Bé 12 tuổi đang chơi bất ngờ đột quỵ chảy máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
GĐXH - Gia đình cho biết, bé trai 12 tuổi đang chơi bỗng kêu đau đầu, sau đó nôn nhiều, vã mồ hôi, lơ mơ. Khi vào viện được chẩn đoán đột quỵ não, nguy kịch.

Bé 12 tuổi đang chơi bất ngờ đột quỵ chảy máu não
VNN đưa tin, vừa qua các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết đã can thiệp cho bệnh nhi 12 tuổi (trú tại Ba Vì, Hà Nội) bị đột quỵ chảy máu não.
Thời điểm vào viện, bé đã hôn mê, phải thở máy nội khí quản. Kết quả chụp CT nhận thấy khối máu tụ lớn do vỡ khối dị dạng mạch máu não (AVM), tiên lượng nặng.
Gia đình cho biết cháu đang chơi thì bỗng đau đầu đột ngột, nôn nhiều, vã mồ hôi, lơ mơ nên được gia đình đưa đến viện. Ban đầu, người nhà chỉ nghĩ con bị cảm, đưa vào bệnh viện tuyến huyện. Bác sĩ nghi ngờ đột quỵ, chuyển thẳng đến Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn.

Các bác sĩ can thiệp cho bệnh nhân. Ảnh: VNN
PGS.TS Phạm Hồng Đức, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh và Can thiệp tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) cho biết, cháu bé vào viện trong tình trạng hôn mê. Qua chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc cản quang, các bác sĩ xác định trẻ vỡ mạch máu não do dị dạng động tĩnh mạch não bẩm sinh.
Ngay lập tức, các bác sĩ đưa ra hướng can thiệp nút tắc mạch hoàn toàn dưới hướng dẫn chụp mạch máu số hóa xóa nền (DSA). Phương pháp này giúp loại trừ nguy cơ tái diễn vỡ mạch máu làm tăng nặng tổn thương. Sau can thiệp, bệnh nhi được theo dõi sát.
Nguyên nhân khiến bệnh nhi đột quỵ: Do bệnh lý bẩm sinh
Theo bác sĩ Đức, ở người lớn đột quỵ xảy ra chủ yếu do các bệnh lý như xơ vữa mạch máu não, rung nhĩ, vỡ túi phình thì ở trẻ nhỏ do dị dạng mạch máu não. Đây là bệnh lý bẩm sinh và chỉ biết khi đi chụp cắt lớp sọ não.
Triệu chứng điển hình của dị dạng mạch máu là đau đầu dữ dội, động kinh, lên cơn co giật, nôn, buồn nôn, khó nói, không nói được, tăng huyết áp, ý thức lơ mơ, thậm chí hôn mê, bại liệt nửa người…
Biến chứng thường gặp nhất và nguy hiểm nhất của dị dạng mạch máu não là xuất huyết não, có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Bác sĩ Đức khuyến cáo trong trường hợp trẻ có biểu hiện đau đầu hay động kinh cần đi khám và chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ sọ não. Nếu xác định có tổn thương dị dạng mạch não, các bác sĩ sẽ đánh giá mức độ tổn thương từ đó đưa ra phương án điều trị tối ưu nhất để ngăn ngừa vỡ mạch máu gây xuất huyết.
Cách phòng ngừa đột quỵ trẻ em
Theo các chuyên gia y tế, để phòng ngừa đột quỵ ở trẻ, phụ huynh cần làm những việc sau:

