Bão số 9: Lại xảy ra sạt lở đất vùi lấp người dân ở Quảng Nam
GiadinhNet - Bão số 9 đã khiến hơn 56.000 ngôi nhà bị tốc mái, có trên 53.000 căn ở Quảng Ngãi. Ngoài ra, 1,7 triệu nhà bị mất điện và hàng trăm cây xanh bị gãy, ngã. Bão tan thành áp thấp nhiệt đới gây mưa diện rộng, miền Trung nước lũ dâng nhanh.
*UPDATE: Tối 28/10, tại thôn 1 xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã xảy ra vụ sạt lở đất vùi lấp một số người dân. Theo thông tin ban đầu, trong lúc vận động người dân phòng tránh bão số 9, có 2 cán bộ xã ở Quảng Nam đã bị đất đá sạt lở vùi lấp.
Hiện trường vụ sạt lở ở Quảng Nam
Hiện tại, lũ trên sông Vu Gia nguy cơ vượt đỉnh lịch sử năm 2009 trong kịch bản thủy điện Đăk Mi xả tràn xuống hạ du với lưu lượng 11.400 m3/s.
Thông tin mới cập nhật trong số hơn 56.000 ngôi nhà bị tốc mái, có trên 53.000 căn ở Quảng Ngãi. Ngoài ra, 1,7 triệu nhà bị mất điện và hàng trăm cây xanh bị gãy, ngã.
Gió giật làm tốc mái trường học ở Quảng Ngãi
Trưa 28/10, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường cho hay, tính đến lúc này, bão số 9 (bão Molave) gây ra gió rất lớn, đặc biệt là từ Quảng Ngãi đến Quảng Nam, một phần của Bắc Bình Định. Đến thời điểm này, công tác ứng phó trên khu vực lớn đảm bảo không xảy ra rủi ro với người; khoảng 45.000 tàu thuyền neo đậu đang được giữ gìn trật tự, đảm bảo an toàn; 188.000 lồng cá đang được duy trì an toàn.
Thiệt hại ban đầu ghi nhận do bão số 9 gây ra
Về người: 1 người chết (Gia Lai, do trú mưa ở lán bị sập); 2 người bị thương (Bình Định)
Về nhà:
- 4 nhà sập hoàn toàn (Quảng Ngãi: 1; Bình Định: 1; Phú Yên: 1; Gia Lai: 1)
- 1095 nhà tốc mái (Quảng Ngãi: 934; Bình Định: 2; Phú Yên: 44; Gia Lai 109; Kon Tum: 6)
Giao thông:
- 1 cầu treo ở huyện Jon Rẫy bị cuốn trôi, chia cắt 115 hộ/680 người thôn 11, xã Đắc Ruồng, Kon Tum
- Sạt lở gây ách tắc giao thông tại 4 điểm trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Chiều 28/10, ông Nguyễn Thế Thập, Trưởng phòng NN&PTNT huyện M’đrắk, tỉnh Đắk Lắk, cho biết do ảnh hưởng của cơn bão số 9, địa huyện có mưa kèm gió lớn, khiến nhiều căn nhà bị tốc mái, một người tử vong do tôn bay trúng.
Nạn nhân là ông Y Bê Niê (40 tuổi, trú tại buôn Choá, xã Krông Jing, huyện M’đrắk). 9h30 sáng cùng ngày, khi ông điều khiển xe máy lưu thông trên tuyến đường Đông Trường Sơn thì bị một tấm tôn lớn bay trúng người, khiến ông ngã xuống đường và tử vong.
Tại Gia Lai, bão số 9 làm tốc mái 21 ngôi nhà và nhiều trường học tại các huyện Chư Suê, Ia Hiao, Krông Chro.
Lũ cuốn trôi cầu, hàng nghìn người dân ở Kon Tum bị cô lập
Trong khi đó, ở Kon Tum, bão khiến quốc lộ 24 và quốc lộ 26 qua huyện Kon Plông bị ngập nước, các phương tiện không thể lưu thông. Hiện nay xã Măng Cành, huyện Kon Plông với hàng nghìn nhân khẩu đã bị cô lập vì tỉnh lộ 676 ngập sâu.
