy nhiên, đến giai đoạn 2006-2011 tỷ số giới tính khi sinh tăng gần một điểm phần trăm/ năm, từ 110 (2006) tăng lên 113 (2011). Đặc biệt vùng Đồng bằng sông Hồng có tỷ số giới tính khi sinh là 116, cao nhất so với các vùng trong cả nước.
Tại Hà Nội, trong hơn 10 năm qua vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh diễn ra với tốc độ tăng nhanh, ngày càng lan rộng và đã đến mức báo động. Giai đoạn 2001-2005, tỷ số này vẫn nằm ở ngưỡng bình thường; từ năm 2006 đến nay tỷ lệ này có tốc độ gia tăng đáng kể. Theo kết quả Tổng điều tra Dân số và nhà ở ngày 01/4/2009: tỷ số giới tính khi sinh của Hà Nội là 113/100. Năm 2010 là 117/100; năm 2011 là 116/100.
Theo báo cáo của 29 quận, huyện 9 tháng năm 2012, tỷ số giới tính khi sinh của toàn thành phố là 116. Trong đó các quận/huyện có biểu hiện mất cân bằng cao gồm: Đông Anh, Thường Tín, Mỹ Đức, Hà Đông, Sơn Tây, Ba Vì, Mê Linh, Phúc Thọ, Gia Lâm, Thanh Oai.
Nguyên nhân của mất cân bằng giới tính khi sinh
- Nhóm nguyên nhân cơ bản: Tâm lý ưa thích con trai có tính phổ biến do chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng nho giáo truyền thống. Mong muốn có con trai để nối dõi tông đường hoặc cần có nhân lực để phát triển, duy trì nghề gia truyền và kinh tế hộ gia đình.
- Nhóm nguyên nhân phụ trợ:
Chính sách sinh 1 đến 2 con, quy mô gia đình nhỏ làm cho một bộ phận lớn các cặp vợ chồng mong muốn sinh ít con nhưng áp lực phải có con trai nên các cặp vợ chồng đã tìm đến sử dụng dịch vụ lựa chọn giới tính thai nhi.
Do chế độ an sinh xã hội chưa đảm bảo, hiện nay 70% dân số nước ta còn sống ở nông thôn, hầu hết không có lương hưu khi về già, họ cần sự chăm sóc, phụng dưỡng của con cái mà theo quan niệm của xã hội hiện nay, trách nhiệm đó chủ yếu thuộc về con trai, vì thế họ không an tâm khi chưa sinh được con trai.
- Nhóm nguyên nhân trực tiếp: Khả năng tiếp cận, nhận biết sớm giới tính thai nhi nhờ tiến bộ khoa học công nghệ; việc phá thai không bị hạn chế về phương diện pháp luật và dễ tiếp cận; nguy hại của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh chưa được nhận biết rộng rãi; việc tuyên truyền, thực hiện pháp luật về cấm lựa chọn giới tính thai nhi còn nhiều hạn chế, công tác thanh kiểm tra về xử lý các trường hợp vi phạm chính sách dân số , siêu âm chuẩn đoán giới tính thai nhi chưa thường xuyên, liên tục.
Hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh
Tình trạng gia tăng mất cân bằng giới tính khi sinh dẫn tới những hệ lụy khó lường về an ninh, chính trị, kinh tế và xã hội trong tương lai. Trung Quốc là ví dụ điển hình của hậu quả mất cân bằng giới tính khi nam giới trưởng thành không tìm được phụ nữ cùng trang lứa để kết hôn.
Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ tác động mạnh đến quy mô dân số khi dân số nữ thuộc đoàn hệ này giảm mạnh sẽ dẫn đến tình trạng thiếu tương đối số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, điều này phá vỡ sự ổn định cấu trúc gia đình, tác động rất xấu đến kinh tế - xã hội.
Gia tăng MCBGTKS là gia tăng sự bất bình đẳng giới ; Phụ nữ kết hôn sớm, tỉ lệ ly hôn và tảo hôn tăng cao, bạo hành giới, mua bán dâm, buôn bán phụ nữ gia tăng.
3. Một số giải pháp đã triển khai.
Nhằm triển khai Chiến lược Dân số, SKSS; Kế hoạch của Bộ Y tế và Tổng cục Dân số, Hà Nội đã tập trung một số giải pháp trọng tâm như sau:
Giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo: Thực hiện Chiến lược Dân số, SKSS Hà Nội xác định nhiệm vụ can thiệp và giảm thiểu mất cân bằng GTKS là một nhiệm vụ quan trọng. Ngày 03/01/2012 Thành ủy đã ban hành Chỉ thị số 08-CT/TU về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác dân số đến năm 2015 và triển khai tới 29 quận, huyện ủy và 577 xã, phường, thị trấn; UBND Thành phố ban hành Chương trình hành động số 72/CT-UBND ngày 10/5/2012 với một số chỉ tiêu quan trọng, trong đó xác định: ổn định và phấn đấu giảm tỷ số mất cân bằng GTKS xuống 116 trẻ trai/100 trẻ gái vào năm 2015. Trên cơ sở đó UBND Thành phố chỉ đạo quận, huyện, thị xã xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai và đã có 29 quận, huyện, thị xã ban hành văn bản thực hiện và chỉ đạo xuống cơ sở.
