Bắt người mẫu Ngọc Trinh sẽ là bài học cho các nghệ sĩ khi đưa những thông tin lệch lạc, phản cảm lên không gian mạng
GĐXH - Những người nổi tiếng, được coi là người của công chúng, nếu hành vi của họ không phù hợp với chuẩn mực, đạo đức xã hội sẽ gây ra những hệ lụy, tiêu cực, tạo ra những quan điểm sống, lối sống lệch lạc, ảnh hưởng đến nhận thức và hình thành nhân cách của giới trẻ.
Ngày 19/10, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã khởi tố, bắt tạm giam Trần Thị Ngọc Trinh (34 tuổi, ngụ phường Phú Hữu, TP Thủ Đức) về tội "Gây rối trật tự công cộng". Cùng với đó, Công an cũng khởi tố đối với Trần Xuân Đông (36 tuổi, ngụ phường Bình Thuận, quận 7) về tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức và tội gây rối trật tự công cộng.
Công an xác định Ngọc Trinh và Đông tổ chức, thực hiện việc điều khiển mô tô 59A3-115.88 lưu thông, biểu diễn trên đoạn đường D15 Khu công nghệ cao (phường Tăng Nhơn Phú B, TP Thủ Đức) với các động tác lái xe nguy hiểm, tư thế phản cảm, không mặc đồ bảo hộ, nằm, quỳ gối trên yên xe… Việc biểu diễn này được quay video, sau đó biên tập lại rồi đăng tải lên mạng xã hội.
Xét thấy hành vi trên đã gây mất an ninh, trật tự, an toàn giao thông tại địa phương, UBND phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức và Ban An toàn giao thông phường Tăng Nhơn Phú B, TP Thủ Đức đã có văn bản đề nghị Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM xem xét xử lý Ngọc Trinh theo quy định.

Ngọc Trinh tại cơ quan điều tra (Ảnh: Công an cung cấp)
Theo Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường- Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp, về mặt pháp lý thì trật tự công cộng là trật tự được thiết lập trên cơ sở văn hóa, đạo đức, quy tắc sinh hoạt cộng đồng và các quy định của pháp luật. Trật tự công cộng đảm bảo cho mọi người được an toàn nơi công cộng, hoạt động giao thông được diễn ra bình thường trong khuôn khổ pháp luật.
Hành vi gây rối trật tự công cộng là hành vi vi phạm pháp luật, tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi phạm vi phạm, tùy thuộc vào hậu quả xảy ra mà người vi phạm (thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong thực tế thì hành vi gây rối trật tự công cộng rất đa dạng, pháp luật không sử dụng phương pháp liệt kê, mà các quy định và hướng dẫn có tính chất mô tả chung. Hành vi gây rối trật tự công cộng là những hành vi diễn ra nơi công cộng, có thể là đua xe trái phép, vi phạm trật tự an toàn giao thông, điều khiển phương tiện lạng lách, đánh võng, chửi bới, la hét, đánh nhau, đập phá nơi công cộng, gây rối tại trụ sở các cơ quan nhà nước, rạp hát, sân bóng, ga tàu điện, bến xe hoặc những nơi công cộng khác...
Nếu hành vi gây rối trật tự công cộng chưa đến mức nguy hiểm cho xã hội, hậu quả chưa dẫn đến chết người, chưa ách tắc giao thông nghiêm trọng; chưa gây thiệt hại đến sức khỏe của người khác đến 61% hoặc chưa được xác định là ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội thì người thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 7 (Nghị định số 144/2021/NĐ-CP) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, với mức phạt thấp nhất là 300.000 đồng, mức phạt cao nhất là 40.000.000 đồng.
Với thông tin diễn biến ban đầu như vậy thì có thể Ngọc Trinh chỉ bị khởi tố theo khoản 1 (Điều 318, BLHS 2015) với khung hình phạt là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Điều đáng chú ý trong vụ án này, là cơ quan điều tra khởi tố Ngọc Trinh về tội gây rối trật tự công cộng mà lại áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can điều tra. Thông thường đối với các tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng thì mặc nhiên sẽ không tạm giam, chỉ áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú sau khi khởi tố bị can. Chỉ áp dụng biện pháp tạm giam với các bị can bị khởi tố về tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng nếu như họ không có nơi cư trú rõ ràng, có dấu hiệu bỏ trốn, cản trở hoạt động điều tra...

Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường
Tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú là các biện pháp ngăn chặn bị can để thực hiện các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật. Nếu bị áp dụng biện pháp tạm giam thì bị can sẽ bị giam giữ, bị cách ly với đời sống xã hội trong thời gian tiến hành tố tụng. Còn nếu áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú thì bị can vẫn được ăn ở sinh hoạt bình thường tại nhà, tại nơi cư trú của mình và chỉ có mặt khi cơ quan điều tra yêu cầu.
Theo Điều 119 (Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015), đối tượng áp dụng biện pháp tạm giam là bị can, bị cáo trong những trường hợp sau: Bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 2 năm và trong trường hợp có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang trong thời kì nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc là người già yếu, người đang bệnh nặng, có nơi cư trú rõ ràng thì không bị tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Chỉ trong những trường hợp đặc biệt như phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và có căn cứ cho rằng nếu không tạm giam thì người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội thì mới tạm giam họ.
Trong quá trình điều tra vụ án nếu Ngọc Trinh không còn hành vi phạm tội khác mà chỉ có hành vi điều khiển xe mô tô phân khối lớn không có giấy phép lái xe phù hợp; hình ảnh phản cảm, đăng tải lên mạng xã hội gây ra những dư luận trái chiều thì được xác định vi phạm khoản 1, Điều 318 BLHS (hình phạt không quá 02 năm tù) thì có lẽ cơ quan điều tra sẽ thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang cấm đi khỏi nơi cư trú cho phù hợp với quy định của pháp luật.
"Với người nổi tiếng, được coi là người của công chúng nếu hành vi của họ không phù hợp với chuẩn mực sẽ gây ra những hệ lụy, tiêu cực cho xã hội, tạo ra những quan điểm sống, lối sống lệch lạc, ảnh hưởng đến nhận thức và hình thành nhân cách của giới trẻ. Vụ án này có lẽ sẽ là bài học cho các nghệ sĩ trong việc thực hiện các hoạt động nghệ thuật, thể thao, giải trí và đưa các thông tin lên không gian mạng", Tiến sĩ Cường chia sẻ.
Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.

Vụ dùng xe biển xanh để vận chuyển ma túy: Tử hình 2 cựu cán bộ công an
Pháp luật - 29 phút trướcGĐXH - Chiều 2/7, TAND TP Hà Nội đã tuyên án sơ thẩm 12 bị cáo trong đường dây mua bán ma túy xuyên quốc gia liên quan bà trùm Nguyễn Thị Kim Hương (tức Hương "Mẩu").

Công bố hình ảnh làm giả 70 nghìn chai dầu gió của vợ chồng doanh nhân
Pháp luật - 5 giờ trướcChồng nghiên cứu rồi cùng vợ chỉ đạo nhân viên dùng hoá chất pha chế để sản xuất lượng lớn dầu gió ngoại các loại, tuồn bán ra thị trường, thu lợi bất chính nhiều tỷ đồng.

Vụ cháy ở Hưng Yên khiến 6 người tử vong: Bắt tạm giam 2 đối tượng
Pháp luật - 12 giờ trước2 đối tượng bị bắt là chủ hộ kinh doanh xưởng tái chế bị cháy ở Hưng Yên khiến 6 người tử vong.

Triệu tập những kẻ hành hung cô gái tại công viên ở Bắc Ninh
Pháp luật - 22 giờ trướcCông an phường Nam Sơn, Bắc Ninh đã triệu tập những người liên quan vụ hành hung một cô gái ở công viên Lãm Làng ngày 28/6.

Bắt cặp vợ chồng cầm đầu đường dây sản xuất 70.000 chai dầu gió giả ở TP.HCM
Pháp luật - 1 ngày trướcCặp vợ chồng chỉ đạo nhân viên sản xuất các sản phẩm giả thương hiệu nước ngoài như: dầu gió con Ó, kem dưỡng ẩm Thái Lan, dầu ông già Thái Lan, dầu lăn Hàn Quốc...

Khởi tố vụ án nam sinh lén chụp ảnh đề Toán thi tốt nghiệp THPT rồi giải bằng AI
Pháp luật - 1 ngày trướcThí sinh N.V.K lén mang điện thoại vào phòng thi rồi chụp ảnh một phần đề môn Toán và đăng tải lên ứng dụng StudyX để giải, K còn chụp ảnh, đăng tải đề Hoá, Lý.

Triệt phá ổ nhóm tội phạm do Vi 'ngộ' cầm đầu
Pháp luật - 1 ngày trướcCông an tỉnh Thanh Hóa đã bắt giữ băng nhóm tội phạm hoạt động có tổ chức do Nguyễn Văn Vi (tức Vi "ngộ") cầm đầu.

Bị bắn đạn bi sắt, mang kiếm gỗ đi đánh trả thù
Pháp luật - 1 ngày trướcBị một nhóm thanh niên dùng dùng ná thun bắn bi sắt khiến một người ngã, xây sát chân tay, nhóm Nguyễn Xuân Hồng đã lấy kiếm gỗ đi trả thù.

Bắt giữ người đàn ông mua chất nổ về cất giấu để đánh bắt hải sản
Pháp luật - 2 ngày trướcGĐXH - Khi đang vận chuyển chất nổ kèm kíp nổ mua của một người không rõ danh tính về tàu cất giấu để dùng đánh bắt hải sản thì Mai Văn Kỳ bị lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ.

Kinh doanh quần áo giả mạo ở Hà Nội, một đối tượng bị khởi tố
Pháp luật - 2 ngày trướcGĐXH - Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can một đối về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Khởi tố vụ án nam sinh lén chụp ảnh đề Toán thi tốt nghiệp THPT rồi giải bằng AI
Pháp luậtThí sinh N.V.K lén mang điện thoại vào phòng thi rồi chụp ảnh một phần đề môn Toán và đăng tải lên ứng dụng StudyX để giải, K còn chụp ảnh, đăng tải đề Hoá, Lý.