Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bất ngờ gặp lại tình đầu trên giường bệnh

Thứ bảy, 15:48 08/12/2007 | Giải trí

“Chào anh Duật, tôi là Mai, Tuyết Mai Tây Bắc đây...”. Chỉ mới nghe thế, cả nhà thơ Phạm Tiến Duật và Tuyết Mai đã nhào vào nhau. Trong khi chị giàn giụa nước mắt thì Duật ôm hôn rất lâu, rất âu yếm lên khuôn mặt của người phụ nữ.

>> “Cô gái Thạch Nhọn” và cuộc gặp kỳ lạ ở Trường Sơn: 30 phút và 39 năm
>> Nhà thơ Phạm Tiến Duật phiêu bạt cùng số phận
>> Tác giả "Tiểu đội xe không kính " đã ra đi


- Tại sao anh không có thơ tình nhỉ? - Có lần tôi hỏi Phạm Tiến Duật.

- Thế nào là thơ tình? - Anh vặn lại.

Tôi dẫn ra một vài bài của Xuân Diệu, Xuân Quỳnh, của Aragông, Exênhin... để làm cứng câu hỏi của mình. Duật không phản ứng gì) hoặc là chẳng thèm phản ứng vì cái điều quá ư dễ hiểu ấy). Một lát, anh bất ngờ bật lên:

Và K. ơi anh vẫn buồn như thế,
Anh vẫn cầm câu hát đó của em
Anh vẫn cầm hơi thở đó của em
...

(Vì không nhớ tên thật của người trong bài thơ, K. là cái tên tôi đành nghĩ ra vậy.)

Bài thơ rất “tình” và hay, chừng mươi lăm câu chi đó, Duật đọc một mạch với nhiều cảm xúc. Và không thêm một lần đọc lại, dù tôi cố ép. Đinh ninh sẽ còn có dịp...

Thế rồi anh ngã bệnh, cho đến khi anh vào bệnh viện lần thứ hai tôi mới thấy cuống. Không chỉ một bài thơ này mà còn nhiều điều khác nữa, tôi rất muốn hỏi anh. Một hai tuần đầu trong Bệnh viện 108 anh vẫn khá tỉnh táo, vẫn nói chuyện được. Tôi vào thường và dặn thêm những người thân trực bên anh hãy gọi ngay cho tôi những lúc có thể, tôi sẽ tức thì có mặt.

Vẫn không có dịp (hay không kịp cũng thế). Thực ra đã không hẳn như vậy. Điều bứt rứt là nên bắt đầu với anh thế nào. Trong khi đang động viên anh và động viên chính mình hãy có niềm tin trong cuộc vật lộn cam go này, làm ngược lại được sao?

Có lần trong một “tiệc” bia, ai đó bảo đời thằng đàn ông nào chẳng đi qua vài mối tình. Một người khác, hình như là Trần Ninh Hồ: “Phàm là nghệ sĩ thì phải con số chục. Nghệ sĩ là kẻ duy mỹ, duy cảm, chuyên đi săn lùng và ca tụng cái đẹp sao lại không trắc ẩn trước biểu tượng của cái đẹp là phụ nữ được...”. Cười vang.

Phạm Tiến Duật chỉ hực lên một tiếng nhẹ rất đặc trưng, rồi buông khẽ: “Có khi hơn...”. Anh đăm đăm dõi vào đâu đó; hình như có rất nhiều những gì “ẩn náu ở nơi xa xăm” đang chực “bén bùng như lửa” nơi anh. Mọi người có vè ngóng, nhưng anh không nói gì thêm...

Vậy thì thi sĩ họ Phạm đã đi qua bao nhiêu cuộc tình? Chỉ có anh biết và trời biết. May sao, qua những lời tự bình của anh dưới mỗi bài thơ trong “Vầng trăng và những quầng lửa” (NXB QĐND, 1995) ta làm con tính cộng cũng được dăm. Tôi sẽ phải cộng vào thêm một nữa từ những gì tôi biết qua “Gửi em cô thanh niên xung phong”.

Gần đây trong một cuộc phỏng vấn mà báo chí đăng tải, Phạm Tiến Duật có nói bài thơ đó lấy cảm hứng từ một đêm Hà Tĩnh; ngoài việc hình như nhân vật trong bài thơ tên Thanh thì anh không biết gì hơn và “không có gì hơn”.

