Bé 18 tháng tuổi mắc bệnh giang mai, bác sĩ chỉ ra con đường lây nhiễm của trẻ
Gia đình thấy vùng quanh hậu môn của bé T. có thương tổn mảng màu trắng xám và ẩm nên tự điều trị nhưng không khỏi. Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé T. mắc bệnh giang mai do lây từ mẹ trong quá trình mang thai.
Con bị giang mai, bố mẹ không tin mình mắc
Ngày 4/11, TS. BS. Trần Thị Huyền, Khoa Bệnh da phụ nữ và trẻ em (Bệnh viện Da liễu Trung ương), cho biết, các bác sĩ của Bệnh viện vừa tiếp nhận và điều trị cho bé trai 18 tháng tuổi (dân tộc Mông, trú tại Hà Giang) bị bệnh giang mai, nghi do lây từ mẹ.
Gia đình biết, từ khi sinh ra đến nay bé vẫn khỏe mạnh. Tuy nhiên, gần đây phát hiện ở vùng quanh hậu môn của cháu có thương tổn mảng màu trắng xám và ẩm. Gia đình cho rằng, cháu bị viêm da thông thường do vấn đề vệ sinh quần áo, tã vải chưa sạch nên tự điều trị cho bé nhưng không hết. Vì thế, gia đình đưa đến Bệnh viện Da liễu Trung ương thăm khám.
Tại bệnh viện, sau khi xét nghiệm các bác sĩ xác định bệnh nhi bị bệnh giang mai.
Theo bác sĩ Huyền, khi phát hiện trẻ mắc giang mai, các bác sĩ đã khuyên bố mẹ bé đến bệnh viện làm xét nghiệm để xác định nguồn lây. Tuy nhiên, bố mẹ bé vẫn rất chủ quan cho rằng không có biểu hiện bất thường và bận đi làm nên không đến khám. Các bác sĩ phải chủ động, phân tích rất nhiều lần bố mẹ bé mới đến làm xét nghiệm.
Kết quả cho thấy, hai vợ chồng đều dương tính với giang mai. Vì thế, bé bị lây bệnh giang mai từ mẹ trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, do các biểu hiện khá kín đáo, ít gặp nên cơ sở tuyến dưới khó phát hiện. Hiện tại, bệnh nhi đang được chăm sóc, điều trị tại bệnh viện.
Vị chuyên gia da liễu cũng chia sẻ, đây không phải trường hợp duy nhất bố mẹ "không tin" mình mắc bệnh và là nguồn lây truyền cho con cái. Tại bệnh viện, đã có nhiều trẻ sơ sinh được phát hiện bị giang mai mà nguyên nhân là lây từ mẹ.
Trước đó, một bệnh nhi 46 ngày tuổi (nam, ở Hải Dương) cũng bị bệnh giang mai sơ sinh phải lên Hà Nội nhập viện điều trị. Gia đình cho biết, bé là con thứ 2 trong gia đình được mẹ sinh thường ở bệnh viện huyện. Lúc sinh nặng 3kg, bú mẹ hoàn toàn, tăng cân tốt. Sau khi về nhà, bé bị bong da tay, da chân ngay sau sinh. Gia đình lo lắng và nóng ruột nên gia đình đưa bé đến bệnh viện thăm khám.
Tại đây, bác sĩ thấy có hội chứng nhiễm trùng và tổn thương da là các vết bong da tay, chân; Má trái sẩn đỏ, kích thước khoảng 0,5cm; Miệng có tổn thương loét. Các bác sĩ nghĩ nhiều đến bệnh giang mai bẩm sinh nên chỉ định xét nghiệm. Kết quả cho thấy, bé bị giang mai bẩm sinh trong sự bất ngờ của gia đình.