Lũ lớn cũng xuất hiện tại huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum, cuốn trôi cầu sắt nối xã Đắk Pne với trung tâm huyện khiến 1.500 khẩu bị cô lập.
Ông Hoàng Trung Thông, Chủ tịch UBND huyện Đắk Glei, cho biết mưa lớn còn khiến tuyến đường tỉnh lộ 673 và đường Hồ Chí Minh, nhiều điểm sạt lở khiến xã Đắk Plô và Ngọc Linh bị cô lập.
Tâm bão đổ vào Quảng Ngãi. Bão đi qua, trung tâm TP tan hoang, tôn và bồn nước bay la liệt trên đường. Cây xanh gãy đổ, nhiều cây đè vào đường dây điện gây thiệt hại nặng.
14h, tại Đà Nẵng, gió mạnh kèm mưa lớn. Bão khiến cho nhiều cây xanh gãy đổ, 11 xã bị mất điện, cửa kính nhiều ngôi nhà bị vỡ.
Một người đi xe máy chở theo bình gas gặp gió lớn, không thể di chuyển, đành bỏ mặc xe giữa đường.
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết: Trong chiều và tối nay, khu vực đã và sẽ xảy ra gió mạnh là tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định. Ngoài ra, chiều nay, gió mạnh sẽ dịch dần lên khu vực phía Bắc, gồm: Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, với cấp gió khoảng cấp 8-10, giật cấp 12.
Bão số 9 sẽ gây mưa lớn ở các tỉnh Trung Trung Bộ. Tuy nhiên, từ chiều tối và đêm nay, mưa sẽ dịch dần ra các tỉnh phía Bắc như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
14h chiều 28/10, tại TP Tam Kỳ (Quảng Nam) gió vẫn rất mạnh. Sau trận mưa lớn kèm gió to buổi sáng, hàng trăm ngôi nhà, hàng quán bị tốc mái. Người dân tranh thủ leo lên mái nhà chặt hạ nhánh cây, tránh gãy đổ vào nhà.
Theo bản tin VTV1 phát trưa nay, sau 2 tiếng quần thảo, bão số 9 khiến hàng trăm nhà dân ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) hư hỏng, tốc mái. Sóng biển ở đây dâng cao 7-8 m.
Nhiều thuyền bị hư hại nặng ở Lý Sơn
Khu công nghiệp Dung Quất chưa ghi nhận thiệt hại. Còn trường Đại học Đặng Thùy Trâm, các trường nghề bị tàn phá, cây cối gãy đổ.
Lúc 11h, Trung tâm Khí tượng Thủy văn cho biết, hồi 10h, vị trí tâm bão ở khoảng 14,9 độ Vĩ Bắc; 109,2 độ Kinh Đông, ngay trên vùng bờ biển các tỉnh/thành từ Đà Nẵng đến Phú Yên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 250km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km, đi vào đất liền từ Đà Nẵng đến Phú Yên với sức gió mạnh nhất cấp 11-12, giật cấp 14 sau đó suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Trên Zing đưa tin, lúc 10h28 sáng nay, một tiếng nổ lớn phát ra tại khu vực phường Nại Hiên Đông (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) giữa lúc mưa to, gió lớn khiến toàn bộ địa phương này mất điện. Lãnh đạo Điện lực Sơn Trà thông tin một trạm biến áp bị sự cố gây mất điện ở một số khu vực.
Công ty Điện lực Đà Nẵng thông tin do ảnh hưởng bão số 9 khiến nhiều cây xanh bị ngã đổ nên đơn vị đã cắt điện ở phường Thạch Thang, Hòa Khánh Nam, Hòa Khánh Bắc, Hòa Minh, Hòa Tiến, Hòa Bắc, Hòa Nhơn, Hòa Phú, Hòa Khương, Hố Trầu và một số khu vực trên đường Nguyễn Tri Phương...
