Bất ngờ món ăn dân dã Tăng Thanh Hà khoe làm trong ngày nghỉ lễ, từng là món ăn "tiến vua" nhưng chỉ cần sơ xuất nhỏ sẽ nguy hại khôn lường
GĐXH - Hến được cho là loại hải sản sở hữu nhiều lợi ích sức khỏe, tuy nhiên nó đem lại những nguy cơ mà ít người biết đến.
Dịp nghỉ lễ, Tăng Thanh Hà ít khi đi du lịch mà thường dành phần lớn thời gian để ở nhà với gia đình, tụ tập bạn bè. Cô vào bếp trổ tài nội trợ, chế biến nhiều món ăn hấp dẫn thết đãi chồng con. Một trong những món ăn được cô chế biến cho gia đình trong dịp nghỉ lễ 2/9 năm nay đó món cơm hến.
Thuở xưa, cơm hến vốn dĩ là món ăn dân dã nhà nghèo, trước khi trở thành đặc sản dâng các vị vua triều Nguyễn. Còn ngày nay, cơm hến đã trở thành món ăn đặc sản nức tiếng của đất cố đô Huế.

Món cơm hến Tăng Thanh Hà trổ tài trong dịp nghỉ lễ
Theo người dân xứ Huế kể lại, cơm hến có nguồn gốc từ hơn 200 năm trước. Cơm hến bắt nguồn từ gia đình nghèo khó của người đàn bà họ Huỳnh chẳng bắt được chút tôm cá nào, nên đành ăn cơm nguội với hến. Nhờ cái lần "ăn cho qua bữa" của gia đình ấy, tiếng lành đồn xa, cơm hến trở thành món ăn người dân Huế yêu thích.
Dưới thời vua Thành Thái, bà Nguyễn Thị Thẹp dùng hến thu hoạch ở cồn Hến chế biến thành món cơm dân dã dâng lên vua. Sau khi thưởng thức, nhà vua bị ấn tượng bởi hương vị của món ăn này. Từ đó, cơm hến Cồn Hến thành phẩm vật cung đình mỗi dịp lễ, Tết.
Công dụng tuyệt vời của hến với sức khỏe
Hến là những thực phẩm dễ chế biến thành các món ăn thanh mát, bổ dưỡng. Trong hến và trai nhiền chung rất giàu sắt, selen, magiê, canxi, vitamin B12, axit béo… Ăn hến đúng cách sẽ giúp:

Ảnh minh họa
Tăng cường sinh lý cho nam giới
Các nhà khoa học cho biết, hoạt động của cơ quan sinh dục bị giảm là do trong cơ thể thiếu kẽm, khi đó không nên uống thuốc mà chỉ nên dùng thực phẩm để bổ sung lượng kẽm bị thiếu hụt. Trong hến chứa rất nhiều kẽm, do vậy ăn hến thường xuyên sẽ giúp đời sống tình dục của bạn được cải thiện đáng kể.
Bổ sung dưỡng chất cho cơ thể
Phụ nữ có thai, người trong độ tuổi lao động nên ăn hến để bồi bổ cơ thể vì trong hến có rất nhiều protein, mỡ, đường, muối vô cơ, vitamin A, vitamin B2, i-ốt…
Tốt cho người bị đái tháo đường
Hến có tác dụng thanh nhiệt, no lâu, ít chất bột, là lựa chọn hàng đầu cho những người mắc bệnh đái đường.
Tốt cho người bị bướu cổ
Hến có hàm lượng i-ốt cao, nên những người có bệnh bướu cổ do suy tuyến giáp rất nên dùng. Tuy nhiên, do thịt hến non mềm, lượng i ốt lại dễ bị phân hủy nên cần nhớ không được luộc lâu.
Hỗ trợ người thiếu máu
Hến là một loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B12 và sắt, rất tốt cho những người bị thiếu máu.
Tốt cho người bị tim mạch
Hến ít chất béo, ít cholesterol và nhiều axit béo Omega-3 nên đây cũng là món ăn rất tốt cho những người có bệnh tim mạch.
4 lưu ý nhất định phải tránh khi ăn hến
Mặc dù nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng nếu mua trai hến được nuôi hoặc đánh bắt ở những vùng ô nhiễm thì không tốt cho sức khỏe.