Cộng cả sau và trước khi có bài báo, đã đến cả chục cô thanh niên xung phong thời ấy nhận chính mình là người trong cái đêm“Thạch Nhọn, Thạch Kim”. Hoặc là họ nhầm, hoặc là họ mong muốn, tất cả đều đáng yêu...

Có thể tiết lộ thêm một điều này nữa là sau cơn shock thơ anh hồi đầu những năm 70, Phạm Tiến Duật nhận được không ít thư tỏ tình của các cô gái...

Trở lại với điều hình như tôi đang “than van” là Phạm Tiến Duật không có thơ tình theo nghĩa người ta vẫn nghĩ; vâng, thì bỗng một hôm, tôi sửng sốt vì một người phụ nữ tuổi đã ngoài 60 mà gương mặt vẫn đẹp, bảo: “Tôi có mấy tập thơ tình mà Phạm Tiến Duật tự tay viết tặng...”. Đầu đuôi như sau:

Những ngày đầu mới trở lại bệnh viện, Phạm Tiến Duật vẫn được người bạn gái của mình, sáng sáng dìu đi quanh quanh như một liệu pháp điều trị. Một bận, khi anh trở về ngang chiếc ghế trước phòng anh nằm, bỗng nghe tiếng nói: “Chào anh Duật, tôi là Mai, Tuyết Mai Tây Bắc đây...”.

Chỉ mới nghe thế, cả hai – người đàn bà đang ngồi và người đàn ông được dìu - đã nhào vào nhau. Trong khi chị giàn giụa nước mắt thì Duật ôm hôn rất lâu, rất âu yếm lên khuôn mặt của người phụ nữ. Rõ ràng anh quá bất ngờ trong cuộc gặp này. Mãi sau anh vẫn còn lẩm bẩm tiếng được, tiếng mất: “May quá,... quá!” với vẻ đầy xúc động.

Sau này, chị còn đến thăm anh mấy lần, lúc thì hát hay đọc cho anh nghe những khúc thi ca thuở kháng chiến, lúc thì chỉ đơn giản ngồi bên xoa bóp đôi bàn tay anh rất lâu, lặng lẽ với bao hồi niệm.

Nhiều người có mặt lúc đó đã không biết rằng đôi mắt của người phụ nữ ấy không còn nhìn thấy gì nữa (và đôi mắt của anh Duật cũng gần như vậy). Mấy tháng trước chị được nghe nói Phạm Tiến Duật đang bệnh nặng nhưng không biết anh ở đâu. May sao khi anh nhập viện ai đó biết gọi điện cho chị chỉ nơi anh nằm. Chị nhờ người dắt đến, phải lần thứ hai mới gặp được.

Chị tự giới thiệu “Tôi là Tuyết Mai, hơn anh Duật hai tuổi, bạn cùng thời Quân khu Tây Bắc. Hồi đó, anh từng viết một kịch bản biểu dương người tốt, việc tốt; tôi làm đạo diễn...”. Chị chỉ nói thế và luôn muốn nhấn mạnh sự hơn tuổi của mình, dường như là để “minh bạch” mối quan hệ giữa hai người...

…Đó là một sớm Tây Bắc, trời se lạnh, Tuyết Mai bước vào doanh trại một đơn vị cao xạ pháo. Như những thành viên khác của Đoàn văn công Quân khu, chị được phân công xuống đơn vị này để làm công tác phong trào.

Cầm súng đứng gác trước cổng là một chiến sĩ trẻ dong dỏng cao, nét mặt rất thư sinh đẹp trai. Tuyết Mai trình bày lý do rồi bước vào. Anh lính đỏ mặt gật đầu, nhưng chị mới qua được mấy bước đã bị gọi giật lại: “Cô… chị gì ơi…”.

Tuyết Mai dừng bước ngoái đầu, người lính càng đỏ mặt hơn... Rồi hai người bén việc ngay, vì Duật cũng đang là một cây văn nghệ khá nổi của đơn vị.