Tại Quảng Nam, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết trong sáng 28/10, toàn tỉnh thực hiện tạm ngừng cung cấp điện khi bão đổ bộ vào bờ để đảm bảo an toàn. Đến sáng nay, tỉnh Quảng Nam đã sơ tán gần 89.000 người dân đến nơi tránh, trú bão.
Cách đây ít phút, trên trang cá nhân, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cảnh báo người dân không ra khỏi nhà khi thấy gió lặng.
"Bà con Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định: Trưa sẽ có lúc lặng gió, tuyệt đối không ra ngoài. Gió sẽ mạnh trở lại ngay", ông Lâm cảnh báo.
Trong khi đó, do ảnh hưởng của bão số 9, tại đảo Lý Sơn đã có gió mạnh cấp 11, giật cấp13; tại Bình Châu (Quảng Ngãi) có gió mạnh cấp 11, giật cấp 12, tại Hoài Hải (Bình Định) có gió mạnh cấp 7, giật cấp 11, tại An Khê (Gia Lai) có gió cấp 7, giật cấp 9.
Bộ Chỉ huy quân sự TP Đà Nẵng đã điều động 3 xe lội nước BTR152 sẵn sàng làm nhiệm vụ.
Theo chỉ huy đơn vị này, đây là loại xe hàn thép, vỏ giáp có độ dày từ 15-9 mm, phần mỏng nhất nằm ở sàn xe, 4mm. Cabin có hai cửa, kính chắn gió được bảo vệ bởi 2 tấm sắt có khe nhìn, có thanh đóng mở riêng. Việc điều động loại xe này sẽ giúp lực lượng quân đội cơ động giúp người dân phòng chống thiên tai, bão lũ.
Phú Yên sáng nay mưa to, nhiều nơi mưa rất to, gió giật mạnh do ảnh hưởng của bão số 9. Tại các tuyến phố chính của thành phố Tuy Hòa, nhiều cây xanh đã bị bật gốc, một số mái tôn, biển hiệu quảng cáo, lều bạt của người dân bị gió thổi bay.
VOV
Theo TTXVN, ở các huyện Phú Hòa, Tây Hòa, Tuy An, gió to khiến một số cây xanh trồng dọc các tuyến đường liên xã bị ngã đổ, chính quyền các địa phương đang huy động lực lượng, phương tiện giải tỏa, thông đường, tạo thuận lợi cho người dân lưu thông.
Ảnh Văn Chương
Tại Quảng Ngãi, mưa lớn kèm sóng biển liên tục ập vào làng chài An Cường, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Nhiều ngôi nhà nằm sát biển bị sóng đánh ngang mái.
Theo thông tin ban đầu, Quảng Ngãi đã có 2 người chết do bão số 9. Đó là anh Nguyễn Văn Hiệp (sinh năm 1981, ở xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành), bị ngã khi chằng chống nhà ở.
Trường hợp còn lại là ông Lê Đức Hiếu (40 tuổi, ở huyện Mộ Đức) bị ngã từ trên cây xuống đất khi đang tỉa cành để phòng bão. Nạn nhân được đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi.
Do ảnh hưởng của bão số 9, tại Bình Châu (Quảng Ngãi) đã đo được gió mạnh cấp 8, giật cấp 9; đảo Lý Sơn có gió mạnh cấp 9, giật cấp 11; đảo Cồn Cỏ có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9. Ở các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên đã có mưa to với lượng mưa phổ biến 70-150mm.
Tại Thừa Thiên - Huế, ảnh hưởng của bão số 9 khiến địa bàn có mưa to và gió lớn tăng dần. Chính quyền địa phương đã yêu cầu người dân không được ra đường, các cửa hàng kinh doanh đều đóng cửa để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân.