Giải pháp truyền thông, vận động: Từ năm 2010 đến tháng 9 năm 2012, Hà Nội đã tập trung triển khai một số hoạt động truyền thông về MCBGTKS như: Tập huấn cho Báo cáo viên DS-KHHGĐ nòng cốt về kỹ năng truyền thông, cung cấp các thông tin, kiến thức về MCBGTKS, các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức;
Truyền thông về chính sách Dân số-KHHGĐ, mất cân bằng giới tính khi sinh cho lãnh đạo Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể quận/huyện/thị xã tại những địa bàn có tỉ lệ MCBGTKS cao, truyền thông về chính sách DS-KHHGĐ, hệ luỵ của MCBGTKS tại 130 xã/phường /thị trấn thuộc 15 quận/huyện/thị xã có tỷ số giới tính khi sinh cao, tương đương với 40% số xã tại các quân/huyện /thị xã thu hút được 5.000 người tham gia. Tổ chức 30 cuộc truyền thông giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh cho 3.000 lãnh đạo chính quyền cơ sở, ban ngành đoàn thể tại 15 quận/huyện/thị xã có tỷ số giới tính khi sinh cao. Tổ chức 15 cuộc truyền thông giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại 10 quận/huyện có tỷ số giới tính khi sinh cao với sự tham gia của 1.500 người.
Phối hợp với hội liên hiệp phụ nữ Hội Nông dân, Mặt trận tổ quốc, Hội KHHGĐ, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khoẻ tổ chức hội thảo, truyền thông về giảm thiểu MCBGTKS theo ngành dọc của các đơn vị.
Phối hợp với Trung tâm Văn hoá TP Hà Nội phát động cuộc thi sáng tác tiểu phẩm tuyên truyền về DS-KHHGĐ, mất cân bằng giới tính khi sinh và tổ chức công diễn những tiểu phẩm đạt giải cao.
Phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội xây dựng phóng sự chuyên đề 30 phút về thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Hà Nội. Phối hợp với báo Hà Nội Mới, Kinh tế đô Thị, Phụ nữ Thủ đô, An ninh Thủ đô, Tuổi trẻ Thủ đô, Tạp chí Thanh tra tuyên truyền theo chuyên đề về MCBGTKS nhân kỷ niệm ngày Dân số Thế giới 11/7, tháng hành động quốc gia về Dân số và kỷ niệm ngày Dân số Việt Nam 26/12. Nhân bản 100.000 tờ rơi tuyên truyền về MCBGTKS cung cấp cho các đơn vị có tỉ lệ MCBGTKS cao, làm tài liệu cấp phát cho các buổi truyền thông. Phối hợp với trường Chính trị Lê Hồng Phong lồng ghép nội dung đào tạo về dân số, MCBGTKS vào các lớp tại trườngvà các lớp tại các Trung tâm Chính trị quận huyện/thị xã
Kiểm tra, giám sát và thanh tra: Phối hợp với Thanh tra của Tổng cục, Bộ Y tế thanh tra liên ngành tiến hành kiểm tra các nhà sách các nhà xuất bản về các ấn phẩm có nội dung tuyên truyền về lựa chọn giới tính thai nhi. Chỉ đạo Thanh tra Sở Y tế và Phòng Y tế các quận, huyện tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở y tế tư nhân thực hiện các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi.
Tháng 9/2012 Thanh tra Sở Y tế đã phối hợp thanh tra, phát hiện và xử lý 01 cơ sở y tế tư nhân vi phạm lựa chọn giới tính thai nhi ( xử lý: đình chỉ hoạt động, phạt 40 triệu đồng ).
Khảo sát, đánh giá thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh trên toàn thành phố làm cơ sở xây dựng Đề án cấp thành phố để triển khai thực hiện.
4. Các giải pháp trong thời gian tới
4.1 Tăng cường sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp; các nhà hoạch định chính sách; các chức sắc tôn giáo; những người có uy tín trong cộng đồng nhằm tạo sự ủng hộ, cam kết, dư luận xã hội và hỗ trợ về nguồn lực ngày càng nhiều hơn trong các nỗ lực can thiệp giảm thiểu mất cân bằng GTKS, xóa dần phân biệt đối xử nam nữ, thực hiện bình đẳng giới.
4.2 Tăng cường cung cấp thông tin, giáo dục- truyền thông về giới, bình đẳng giới và mất cân bằng giới tính nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi cho các đối tượng liên quan trực tiếp trong việc lựa chọn giới tính. Nâng cao năng lực, kỹ năng truyền thông cho cán bộ làm công tác Dân số- KHHGĐ các cấp và cán bộ tham gia thực hiện đề án; thiết lập hệ thông tin báo cáo định kỳ, thực hiện các nghiên cứu, khảo sát về MCBGTKS nhằm đề xuất các giải pháp phù hợp cho giai đoạn 2016-2020
4.3 Hoàn thiện bổ sung hệ thống chính sách của thành phố; thực thi có hiệu quả các quy định của trung ương và thành phố về giới tính khi sinh và các văn bản có liên quan
[2] Theo kết quả điều tra dân số 01/4/2009, bình quân giai đoạn 1999 – 2009.

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 6 giờ trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 22 giờ trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcViệc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.