Duật vừa viết xong kịch bản “Cơn lốc xoáy” từ người thật việc thật của đơn vị, pha thêm chút hài hước khiến Tuyết Mai đọc rất thích. Chị có ngay dịp để làm đạo diễn, nghề được đào tạo, cho dù cô gái xinh đẹp ấy thường vẫn phải xuất hiện trong tư cách người dẫn chương trình của Văn công Quân khu.

Vở diễn này sau đó được hoan nghênh nhiệt liệt và còn được mang đi phục vụ các đơn vị bạn. Họ dần quen thân nhau. Duật thường rụt rè trước phụ nữ, với Mai thì càng chỉ quan hệ trên công việc, không chú ý đến điều gì khác, cho nên thật bất ngờ một hôm anh tưng tửng nói: “Duật muốn đi cùng trời cuối biển với Mai. Yêu thật đấy, yêu lắm đấy!”.

Tưng tửng rồi lảng ngay. Dưới mắt Tuyết Mai, Duật luôn là một người trai thông minh, có tài, hóm hỉnh, chưa nói còn là một trí thức trẻ, đẹp trai – tóm lại, một thứ mì chính cánh có giá, rất có giá; chưa nói nữa đó còn là của hiếm giữa cái xứ “cò gáy” này.

Nhưng chỉ thế thôi vì cũng dưới mắt chị, Duật là “cậu em”, kém cả tuổi quân lẫn tuổi đời cơ mà! Bởi vậy, khi Duật nói thế thì Mai chỉ cười. Cho đến khi Duật thêm một lần ngỏ lời nữa thì chị chột dạ. Nhất là lúc ấy chứng kiến Duật vừa nói vừa tiện có hòn phấn trên tay vẽ ra không biết bao nhiêu là vòng tròn, vòng méo rối như mớ len rối.

Anh bảo: “Với Duật đây là mối tình đầu, thật đấy Mai ạ!…”. Mất một đêm thao thức kiểm lại lòng mình, Tuyết Mai phải nhận rằng mình cũng có tình cảm với Duật từ lâu. Cái thuở ấy gái hơn trai là điều tối kỵ trong tình duyên. Chỉ vì lý do đó mà Mai đã không dám nghĩ xa; và cũng chỉ vì lý do đó mà quan hệ giữa hai người sau này cứ như là vụng trộm.

Mai ngại đã đành, còn Duật tuy cố thuyết phục Mai rằng chẳng là gì cả về cái sự lệch tuổi, rằng anh đã rút bớt tuổi để đi học đấy, nhưng không phải anh không sợ. Anh sợ nhất là các chàng văn công vốn luôn coi các nàng trong đoàn thuộc quyền “quản lý” của mình đã đành, nay nếu lại biết kẻ dám xông vào cạnh tranh là “cậu em Phạm Tiến Duật” nữa thì…

Thế nên mỗi lần muốn hò hẹn, hoặc để làm bình phong, cả hai phải cậy đến một người thứ ba: Bích Liên, cùng đồng hương Hà Nội với Mai, lại rất “hợp lý” là kém tuổi Duật. Nhưng với kẻ tinh ý, cái “bình phong” này đôi khi bị lủng. Duật đỏ tưng bừng mặt khi có ai đó xóc: “Tìm bà chị hả?”, hay xa xôi: “Tiếc quá, cái “bình” Liên đi vắng biết làm sao đây?”.

Thế vậy, bên ngoài hai người cứ phải làm lạnh, và ngoài lạnh bao nhiêu thì lửa trữ bên trong tương ứng bấy nhiêu. Với Phạm Tiến Duật, lửa tức khắc bén bùng thành thơ. Những tập thơ mỏng: “Búp bê nhỏ”, “Hoa Mai trên Tuyết”, “Mặt trời của anh”… bằng giấy học trò hoặc giấy pơluya, tự tay Phạm Tiến Duật  vẽ bìa và minh họa rất đẹp, lần lượt đến với Tuyết Mai.

Thơ tình buổi ấy của Phạm Tiến Duật thế nào? Được hỏi, Tuyết Mai bối rối một lát rồi nhớ lại: “Rừng xanh, ban trắng, rừng xanh/Ban em là để rừng anh bế bồng”; “Em là tuyết mà gần em ấm thế”; “Chiều dần buông tím xa xa/Tím ru nhè nhẹ tình ta mỗi chiều/Chiều ơi mờ nhạt phiêu diêu/Tím nâng câu hát mỗi chiều tình ta”...