TTXVN dẫn lời Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Thanh Hùng cho biết địa bàn tỉnh đang có gió giật cấp 4-5, làm nhiều cây cối đổ vào đường dây điện 35KV khiến cho toàn huyện A Lưới mất điện.
Tối 27/10, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã di dời, sơ tán 19.671 hộ dân với 65.890 nhân khẩu đến những vị trí an toàn để tránh trú bão số 9.
Sáng 28/10, mưa gió dữ dội khiến các địa phương Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ và TP Quảng Ngãi mất điện trên diện rộng. 9h sáng nay, tại Bình Châu có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9; đảo Lý Sơn có gió mạnh cấp 9, giật cấp 11.
Sáng 28/10, trên địa bàn tỉnh Kon Tum xuất hiện mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 9. Sở GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã có văn bản yêu cầu Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố cho học sinh nghỉ học 2 ngày (28-29/10) để phòng, chống, ứng phó bão và mưa lũ, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.
UBND tỉnh Kon Tum cũng yêu cầu các đơn vị chủ động chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống, ứng phó bão và mưa lũ, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất theo phương châm "bốn tại chỗ".
Còn tại Gia Lai, mưa bắt đầu xuất hiện mưa nhỏ vào tối qua. Sán nay địa bàn TP Pleiku và các huyện phía bắc của tỉnh có mưa lớn lèm theo gió nhẹ, đường phố vắng người qua lại. Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai đã thông báo cho hơn 400.000 học sinh từ Mầm non đến THPT nghỉ học một ngày để ứng phó trước tình hình diễn biến phức tạp của bão số 9.
Gió giật mạnh khiến nhiều bảng hiệu ở xã Bình Nguyên, huyện Bình Sơn, bị hỏng nặng. Ảnh: Zing
Lý Sơn là địa phương đầu tiên bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão số 9. Tại đây, gió đang rít mạnh từng cơn kèm theo mưa lớn, sóng biển cao 4-6 m. Mưa lớn và gió mạnh đã làm tốc một số mái nhà của người dân và trụ sở cơ quan. Hiện nay, toàn bộ huyện đảo bị mất điện.
Trong khi đó ở Bình Định, nhiều ngôi nhà bị tốc mái do gió giật mạnh.
Cây cối, biển quảng cáo bị đổ la liệt vì gió mạnh (Nguồn: Facebook)
9h sáng 28/10, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng gọi điện thoại cho Bộ trưởng Quốc phòng - đại tướng Ngô Xuân Lịch, đề nghị cử tàu lớ hơn ra cứu ngư dân trên biển. Phó thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng thống nhất điều 2 tàu Hải quân và 2 tàu kiểm ngư từ Cam Ranh ra cứu hộ ngư dân. Các tàu này có công suất lớn hơn, khả năng chịu bão tốt hơn, nên có thể tiếp cận hiện trường hiệu quả hơn.
Hiện có 2 tàu của Bình Định bị chìm, 26 thuyền viên mất tích. Một tàu ngư dân ra ứng cứu cũng gặp sự cố đang chờ ứng cứu.
Biển báo cùng mái tôn đổ ngã nghiêng. (Nguồn: Facebook)
Quảng Ngãi đang mưa to, gió mạnh, nhiều nơi mất điện. Ảnh: Vietnamnet
Nhiều khu vực ở TP Quảng Ngãi, Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ và huyện đảo Lý Sơn bị cúp điện hoàn toàn.
Sóng biển đánh cao
Tại Đà Nẵng gió rất mạnh, mưa từng đợt rất lớn. Khắp các đường phố thi thoảng chỉ có một vài phương tiện qua lại. Do gió rất lớn nên người dân Đà Nẵng không dám ra đường. Các trục đường lớn, cầu đều vắng người qua lại. Tất cả cán bộ, công chức, viên chức Đà Nẵng nghỉ làm để tập trung ứng phó bão số 9.
