Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bảo hiểm y tế học sinh là gì? Học sinh có bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế?

Thứ sáu, 15:16 28/04/2023 | Giáo dục

GĐXH - Bảo hiểm y tế học sinh là chính sách bảo hiểm y tế áp dụng đối với các đối tượng là học sinh, sinh viên đang sinh sống và học tập trên lãnh thổ Việt Nam. Tham gia bảo hiểm y tế, học sinh sẽ được hưởng các quyền lợi về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

3 cách mua bảo hiểm y tế online nhanh chóng, tiện lợi ai cũng nên biết3 cách mua bảo hiểm y tế online nhanh chóng, tiện lợi ai cũng nên biết

GĐXH - Người dân không cần đến cơ quan bảo hiểm xã hội hay các đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mà vẫn mua được bảo hiểm y tế. Vậy để mua bảo hiểm y tế online người dân cần làm gì?

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Căn cứ theo  Nghị định số 146/NĐ-CP/2018 quy định chi tiết về 6 nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như sau:

1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức.

Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

2. Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế

Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định của Chính phủ.

Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.

Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.

Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế

Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước.

Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước.

Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

Cựu chiến binh.

Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm.

Trẻ em dưới 6 tuổi.

Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội.

Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo và một số đối tượng khác.

Người được phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú thuộc họ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hằng tháng thấp hơn mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ.

Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ.

Thân nhân của người có công với cách mạng.

Thân nhân của sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ, sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an.

Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến ghép mô tạng.

Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.

Người phục vụ người có công với cách mạng sống ở gia đình.

Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm y tế học sinh là gì? Học sinh có bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế? - Ảnh 2.

Học sinh tham gia bảo hiểm y tế sẽ được hưởng các quyền lợi về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Ảnh minh họa: TL

4. Nhóm do ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế

Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a, Khoản 9, Điều 3 Nghị định này.

Học sinh, sinh viên.

Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình

Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.

Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:

a) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;

b) Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.

6. Nhóm do người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế

Thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội, bao gồm đối tượng theo quy định tại các điểm a, b và c Khoản 13, Điều 3 Nghị định này.

Thân nhân của công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân bao gồm đối tượng theo quy định tại các điểm a, b và c Khoản 13, Điều 3 Nghị định này.

Thân nhân của người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu, bao gồm đối tượng theo quy định tại các điểm a, b và c Khoản 13, Điều 3 Nghị định này.

Các hành vi bị nghiêm cấm và xử lý hành vi vi phạm Luật Bảo hiểm y tế.

4 cách tra cứu mã số bảo hiểm y tế mới nhất năm 2023 hàng chục triệu người nên biết4 cách tra cứu mã số bảo hiểm y tế mới nhất năm 2023 hàng chục triệu người nên biết

GĐXH - Tra cứu bảo hiểm y tế là cách để biết và kiểm tra được các thông tin bảo hiểm y tế của cá nhân. Vậy để tra cứu bảo hiểm y tế nhanh chóng và hiệu quả cần làm cách nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Bảo hiểm y tế học sinh là gì? Học sinh có bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế? - Ảnh 4.

Mỗi học sinh khi tham gia BHYT sẽ được cấp 1 thẻ BHYT đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Ảnh: T.H

Bảo hiểm y tế học sinh là gì?

Bảo hiểm y tế học sinh là chính sách bảo hiểm y tế áp dụng đối với các đối tượng là học sinh sinh viên đang sinh sống và học tập trên lãnh thổ Việt Nam. Học sinh tham gia sẽ được hưởng các quyền lợi về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

Mỗi học sinh khi tham gia BHYT sẽ được cấp 01 thẻ BHYT dùng làm căn cứ hưởng BHYT khi đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.

Học sinh có bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế không?

Theo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định: Đối với nhóm đối tượng học sinh sinh viên (HSSV), Luật quy định lộ trình thực hiện từ tự nguyện chuyển sang đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế.

Theo đó, từ 1/1/2010, HSSV trở thành nhóm đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT và sẽ được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng (hỗ trợ từ 30% đến 100% mức đóng tùy thuộc nhóm đối tượng ưu tiên).

Học sinh có buộc phải mua bảo hiểm y tế theo trường học không?

Căn cứ Khoản 6, Điều 19, Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định như sau:

Phương thức đóng BHYT theo quy định tại Điều 15, Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau: Đối tượng tại Điểm 4.2, Khoản 4, Điều 17: định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng học sinh, sinh viên đóng phần thuộc trách nhiệm phải đóng cho nhà trường đang học.

Do đó, theo quy định này, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế là học sinh sẽ thực hiện việc đóng tiền bảo hiểm y tế cho nhà trường nơi mà học sinh đang theo học.