Những tập thơ ấy bây giờ ở đâu? Chị Tuyết Mai buồn rầu cho biết, nơi mà Đoàn văn công Tây Bắc phục vụ thời đó luôn là chiến trường Lào. Lần nào hành quân sang bên ấy, trong ba lô tôi cũng có những tập thơ của anh Duật. Rồi một lần bom rơi nơi đóng quân, mọi thứ cháy hết, chỉ may còn người. Thật tiếc quá!

Cũng còn một tập đấy, chị bảo, lần ấy do Bích Liên cầm đọc, thì thoát. Nhưng… Lại nhưng mới buồn! Hơn mười năm trước do bệnh tiểu đường, chị bị hỏng mắt, không còn nhìn thấy gì. Hỏng mắt, chồng mất trước đó mấy năm rồi, một tay chị phải chỉ huy công việc làm nhà rồi chuyển nhà.

Chị luôn cất giữ cẩn thận tập thơ duy nhất còn lại ấy, nhưng khi mọi việc xong xuôi, nhờ người nhà kiểm lại thì không tìm thấy đâu nữa! “Tôi hy vọng nó vẫn nằm đâu đó trong xó nhà này, nhưng mắt mũi thế… Thôi đành chịu!”.

Lại nói về cái thuở Tây Bắc. Một lần từ chiến trường Lào phục vụ trở về, Mai bất ngờ hay tin Duật đã chuyển đơn vị về xuôi. Ngỡ ngàng! Mất liên lạc từ đấy. Sau này gặp lại, Phạm Tiến Duật có nói anh từng gửi nhiều thư – và cả thơ nữa, tất nhiên rồi – nhưng Tuyết Mai không nhận được (chẳng rõ nguyên nhân từ đâu nữa).

Rồi Duật vào Trường Sơn, trở thành nhà thơ lẫy lừng của cả nước! Chị mừng cho anh, lẫn cả bồi hồi. Hòa bình trở về, mãi cách đây mười mấy năm hai người mới gặp nhau. Cũng tình cờ và bất ngờ, trong lễ khai trương một quán bar mà chủ nhân ngẫu nhiên lại quen thân cả hai người.

Bữa đó mắt Tuyết Mai còn sáng, hai người đã có một buổi tối thật êm đềm. Rồi lại phải hơn mười năm sau nữa, mới có cuộc tái ngộ trong bệnh viện lần này. Thành gia thất cả rồi, chuyện xưa chỉ còn là hoài niệm. Nhưng hoài niệm là năng lượng dạng sóng, nó xô vào và gặm nhấm trái tim ta!

Tuyết Mai bảo sau này, khi nghe về sự cô đơn giữa ồn ào phố thị của anh, cứ nhói lòng mà chẳng hay hư thực; không thể tự đi để thăm, để biết, bất lực, chị ngồi ra một góc nhà cho nước mắt chảy; rồi cứ nghĩ rằng giá như ngày ấy… “Vâng, ngày ấy không ai biết quan hệ của chúng tôi. Cả hai  chúng tôi tự chôn chặt, như thế nhẹ nhàng hơn…”.

Xin được nhắc lại một lần, trước khi tất cả trôi vào dĩ vãng.

Theo Vũ Cao Phan
Tiền Phong

kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đời thực đối lập trên phim của nữ diễn viên 22 tuổi đóng Út Khờ trong 'Địa đạo'

Đời thực đối lập trên phim của nữ diễn viên 22 tuổi đóng Út Khờ trong 'Địa đạo'

Giải trí - 3 giờ trước

Diễm Hằng Lamoon, diễn viên sinh năm 2003 đảm nhiệm vai nữ du kích Út Khờ trong bom tấn "Địa đạo" gây chú ý bởi nhan sắc đời thường khác xa trên phim.

Cảnh 'nóng' trong "Địa Đạo" gây thắc mắc, nghe đạo diễn Bùi Thạc Chuyên lý giải xong ai cũng thêm phần xúc động

Cảnh 'nóng' trong "Địa Đạo" gây thắc mắc, nghe đạo diễn Bùi Thạc Chuyên lý giải xong ai cũng thêm phần xúc động

Giải trí - 5 giờ trước

GĐXH - "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" chính thức được khởi chiếu, chi tiết khiến nhiều khán giả chú ý là sự xuất hiện của hai cảnh “nóng” trong phim.