Đà Nẵng gió mạnh, cây đổ nhiều
Học sinh cũng được nghỉ học nên một số trường học cũng được dùng để làm nơi trú tránh cho người dân. Hàng chục khách sạn trên địa bàn Đà Nẵng mở cửa mời người dân đến tránh bão.
Đến 5h sáng 28/10, Bộ đội biên phòng Đà Nẵng đã kêu gọi 1.240 tàu với hơn 7.000 lao động và nơi tránh trú an toàn. Còn 2 tàu cá với 17 lao động đang hoạt động khu vực nam Biển Đông của tỉnh Cà Mau. Chính quyền các quận, huyện TP Đà Nẵng đã sơ tán 20.178 hộ với 91.206 người đến các tòa nhà kiên cố để tránh trú an toàn. Hiện, thành phố chưa có thiệt hại do bão số 9 gây ra.
Trục đường Bạch Đằng đã ngập toàn bộ. Ảnh: ZingnewsNgay từ sáng sớm, tại TP Tam Kỳ (Quảng Nam) gió rít từng cơn liên hồi, mưa không lớn. Ghi nhận của Zingnews trên đường Lý Thường Kiệt không một bóng người. Tại Hội An, mưa lớn kéo dài từ 22h tối 27/10. Trục đường Bạch Đằng đã ngập toàn bộ. Mực nước sông Thu Bồn dâng khoảng 30 cm.
Gió giật từng đợt khiến cây cối uốn cong
Tại TP Tam Kỳ, Quảng Nam có mưa nhỏ, gió giật cấp 6. Gió giật từng đợt khiến cây cối uốn cong, những ngôi nhà lợp bằng mái tôn rung bật, phát ra tiếng lớn. Toàn thành phố điện đã cắt điện, trên các tuyến đường không có người qua lại. Hiện chưa ghi nhận thiệt hại nào. Tại khối phố Mỹ Thạch, phường Tân Thạnh, người dân ở nhà cấp bốn di chuyển qua nhà tầng kiên cố của hàng xóm để trú ngụ.
Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Yên cũng dùng 2 xe bọc thép để đến các điểm xung yếu, sẵn sàng ứng phó, cứu hộ, cứu nạn.
Ở tỉnh Phú Yên, mưa chưa lớn nhưng gió bắt đầu mạnh dần. Từ sáng nay, tỉnh này khuyến cáo người dân không ra đường để tránh nguy hiểm. Hiện, các lực lượng của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, công an, biên phòng... đã được lệnh sẵn sàng ứng cứu và di chuyển đến khu vực bão số 9 có thể đổ bộ.
Tại Quy Nhơn, mưa kèm gió lớn từ rạng sáng. Khu vực Cảng Quy Nhơn, một vài chủ tàu cá đang neo đậu tại đây lo lắng cho tài sản, lên tàu chằng dây, kiểm tra thiệt hại.
Tại Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm cho biết: "Có thể nói diễn biến của bão từ đêm hôm qua cho đến thời điểm hiện tại vẫn theo đúng dự báo của chúng tôi, di chuyển chủ yếu theo hướng tây tây bắc, với tốc độ 20-25km/giờ. Trong đêm qua, tác động của bão bắt đầu tăng dần trên đất liền. Ngoài khu vực huyện đảo Lý Sơn, khu vực cảng Sa Kỳ (Quảng Ngãi) cũng quan trắc được gió cấp 9, giật cấp 11.
Trong ngày hôm nay, 28/10, chúng tôi dự báo gió sẽ tiếp tục tăng dần, khi mà bão tiếp tục di chuyển theo hướng tây tây bắc với tốc độ 20-25km/giờ. Chính vì thế, gió mạnh nhất trong ngày hôm nay sẽ rơi vào thời điểm sáng và trưa. Các khu vực phía bắc như Đà Nẵng, Quảng Nam cũng phải sau 9 giờ gió mới bắt đầu tăng mạnh. Trong ngày hôm nay, vào buổi trưa gió có thể có khoảng thời gian lặng, đến buổi chiều thì đổi hướng, gió mạnh".