Trẻ bị giang mai đến khám với những tổn thương da ở chân
Trẻ mắc giang mai qua đường nào?
Theo các bác sĩ, giang mai là bệnh truyền nhiễm, lây từ người sang người chủ yếu qua đường tình dục do xoắn khuẩn giang mai gây nên, hoặc có thể lây truyền qua đường máu. Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua các đồ dùng, vật dụng bị nhiễm xoắn khuẩn hoặc lây qua các vết xước trên da, niêm mạc. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất là người lớn.
Bệnh giang mai bẩm sinh (tên tiếng Anh là Congenital syphilis) xảy ra khi mẹ mắc bệnh giang mai truyền vi khuẩn gây bệnh cho thai nhi trong quá trình mang thai, thường xảy ra từ tháng thứ 4-5 của thai kỳ.
Các chuyên gia cũng cho biết, có tới 40% trẻ sinh ra từ những phụ nữ mắc bệnh giang mai không được điều trị sẽ bị chết lưu; các biến chứng khác bao gồm đẻ non và nhẹ cân.
Giang mai bẩm sinh sớm: Thường xuất hiện trong 2 năm đầu, nhưng thường gặp nhất vẫn là 3 tháng đầu và mang tính chất của giang mai thời kỳ 3. Khi đó, trẻ sẽ có các triệu chứng như phỏng nước, bong vảy ở lòng bàn tay, bàn chân, sổ mũi, khụt khịt mũi, viêm xương sụn, giả liệt Parrot, nhẹ cân, tuần hoàn bàng hệ, gan to, lách to,…
Giang mai bẩm sinh muộn: xuất hiện khi bé trên 2 tuổi và mang tính chất của giang mai thời kỳ 3 với các triệu chứng như viêm giác mạc kẽ ở trẻ dậy thì, lác quy tụ, điếc cả 2 tai ở trẻ 10 tuổi…
Giang mai bẩm sinh đôi khi không có các triệu chứng trên, chỉ có thủng vòm miệng, mũi tẹt, trán dô, xương chày lưỡi kiếm. Đây là di chứng của Giang mai bẩm sinh do các thương tổn từ trong bào thai đã liền sẹo để lại.
TS. BS. Trần Thị Huyền khuyến cáo, khi mang thai, thai phụ cần thực hiện sàng lọc bệnh giang mai. Việc phát hiện và điều trị sớm bệnh giang mai cho phụ nữ mang thai trước tháng thứ 4 - 5 thai kỳ sẽ hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh cho con.
Ngoài ra, những phụ nữ sống trong cộng đồng có tỷ lệ mắc bệnh cao, phụ nữ nhiễm HIV hoặc người có nguy cơ cao nên thực hiện sàng lọc huyết thanh định kỳ trong lần khám thai đầu tiên, khi thai được 28 tuần và khi sinh.

Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vaccine sởi do FPT Long Châu tài trợ
Y tế - 10 giờ trước500.000 liều vaccine phòng bệnh sởi do hệ thống nhà thuốc và Trung tâm tiêu chủng FPT Long Châu đã được trao cho Bộ Y tế để phục vụ công tác tiêm chủng phòng chống dịch bệnh sởi.

Cẩn trọng với biến chứng chảy máu do bệnh trĩ
Y tế - 1 ngày trướcBệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ vừa điều trị thành công cho trường hợp bệnh nhân chảy máu nhiều do bệnh trĩ.

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp
Y tế - 1 ngày trướcHóc dị vật là tai nạn phổ biến và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nhất là khi ăn uống không đúng cách hoặc thiếu sự giám sát.

Bất an với thực phẩm 'bẩn’
Y tế - 1 ngày trướcVụ việc 3.500 tấn giá đỗ thành phẩm bị phát hiện ngâm, tưới bằng “nước kẹo”, cùng với hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm nghi do sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ xảy ra gần đây tại Nghệ An đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải khẩn trương triển khai các giải pháp ngăn chặn.

Bộ Y tế chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Để ứng phó hiệu quả với tình hình dịch sởi, Bộ Y tế yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ và Viện Pasteur khẩn trương rà soát, lên kế hoạch và triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3 trong năm 2025.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, TPCN
Y tế - 2 ngày trướcNgày 20/4, Bộ Y tế ban hành văn bản yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thanhf phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về kê đơn thuốc, sữa, TPCN trong khám, chữa bệnh.

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn vừa cấp cứu sản phụ sinh non, nguy kịch do sau đẻ, rau không bong và xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật
Y tế - 5 ngày trướcLãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100
Y tế - 5 ngày trướcBệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn
Y tếGĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.