Phim "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" lập kỷ lục toàn cầu

Phim "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" lập kỷ lục toàn cầu

Thế giới showbiz - 6 giờ trước

Dù đã khép lại tròn 1 tuần nhưng "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" vẫn dễ dàng lập thành tích "khủng".

Khoảnh khắc chung khung hình 'gây sốc' của 2 diễn viên VFC Kiều Anh - Thu Quỳnh

Khoảnh khắc chung khung hình 'gây sốc' của 2 diễn viên VFC Kiều Anh - Thu Quỳnh

Giải trí - 7 giờ trước

GĐXH - "Xả vai" 2 bà mẹ bỏ con, nhan sắc Kiều Anh U40 và Thu Quỳnh qua 2 lần sinh nở gây chú ý khi chung khung hình.

Nhan sắc người đẹp quê Hà Tĩnh thần tượng Đỗ Thị Hà, gây chú ý ở Hoa hậu Việt Nam

Nhan sắc người đẹp quê Hà Tĩnh thần tượng Đỗ Thị Hà, gây chú ý ở Hoa hậu Việt Nam

Giải trí - 8 giờ trước

GĐXH - Người đẹp quê Hà Tĩnh - Hồ Ngọc Phương Linh được giám khảo Hoa hậu Việt Nam dành lời khen về nhan sắc.

NSƯT Kim Tuyến bật mí về vai diễn đầy nước mắt

NSƯT Kim Tuyến bật mí về vai diễn đầy nước mắt

Xem - nghe - đọc - 9 giờ trước

"Mẹ biển" kể về làng quê yên bình bỗng chốc tan hoang sau một cơn bão. Người ra đi hay người ở lại đều chịu những tổn thương sâu sắc.

Mono phá vỡ hình tượng

Mono phá vỡ hình tượng

Xem - nghe - đọc - 11 giờ trước

Không đặt trọng tâm vào hình ảnh trẻ trung hay giai điệu sôi nổi, "Ôm em thật lâu" xây dựng như bộ phim ngắn, khai thác chủ đề tình yêu, ký ức và sự mất mát. Đây là bước chuyển mình của Mono khi thể hiện chiều sâu nội tâm trong âm nhạc lẫn hình ảnh.

Nam NSƯT quê Hà Tĩnh - giọng ca hiếm trong làng nhạc dân gian có đời thực bình yên bên vợ con

Nam NSƯT quê Hà Tĩnh - giọng ca hiếm trong làng nhạc dân gian có đời thực bình yên bên vợ con

Thế giới showbiz - 11 giờ trước

GĐXH - NSƯT Đăng Thuật là nghệ sĩ quê Hà Tĩnh nổi bật với giọng ca hiếm trong làng nhạc dân gian. Ngoài thành công trong sự nghiệp, đời thực, anh có cuộc sống viên mãn bên vợ con.

Sao Việt làm đại sứ thương hiệu kiếm tiền tỷ nhưng cũng dễ huỷ hoại tên tuổi

Sao Việt làm đại sứ thương hiệu kiếm tiền tỷ nhưng cũng dễ huỷ hoại tên tuổi

Câu chuyện văn hóa - 14 giờ trước

Với sức ảnh hưởng lớn, sao Việt luôn được các thương hiệu săn đón mời làm hình ảnh đại diện với thù lao ngất ngưởng có người thu về tiền tỷ nhưng cũng dễ nhận quả đắng nếu không thận trọng.

Sau khi bị cấm xuất cảnh, Thùy Tiên có thể bị xử phạt thế nào?

Sau khi bị cấm xuất cảnh, Thùy Tiên có thể bị xử phạt thế nào?

Giải trí - 15 giờ trước

GĐXH - Với trường hợp Thùy Tiên, theo luật sư Đặng Văn Cường, điều tra chứng minh những người cùng thực hiện hành vi sản xuất hàng giả, lừa dối thì sẽ đều bị xử lý hình sự với vai trò đồng phạm theo quy định tại điều 17 Bộ luật Hình sự.

Top