Ảnh minh họa
Gây dị ứng
Hến có thể gây dị ứng đối với những người mẫn cảm với protein trong các loại thủy sản. Vậy nên, những người có cơ thể mẫn cảm nên cân nhắc kĩ trước khi thưởng thức loại thực phẩm này.
Nhiễm virus, vi khuẩn
Đôi khi, trong hến có chứa adonovirus, loại virus này làm tăng nguy cơ mắc các chứng viêm nhiễm ở con người. Adenovirus có thể gây ra các chứng bệnh ở hệ tiêu hóa và hệ hô hấp như tiêu chảy, phát ban và viêm phổi.
Nguy cơ nhiễm độc kim loại
Theo một nghiên cứu cho biết hến cũng có thể bị nhiễm các chất kim loại nặng từ nước như thủy ngân, catmi và chì, khi con người ăn phải những con hến bị nhiễm độc, con người cũng sẽ bị nhiễm độc kim loại gây ra những tổn thương về hệ thần kinh và thậm chí gây ra khuyết tật ở thai nhi.
Gây nghiêm trọng ở người bị gout
Chắc chắn hơn ai hết, những bệnh nhân mắc bệnh gout đã được bác sĩ của mình khuyến cáo về việc ăn trai và các loại thủy hải sản có 2 mảnh vỏ tương tự có thể khiến cho tình trạng bệnh lí của họ trở nên tồi tệ hơn, bởi lẽ trong 100g thịt trai có chứa một lượng lớn lên tới 147mg purines. Purines có thể khiến lượng axit uric trong máu của các bệnh nhân mắc chứng bệnh này tăng lên nhanh chóng, kéo theo đó là các cơn đau do sưng tấy dữ dội ở các khớp xương.
2 nhóm thực phẩm không nên ăn cùng với hến
Không ăn hến cùng thực phẩm giàu vitamin C
Nếu như ăn trai, hến, ngao xong, bạn cũng không nên ăn uống với các thực phẩm giàu vitamin C vì dễ gây ngộ độc.
Bởi vì trong trai, hến thường chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent. Chất này tuy không gây hại cho cơ thể. Song nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì lại gây hại cho sức khỏe.
Không nên ăn hến, uống bia
Khi ăn trai, hến, ngao nhiều quý ông thường thích sử dụng bia. Tuy nhiên, bạn không nên uống kèm cùng bia.
Lý do vì, điều này sẽ làm tăng tốc hình thành axit uric dư thừa tích tụ tại các khớp xương hoặc các mô mềm... dẫn tới mắc chứng gút, viêm khớp xương và mô mềm, rất hại cho sức khỏe.
5 lưu ý khi sử dụng hến tốt nhất cho sức khỏe

Ảnh minh họa
- Khi mua trai hến, bạn nên chú ý liệu chúng có còn sống hay không? Cách tốt nhất để kiểm tra là trạm ngón tay vào vỏ chúng, nếu còn sống, chắc chắn vỏ sẽ từ từ khép lại.
- Bạn cũng nên chú ý đến mùi của hến, nếu tươi ngon thì thường không có mùi quá nồng nặc, hoặc quá tanh.
- Không nên chọn các con có vỏ bị sứt sát, vỡ, dập, nát, bởi vì những con như vậy dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn thủy hải sản không tốt cho sức khỏe.
- Không mua hến được đánh bắt ở một số khu vực có các nhà máy công nghiệp, có nguồn nước bị ô nhiễm thường không tốt cho sức khỏe.
- Ngoài ra, không nên mua hến đã đông lạnh hoặc đóng trong túi nilon vì chúng thường có thể không còn được tươi ngon, hoặc đã được xử lí qua hóa chất.
Xâm nhập mặn khiến nghề nuôi cá lồng gặp khó khăn

Những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày
Sống khỏe - 11 giờ trướcGan và thận là hai cơ quan quan trọng, việc chăm sóc, bảo vệ gan, thận là điều cần thiết, dưới đây là những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày.

5 không khi ăn tiết lợn luộc
Sống khỏe - 12 giờ trướcNgay cả khi luộc chín, tiết lợn vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ nên bạn cần lưu ý khi ăn món quen thuộc này.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả
Y tế - 19 giờ trướcBộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

3 loại dầu quen thuộc là "thủ phạm" gây bệnh gan, thậm chí ung thư: Đừng tiết kiệm mà hại cả nhà!
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcDầu ăn được dùng để nấu ăn hàng ngày. Nếu vô tình dùng thường xuyên 3 loại dầu ăn "độc hại" này, nguy cơ bệnh tật, thậm chí bị ung thư là rất cao.

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan
Y tế - 1 ngày trướcGan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?
Sống khỏe - 1 ngày trướcTrà kỷ tử là thức uống được nhiều người yêu thích vậy uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?

Top 10 loại trái cây khô và hạt giàu canxi tốt cho xương
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNgoài sữa và các sản phẩm từ sữa thì trái cây khô và hạt cũng chứa nhiều canxi. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho những người không dung nạp lactose, người ăn chay hoặc đơn giản là muốn đa dạng hóa nguồn cung cấp canxi giúp xương chắc khỏe.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt
Y tế - 1 ngày trướcUng thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

3 không khi ăn mướp
Sống khỏe - 1 ngày trướcBạn tuyệt đối không ăn mướp có vị đắng, nấu chưa chín hoặc đã quá già.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Bác sĩ cho biết người phụ nữ này mắc ung thư trực tràng trước đó có triệu chứng táo bón kéo dài mà không biết.