Ông Lâm cũng cho biết trong ngày hôm nay, mưa lớn còn tiếp tục xảy ra ở các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Phú Yên, trọng tâm ở các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Sau đó khi bão vào bờ và suy yếu dần thì vùng mưa dịch dần lên các tỉnh phía bắc, trọng tâm mưa ở các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế và có thể mở rộng ra cả Hà Tĩnh.
Cụ thể, lúc 6h sáng nay vị trí tâm bão ở khoảng 14,7oN; 110,0oE, cách Đà Nẵng khoảng 240km, cách Quảng Nam 175 km, cách Quảng Ngãi 140 km, cách Phú Yên 190 km. Sức gió mạnh nhất cấp 12-13 (115-150km/h), giật cấp 16.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km, đi vào đất liền từ Đà Nẵng đến Phú Yên với sức gió mạnh nhất cấp 12-13, giật cấp 15 sau đó suy yếu dần.
Đến 16h, vị trí tâm bão ở khoảng 15,0 độ Vĩ Bắc; 107,6 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Tây Nguyên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Đến 4h ngày 29/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 15,5 độ Vĩ Bắc; 105,1 độ Kinh Đông, trên khu vực Thái Lan. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.
Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): Từ vĩ tuyến 11,0 đến 18,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 114,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.
Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây và suy yếu thành một vùng áp thấp.
Vùng biển phía Tây của khu vực Bắc và giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Nam quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 10-11, vùng gần tâm bão cấp 12-13, giật cấp 16; sóng biển cao từ 8-10m; biển động dữ dội.
Vùng biển ngoài khơi từ Đà Nẵng đến Phú Yên (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn) có gió mạnh cấp 9-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12-13, giật cấp 15; biển động dữ dội; sóng biển cao từ 6-8m.
Vịnh Bắc Bộ và vùng biển từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế (bao gồm cả đảo Cồn Cỏ) ảnh hưởng của hoàn lưu phía Bắc cơn bão kết hợp với không khí lạnh nên có gió đông bắc cấp 8-9, giật cấp 11; biển động rất mạnh; sóng biển cao từ 4-6m. Vùng biển từ Khánh Hòa đến Bình Thuận có gió mạnh cấp 7, giật cấp 10; biển động mạnh; sóng biển cao từ 3-5m.
Khu vực ven biển các tỉnh từ Nghệ An đến Bình Định có khả năng xảy ra nước dâng do bão cao từ 0,5-1,5m. Nguy cơ ngập úng ở các vùng trũng, cửa sông, đầm phá ven biển từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi.
Các tỉnh/thành phố từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên có gió mạnh cấp 8-10, giật cấp 12; riêng đất liền ven biển các tỉnh/thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có gió mạnh cấp 11-13, giật cấp 15. Các tỉnh Kon Tum, Gia Lai có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Bắc Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 10.
Ở khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 200-400mm/đợt; Bắc Tây Nguyên 150-250mm/đợt.
Từ 28-31/10 khu vực từ Nghệ An đến Quảng Trị có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 200-400mm/đợt; riêng Nam Nghệ An và Hà Tĩnh có lượng mưa phổ biến 500-700mm/đợt.
Trong khi đó, từ đêm nay Hà Nội có mưa và chuyển lạnh. Theo đó, sáng 28/10, bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía nam. Khoảng chiều tối và đêm nay, bộ phận không khí lạnh này ảnh hưởng đến vùng núi Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ chiều tối và đêm nay ở Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa, mưa rào. Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ đêm nay trời chuyển lạnh. Ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp rìa phía bắc hoàn lưu cơn bão số 9 nên vịnh Bắc Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 8-9, giật cấp 11, biển động rất mạnh. Gió đông bắc trong đất liền cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5.
Từ chiều tối 28 đến ngày 30/10, Hà Nội có mưa và trời chuyển lạnh trong đêm.
K.N (th)
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 2 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 2 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 4 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 4 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 4 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 5 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.