Thực tế cho thấy, có nhiều học sinh còn thuộc nhóm đối tượng tham gia BHYT do ngân sách Nhà nước đóng như người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; con của đối tượng công an, bộ đội đang phục vụ…

Do đó, những học sinh thuộc hộ nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn; con của đối tượng công an, bộ đội đang phục vụ tại ngũ… thì không phải đóng tiền bảo hiểm y tế cho trường học.

Vì vậy, không phải mọi trường hợp học sinh đều phải mua bảo hiểm y tế theo trường học.

Mức đóng bảo hiểm y tế học sinh năm học 2023 - 2024

Năm 2023, do có sự điều chỉnh mức lương cơ sở mới theo đó một số thay đổi chính sách bảo hiểm y tế năm 2023 cũng sẽ có sự điều chỉnh để phù hợp. Trong đó mức đóng BHYT đối với học sinh sinh viên có sự điều chỉnh tăng thêm. Cụ thể:

Đối với học sinh, sinh viên mức đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở (trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%, học sinh sinh viên tự đóng 70%).

Trong năm học 2023 - 2024, mức đóng BHYT của học sinh sẽ có sự thay đổi so với năm học 2022-2023 do mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2023 tăng lên mức 1,8 triệu đồng/tháng. Khi đó mức đóng BHYT của học sinh như sau:

Mức đóng = 4,5% x 1.800.000 đồng x 12 tháng = 972.000 đồng/năm.

Trong đó:

Số tiền được Nhà nước hỗ trợ đóng BHYT là: 291.400 đồng/năm.

Số tiền học sinh thực đóng BHYT là: 680.400đồng/năm.

Điểm lưu ý, ngoài việc được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng BHYT HSSV, trong năm học 2023 - 2024 dự kiến có thêm một số tỉnh, thành phố tiếp tục hỗ trợ thêm mức đóng BHYT cho học sinh từ ngân sách địa phương, do đó số tiền thực đóng BHYT của mỗi học sinh tiếp tục được giảm.

Cha mẹ học sinh có thể lựa chọn phương thức đóng BHYT định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng để phù hợp với kế hoạch chi tiêu của gia đình. Nhà trường, nơi mà các học sinh, sinh viên theo học sẽ đại diện cho cơ quan BHXH thực hiện thu phí BHYT.

Thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế học sinh

Sau khi nộp tiền và đăng ký tham gia BHYT theo quy định mỗi học sinh sẽ được cấp 01 thẻ BHYT. Thời hạn sử dụng của thẻ BHYT được tính tương ứng với số tiền đóng BHYT theo số tháng đã tham gia của học sinh cụ thể như sau:

Đối với học sinh cấp tiểu học, trung học: Giá trị sử dụng thẻ BHYT bắt đầu từ ngày 1/10 năm đầu tiên của cấp tiểu học. Thẻ được tự động gia hạn khi học sinh tham gia BHYT liên tục qua các kỳ theo quy định.

Đối với học lớp 12: Thẻ có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm học.

Thẻ bảo hiểm y tế được cấp mới hoặc gia hạn hằng năm cho học sinh của cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục dạy nghề.

Căn cứ theo quy định về thời hạn sử dụng của thẻ BHYT HSSV phụ huynh cần lưu ý trường hợp thẻ hết hạn hay còn hạn sử dụng. Khi học hết lớp 12 thì thẻ BHYT sẽ hết giá trị sử dụng và không được gia hạn thêm.

Để thuận tiện cho việc theo dõi, tra cứu thông tin bảo hiểm y tế cho các con các bậc phụ huynh có thể đăng ký tài khoản giao dịch điện tử cho con trên ứng dụng Bảo hiểm xã hội VssID trực tuyến mà không cần phải đến cơ quan BHXH để thực hiện xác nhận.

Bảo hiểm y tế học sinh là gì? Học sinh có bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế? - Ảnh 5.

Học sinh tham gia bảo hiểm y tế là vô cùng cần thiết. Ảnh minh họa: TL

Quyền lợi về bảo hiểm y tế đối với học sinh khi đi khám chữa bệnh?

Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế mức hưởng bảo hiểm y tế được quy định:

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật Bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các Điểm a, d, e, g, h và i, Khoản 3, Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;

b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;

c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;

d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại Điểm a, Khoản 2. Điểm k, Khoản 3 và Điểm a, Khoản 4, Điều 12 của Luật này:

đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.

Theo đó, học sinh tham gia bảo hiểm y tế sẽ được thanh toán chi phí khi đi khám chữa bệnh. Tùy vào những trường hợp khác nhau thì mức thanh toán chi phí khi khám chữa bệnh cũng sẽ khác nhau.

