Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bật mí "tuyệt chiêu" nấu cơm giúp phòng chữa 5 căn bệnh nguy hiểm: Ai cũng có thể áp dụng!

Chủ nhật, 07:10 30/09/2018 | Sống khỏe

Bạn nấu cơm hàng ngày nhưng có thể chưa biết bí quyết nấu ăn giúp bạn vừa ngon miệng, vừa phòng ngừa bệnh tật. Cách nấu đơn giản này sẽ mang đến những lợi ích sức khỏe tuyệt vời.

Ngày nào bạn cũng ăn cơm, liệu có cảm thấy đơn điệu và muốn đổi món? Trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể thay đổi cách nấu cơm của mình để có những bữa cơm hoàn toàn mới lạ, ngon miệng, và đặc biệt hơn, có thể giúp bạn phòng chữa bệnh hiệu quả.

Sau đây là bí quyết nấu món cơm giúp bạn phòng chữa bệnh huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, táo bón, béo phì...và nhiều tác dụng khác chỉ với một "tuyệt chiêu" vô cùng đơn giản. Hãy thêm một nắm yến mạch vào gạo để nấu cơm.

Bật mí tuyệt chiêu nấu cơm giúp phòng chữa 5 căn bệnh nguy hiểm: Ai cũng có thể áp dụng! - Ảnh 1.

Những lợi ích đặc biệt khi thêm yến mạch vào gạo để nấu cơm

1. Yến mạch có giá trị dinh dưỡng cao hơn các ngũ cốc khác

Theo các nghiên cứu, hạt hoặc bột yến mạch là một loại ngũ cốc tốt cho sức khỏe, ngoài việc bổ sung năng lượng, đây còn là một thực phẩm ưu việt hơn so với những thực phẩm khác.

Đầu tiên, hàm lượng protein cao hơn các loại ngũ cốc khác. Hàm lượng protein của gạo là 6 - 9%, lúa mì là 8 - 13%, trong khi yến mạch có thể đạt 15 - 17%, không chỉ có ưu thế về số lượng, chất lượng protein của yến mạch cũng là ưu thế tuyệt vời.

Thứ hai, hàm lượng chất béo cao hơn so với các loại ngũ cốc khác, hàm lượng chất béo của ngũ cốc nói chung là 2 - 3%, trong khi đó, hàm lượng chất béo của yến mạch 5 - 9%.

Hơn nữa, chất béo trong bột yến mạch cũng tốt hơn rất nhiều so với ngũ cốc cùng loại, đồng thời hàm lượng axit oleic cao hơn các loại ngũ cốc khác. Hàm lượng axit oleic phong phú sẽ giúp cho cơ thể chống lại và ngăn ngừa cholesterol xấu, phù hợp với những người đang có tăng cholesterol máu, tăng lipid máu.

Ngoài ra, một số khoáng chất trong yến mạch như canxi, sắt và kẽm, cũng có tỉ lệ cao hơn đáng kể so với các loại ngũ cốc khác.

Bật mí tuyệt chiêu nấu cơm giúp phòng chữa 5 căn bệnh nguy hiểm: Ai cũng có thể áp dụng! - Ảnh 2.

2. Yến mạch giúp nhuận tràng, giảm cân, kiểm soát tiểu đường, mỡ máu, huyết áp cao, béo phì

Nếu bạn chưa có thói quen này, thì hãy nhanh chóng thử áp dụng, mua một ít hạt/bột yến mạch, cho một nắm vào nồi nấu cùng với gạo. Món ăn này không chỉ tốt cho sức khỏe, mà còn có tác dụng nhuận tràng, giảm cân, kiểm soát bệnh "tam cao", bao gồm mỡ máu cao, đường trong máu cao và huyết áp cao.

Không có quy định về tỉ lệ trộn, bạn thích ăn nhiều thì cho số lượng yến mạch nhiều, còn không thích ăn thì có thể cho ít hơn. Mỗi bữa 1 nắm hạt là đủ.

Ngoài ra, nếu chọn cách ăn này, sẽ là cách bổ sung chất tinh bột thô một cách hợp lý. Thông thường, gạo đã qua chế biến xay xát kỹ sẽ bị loại bỏ bột cám, chất xơ thô hữu ích, nên thêm hạt yến mạch khi nấu cơm là giải pháp bổ sung tiện lợi và tối ưu.

Đặc biệt ở những bệnh nhân tiểu đường, hạt yến mạch thô chứa nhiều chất xơ, sau khi ăn vào cơ thể, sự gia tăng lượng đường trong máu không quá nhanh. Do đó, ăn ngũ cốc nguyên hạt thì khả năng tăng lượng đường trong máu sẽ thấp hơn so với các loại hạt mịn như gạo trắng và bột mì trắng.

Bật mí tuyệt chiêu nấu cơm giúp phòng chữa 5 căn bệnh nguy hiểm: Ai cũng có thể áp dụng! - Ảnh 3.

Hai nhóm người nên hạn chế ăn yến mạch

Mặc dù bột yến mạch là thực phẩm rất tốt, nhưng nó không thích hợp cho tất cả mọi người, sau đây là 2 nhóm người nên ăn ít hơn.

1. Người có bệnh dạ dày

Mặc dù yến mạch rất có lợi cho việc nhuận tràng, nhưng kết cấu khá cứng, nếu ăn nhiều sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng viêm dạ dày (những người dạ dày đã ở trong dạng viêm xói mòn) và loét dạ dày.