Ảnh minh họa
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho trẻ, đặc biệt là những trẻ có bệnh tim bẩm sinh, rối loạn đông máu, bệnh hồng cầu lưỡi liềm hoặc có tiền sử đột quỵ trong gia đình. Nếu phát hiện trẻ có nguy cơ cao bị đột quỵ, phải theo dõi và điều trị kịp thời.
- Chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ, cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho não bộ, hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường hoặc muối. Nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạt, cá và các loại thực phẩm giàu omega-3.
- Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên, chơi thể thao, vui chơi ngoài trời để tăng cường sức khỏe, tăng tuần hoàn máu, giảm căng thẳng và mệt mỏi. Nên hạn chế thời gian trẻ xem ti vi, chơi điện tử hoặc ngồi lì trước máy tính.
- Giữ cho trẻ có một lối sống lành mạnh, tránh hút thuốc, uống rượu, sử dụng ma túy hoặc các chất kích thích khác. Nếu trẻ có bệnh hen, cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng quá liều hoặc ngừng dùng đột ngột.
- Bảo vệ đầu của trẻ khi trẻ chơi đùa, đặc biệt là những trò chơi có nguy cơ cao gây chấn thương đầu như đạp xe, trượt ván, leo núi... Nên cho trẻ đội mũ bảo hiểm, đeo dây an toàn và tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông.

Cô gái 26 tuổi ở Nam Định phát hiện u tụy, có nguy cơ ung thư cao từ 1 việc mà rất nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Khối u nhầy có nguy cơ tiến triển thành ung thư được các bác sĩ phát hiện hoàn toàn tình cờ trong một lần khám sức khỏe định kỳ, khi bệnh nhân hoàn toàn không có biểu hiện bất thường nào.

Trào lưu nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi để chữa bệnh: Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcChuyên gia cảnh báo trào lưu nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi tai để chữa bệnh lan truyền trên mạng xã hội tiềm ẩn nguy hiểm.

Liên tiếp 2 bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp ở Phú Thọ được cứu sống nhờ làm nhanh 1 việc này
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Các bác sĩ khẳng định việc phát hiện sớm, xử trí kịp thời, can thiệp chuẩn xác, đó là yếu tố quyết định cứu sống người bệnh bị nhồi máu cơ tim.

Chỉ sau cơn đau âm ỉ, người đàn ông tuyệt vọng vì bị "mất dần xương" và sự thật sau 3 năm đi tìm "thủ phạm"
Bệnh thường gặp - 1 ngày trước"Chưa ca nào làm mình trăn trở như ca bệnh đặc biệt này!...".

Người bệnh tiểu đường bị hạ đường huyết nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Hạ đường huyết có thể xảy ra với tất cả mọi người, tuy nhiên với người bệnh tiểu đường, do có sự rối loạn trong chuyển hóa đường huyết, nên tình trạng này cũng phổ biến hơn.

Nguyên nhân đột quỵ khi đang chơi pickleball
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcPickleball tuy là môn thể thao cường độ vận động vừa phải nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ do vận động đột ngột, bệnh lý nền không được kiểm soát đúng cách.

Cách phòng chống say nắng, say nóng trong mùa hè đơn giản mà hiệu quả
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Khi bị say nắng, say nóng người bệnh thường có các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, không ra mồ hôi mặc dù thời tiết nóng.

Bài thuốc chữa viêm họng từ cây cỏ quanh nhà
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGừng nướng kỹ ngậm nuốt, lá hẹ hấp mật ong hay rau diếp cá giã lấy nước uống là những bài thuốc dân gian giúp giảm triệu chứng viêm họng hiệu quả.

2 sai lầm cần tránh khi điều trị sốt xuất huyết, người bệnh nhất định phải biết
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sai lầm nguy hiểm với người bệnh sốt xuất huyết dễ khiến bệnh phát triển nặng, diễn biến khó lường đó là không đến bệnh viện thăm khám và tự ý dùng thuốc.

Loại quả mùa hè giúp thải độc gan và bảo vệ tế bào gan hiệu quả, người Việt nên ăn để phòng bệnh
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Mướp đắng được biết đến như một loại thực phẩm có khả năng thải độc gan, giảm viêm gan và bảo vệ tế bào gan hiệu quả.

Người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội phát hiện bệnh lý tim mạch thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Tại thời điểm phát hiện bệnh lý tim mạch, ông N. cho biết không xuất hiện bất cứ triệu chứng nghi ngờ nào. Tuy nhiên, ông N. lại có thói quen hút thuốc lá 20 năm nay.