Bé 18 tháng mất mạng chỉ vì viên thuốc sủi, nguyên nhân do cha mẹ đã cho con uống thuốc sai cách
Sau khi uống viên thuốc sủi, bé 18 tháng tuổi bị ngạt thở và thật không may, bé đã qua đời ngay tại bệnh viện.
Với những gia đình có con nhỏ, cảnh con ốm đau không phải là chuyện hiếm. Có những triệu chứng ốm ở trẻ không quá nặng, vì thế nhiều người còn tự mua thuốc cho trẻ dùng ở nhà cho tiện. Tuy nhiên, câu chuyện xảy ra ở Trung Quốc mới đây cảnh tỉnh các phụ huynh khi tự ý sử dụng thuốc cho con.
Sự việc xảy ra khi một em bé 18 tháng bị cảm lạnh , sốt, cha mẹ đưa bé đến bệnh viện để khám. Bác sĩ sau khi truyền nước biển, kê cho 2 hộp thuốc dạng viên sủi. Các loại thuốc này chủ yếu có tác dụng làm hạ nhiệt, làm dịu thần kinh, thường hay sử dụng khi bị cảm lạnh, sốt, nôn, tiêu chảy, lá lách và dạ dày yếu.

Vì não của đứa trẻ bị thiếu oxy trong thời gian tương đối dài dẫn đến cấp cứu vô hiệu và đứa trẻ đã tử vong.
Sau đó, cha mẹ của đứa trẻ mở hộp thuốc, lấy một viên thuốc sủi có đường kính khoảng 6mm cho vào miệng con và dùng nước uống. Tuy nhiên, trong khoảng chục giây, chân tay đứa trẻ đột nhiên run rẩy và ho dữ dội, đôi môi bắt đầu chuyển sang màu xanh, bác sĩ vội vàng cấp cứu. Cuối cùng, bé được đưa vào phòng mổ, sau khi mở khí quản bác sĩ lấy ra viên thuốc sủi bọt đã biến thành nước. Thật không may mắn, vì não của đứa trẻ bị thiếu oxy trong thời gian tương đối dài dẫn đến cấp cứu vô hiệu và đứa trẻ đã tử vong.
Tại sao viên sủi lại có thể cướp đi sinh mạng con người?
Hiện nay, vitamin C đã trở thành một loại thuốc nhiều gia đình có sẵn và nó hay được bào chế dưới dạng viên sủi. Vậy tại sao viên thuốc sủi lại có thể cướp đi sinh mạng của con người? Bác sĩ giải thích: Viên sủi chứa chất phân rã, phản ứng với nước tạo ra carbon dioxide. Nếu viên sủi được đưa trực tiếp vào miệng mà không bị thủy phân, một lượng lớn khí carbon dioxide sẽ nhanh chóng lấp đầy đường thở, gây ra tình trạng nghẹt thở, là nguyên nhân gây tử vong.

Trẻ em dưới 2 tuổi không nên bổ sung vitamin Cduowis dạng viên sủi (Ảnh minh họa).
Ngoài ra, vitamin C dễ bị phân hủy và oxy hóa, nên không thể pha với nước sôi ở 100°C. Trước tiên, nên đặt viên sủi vitamin C vào nước lạnh hoặc nước ấm để hòa tan hoàn toàn, sau đó mới được uống. Bác sĩ cũng đặc biệt nhắc nhở các bố mẹ rằng: Mỗi viên thuốc sủi vitamin C chứa 416,6 mg natri. Trẻ em dưới 2 tuổi không nên bổ sung vitamin C theo cách này. Liều khuyến cáo cho người lớn là 1 viên mỗi ngày.
Những lưu ý khi cho trẻ uống thuốc sủi
Viên sủi thích hợp cho người bệnh khó nuốt, đặc biệt trẻ em và người cao tuổi. Viên sủi khi dùng đã được hòa tan sẵn với lượng lớn nước nên sẽ đến dạ dày nhanh, đặc biệt hấp thu nhanh vào máu. Vì thế, dạng thuốc viên sủi được xem là tăng nhanh độ hấp thu kể cả tác dụng của thuốc.
Dù tiện ích đến đâu, cũng như tất cả các thuốc khác, thuốc sủi cũng có những tác dụng phụ không mong muốn. Để dùng thuốc thật an toàn, người bệnh cần lưu ý:
- Thuốc phải giữ nguyên vẹn viên, phải bảo quản thật tốt để tránh hút ẩm. Không sử dụng nếu thuốc đã ẩm, đã rách khỏi vỏ thiếc.
- Chỉ uống sau khi thuốc đã hòa tan hoàn toàn trong lượng nước sôi để nguội vừa đủ. Không bao giờ được bẻ nhỏ viên sủi bọt hoặc bỏ nguyên viên vào miệng để uống.
- Thuốc có thể gây cảm giác ậm ạch do có nhiều hơi trong bụng, táo bón hoặc tiêu chảy, vì thế không nên dùng viên thuốc sủi sau khi đã uống các loại nước giải khát có gas.
Theo Helino

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 11 phút trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 53 phút trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong
Sống khỏe - 1 giờ trướcCà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày
Mẹ và bé - 14 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 19 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.