Lợi ích việc học sinh sinh viên tham gia bảo hiểm y tế:

Các em học sinh được tiếp cận với các dịch vụ y tế kỹ thuật cao, nâng tỷ lệ khám chữa bệnh thành công.

Giảm gánh nặng về tài chính cho gia đình người tham gia.

Hỗ trợ cho các em học sinh khó khăn có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Các em học sinh là đối tượng rất dễ bị bệnh do sức đề kháng yếu và thường xuyên xảy ra tai nạn ngoài ý muốn. Do đó tham gia BHYT là vô cùng cần thiết.

Tham gia BHYT học sinh còn thể hiện trách nhiệm xã hội của các em và gia đình trong việc chia sẻ rủi ro với cộng đồng.

L.Vũ (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Giáo dục - 15 giờ trước

Nhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.

Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm

Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm

Giáo dục - 1 ngày trước

Cùng điểm qua những thầy cô từng gây bão mạng xã hội thời gian vừa qua nhé!

Cô giáo cắm bản kể kỷ niệm tế nhị khiến học sinh bật cười

Cô giáo cắm bản kể kỷ niệm tế nhị khiến học sinh bật cười

Giáo dục - 1 ngày trước

Thấy học sinh đùa nghịch đuổi nhau, sợ có em bị ngã, cô giáo Ngọc Linh khuyên 'cẩn thận kẻo té', không ngờ đó lại là từ về vấn đề tế nhị trong tiếng Bahnar khiến học trò cười ồ lên. Sau lần đó, cô nhờ học sinh dạy tiếng Bahnar để gần hơn với các em.

Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11

Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Sáng 20/11/2024, tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, Công an tỉnh Bắc Kạn khánh thành và bàn giao Nhà ở công vụ tặng cán bộ, giáo viên Trường THCS&THPT Bình Trung nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).

Nhan sắc gây sốt của cô giáo Thái Nguyên vừa được vinh danh giáo viên trẻ tiêu biểu

Nhan sắc gây sốt của cô giáo Thái Nguyên vừa được vinh danh giáo viên trẻ tiêu biểu

Giáo dục - 1 ngày trước

Sở hữu vẻ ngoài xinh xắn cùng với sự tận tâm, nhiệt huyết, cô Lê Thị Khánh Hân (giáo viên dạy Âm nhạc tại Trường THCS Quang Trung, tỉnh Thái Nguyên) đang hàng ngày truyền cảm hứng cho công tác giáo dục và phong trào thiếu nhi.

Học sinh Làng Nủ làm thiệp, hái hoa rừng tặng cô giáo

Học sinh Làng Nủ làm thiệp, hái hoa rừng tặng cô giáo

Giáo dục - 1 ngày trước

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 diễn ra bình dị tại thôn Làng Nủ, các em học sinh làm thiệp, mang hoa rừng tới lớp tặng cô giáo khiến nhiều người xem rưng rưng.

Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt

Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt

Giáo dục - 2 ngày trước

Ngoài có kỹ năng để truyền đạt cho học sinh, các giáo viên ở Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật tỉnh Nghệ An (xã Nghi Phú, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An) luôn có lòng nhiệt huyết, tình yêu thương và cả cách xử trí nếu lỡ trẻ phát bệnh đột ngột.

Những em bé Làng Nủ đến trường trong niềm vui mới

Những em bé Làng Nủ đến trường trong niềm vui mới

Giáo dục - 2 ngày trước

Cơn bão qua đi, gác lại những đau thương, những em bé tại Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã trở lại mái trường thân yêu với thầy cô và bạn bè, các em đang ngày càng hòa nhịp với chương trình học, hướng đến những điều tốt đẹp trong tương lai.

Nữ giảng viên ‘nặng tình’ với màu áo lính nơi biên cương hải đảo

Nữ giảng viên ‘nặng tình’ với màu áo lính nơi biên cương hải đảo

Giáo dục - 2 ngày trước

30 năm gửi trọn tình yêu với nghề, TS Vũ Hoài Phương đã đưa biết bao con thuyền ra biển lớn, trở thành người truyền cảm hứng về tình yêu Tổ quốc tới sinh viên.

Hàng triệu thí sinh thi THPT năm 2025 sẽ nhận tin vui sớm nếu biết những thông tin này

Hàng triệu thí sinh thi THPT năm 2025 sẽ nhận tin vui sớm nếu biết những thông tin này

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Mặc dù năm 2024 chưa kết thúc nhưng nhiều cơ sở giáo dục đã lên phương án, kế hoạch tuyển sinh cho năm 2025.

Top