Một số loại hạt tròn, chẳng hạn như hạt kê, ngô… trong quá trình tiêu hóa sẽ tạo ra các chất có tính axit, khiến cho lượng axit trong dạ dày nhiều hơn, dễ dẫn đến trào ngược axit. Nếu ăn nhiều có thể làm nặng thêm tình trạng trào ngược axit, thậm chí gây ra cảm giác nóng rát trong bụng.

Bật mí tuyệt chiêu nấu cơm giúp phòng chữa 5 căn bệnh nguy hiểm: Ai cũng có thể áp dụng! - Ảnh 4.

2. Người cao tuổi

Người cao tuổi không nên ăn nhiều yến mạch. Do yếu tố tuổi tác, các chức năng hoạt động của dạ dày và đường tiêu hóa suy giảm, nếu phải tiếp nhận một lượng lớn hạt yến mạch cứng, có thể khiến cho việc tiêu hóa trở nên khó khăn.

Nếu bạn muốn bảo vệ dạ dày, tốt nhất nên chọn ăn các loại thực phẩm mềm, chế biến chín kỹ, nếu vẫn ăn yến mạch thì nên chọn loại đã được nghiền nát, nấu loãng.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 thay đổi sớm nhất của cơ thể khi gan “ngập mỡ”, rất dễ bị bỏ qua

5 thay đổi sớm nhất của cơ thể khi gan “ngập mỡ”, rất dễ bị bỏ qua

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Gan được mệnh danh là “cơ quan câm” vì không có dây thần kinh cảm giác đau và bệnh tật tiến triển âm thầm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cứu gan khỏi bệnh gan nhiễm mỡ nhờ 5 dấu hiệu này.

Lợi bất cập hại với trào lưu cho con uống thuốc bổ

Lợi bất cập hại với trào lưu cho con uống thuốc bổ

Mẹ và bé - 11 giờ trước

Nhiều phụ huynh, chỉ vì lo con còi cọc, biếng ăn, hay nghe lời truyền tai trên mạng xã hội mà vội vàng tìm mua đủ loại thuốc bổ mà không hề hay con mình có thể đối mặt với những ảnh hưởng sức khỏe.

Đi khám định kỳ, người đàn ông 54 tuổi tình cờ phát hiện u tuyến nước bọt

Đi khám định kỳ, người đàn ông 54 tuổi tình cờ phát hiện u tuyến nước bọt

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - U tuyến nước bọt thường không có triệu chứng rõ ràng. Một số bệnh nhân có thể thấy sưng nhẹ và sờ thấy khối u ở vùng trước tai, góc hàm, dưới hàm, vùng cổ, hoặc trong khoang miệng...

Sống thọ hay không nhìn mỡ bụng là lộ hết, bạn có dám tự kiểm tra không?

Sống thọ hay không nhìn mỡ bụng là lộ hết, bạn có dám tự kiểm tra không?

Sống khỏe - 15 giờ trước

Chỉ mất chưa tới 1 phút để tự kiểm tra mỡ bụng, bạn sẽ tìm được nhiều manh mối quan trọng về việc mình sống thọ hay “đoản thọ”.

Ra mắt ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ nhân viên y tế trong khám chữa bệnh

Ra mắt ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ nhân viên y tế trong khám chữa bệnh

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ứng dụng AI trong y tế thì 20 năm tới, chỉ bằng kết quả xét nghiệm, chiếu chụp, các bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán chính xác hơn, nhanh hơn trong quá trình khám chữa bệnh.

5 loại thực phẩm ‘thúc đẩy’ ung thư dạ dày

5 loại thực phẩm ‘thúc đẩy’ ung thư dạ dày

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Ung thư dạ dày là một bệnh lý phức tạp với nhiều yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng. Có nhiều loại thực phẩm tưởng như vô hại nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ 'thúc đẩy' ung thư dạ dày.

Vụ lật tàu trên Vịnh Hạ Long: Sức khoẻ các nạn nhân giờ ra sao?

Vụ lật tàu trên Vịnh Hạ Long: Sức khoẻ các nạn nhân giờ ra sao?

Y tế - 18 giờ trước

Liên quan đến vụ tàu du lịch bị lật trên Vịnh Hạ Long, hiện sức khỏe 10 người may mắn được cứu sống đang điểu trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh và Bệnh viện Bãi Cháy đã cơ bản ổn định.

Người đàn ông 64 tuổi đang khỏe mạnh, bất ngờ đột quỵ từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 64 tuổi đang khỏe mạnh, bất ngờ đột quỵ từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Đang sinh hoạt bình thường, ông Đ. bỗng cảm thấy mệt, sau đó xuất hiện các triệu chứng bất thường như lơ mơ, không thể nói chuyện, liệt nửa người trái.

Nữ giáo viên 30 tuổi phát hiện ung thư vú từ dấu hiệu nhiều người bỏ qua

Nữ giáo viên 30 tuổi phát hiện ung thư vú từ dấu hiệu nhiều người bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bất ngờ phát hiện khối u nhỏ ở ngực, nhưng do còn trẻ, có sức khỏe tốt và không có tiền sử bệnh gia đình nên cô đã không quá lo lắng.

11 biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường không thể chủ quan, người mắc bệnh cần biết

11 biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường không thể chủ quan, người mắc bệnh cần biết

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm xếp thứ 3, chỉ sau các bệnh lý tim mạch và ung thư. Bệnh tiểu đường biến chứng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, thận hoặc đột quỵ...

Top