Bé 6 tuổi tử vong nghi ngộ độc bánh được phát trong đêm Trung thu, đây là 'khuyết điểm' nhất của loại bánh này!
GĐXH - Bánh su kem có điểm đặc biệt là làm xong phải ăn ngay trong ngày. Khuyết điểm nhất của bánh này là không giữ được lâu...

Trong đêm 2/10, các đơn vị liên quan TP Thủ Đức và Công an TP Thủ Đức, TP HCM vẫn đang làm rõ nguyên nhân vụ 10 cháu nhỏ bị ngộ độc, trong đó 1 cháu tử vong.
Trước đó, vào chiều ngày 29/9, Ban quản lý chung cư Palm Heights, tại đường số 4, phường An Phú tổ chức phát quà Trung thu cho các cháu nhỏ là con của những người sinh sống trong chung cư.
Ban Tổ chức đã phát quà, phát bánh cho các cháu. Đến ngày 30/9, sau khi ăn bánh, một bé gái 6 tuổi có biểu hiện nôn, ói và được đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Chiều 1/10, cháu bé được chẩn đoán nhiễm trùng đường ruột, bác sỹ kê toa thuốc gồm kháng sinh, giảm đau, men tiêu hóa rồi cho về.
Đến 21 giờ cùng ngày, cháu bé tím tái môi kèm bứt rứt và được đưa trở lại Bệnh viện Lê Văn Thịnh để cấp cứu. Lúc này bé đã hôn mê, nhịp tim, huyết áp không đo được, dù các bác sỹ đã nỗ lực cấp cứu nhưng cháu bé không qua khỏi.
Trong ngày 1/10, có thêm 5 cháu bé cùng ăn bánh từ Đêm hội Trung Thu cũng có triệu chứng tiêu chảy, nôn ói, sốt. Đến sáng 2/10, thông qua các hội nhóm, cư dân chung cư ghi nhận thêm nhiều cháu có biểu hiện tương tự.

Trong đêm Trung thu, ban tổ chức phát bánh su kem cho các bé tham dự. Ảnh minh họa
Về nguồn bánh phát cho các cháu bé trong Đêm hội Trung Thu, theo Ban Quản lý Chung cư cho biết, một quán cà phê đã tài trợ bánh su kem từ một thương hiệu nổi tiếng. Theo chứng từ giao nhận, bánh được giao đến quán cà phê vào lúc 10 giờ ngày 29/9, lưu trong tủ mát và giao cho đơn vị tổ chức sự kiện vào lúc 19 giờ 30 cùng ngày.
Khi nhận bánh, Ban Tổ chức kiểm tra và ghi nhận bánh được bọc kín bằng nylon từng cái riêng lẻ, có hộp giấy bên ngoài, trên bao bì có ghi rõ nhãn hiệu và bánh sản xuất trong ngày. Đến 20 giờ, ban tổ chức phát bánh su kem cho các bé tham dự chương trình.
Sau khi vụ việc xảy ra, Ban Quản lý chung cư đã cung cấp mẫu bánh lưu tại văn phòng cho cơ quan chức năng đưa đi kiểm nghiệm và phối hợp với cơ quan chức năng để xác định nguyên nhân.
Bánh su kem là bánh gì?
Bánh su kem là loại bánh được nhiều bạn nhỏ yêu thích. Đây là một loại bánh ngọt có nguồn gốc từ nước Pháp và nhanh chóng phổ biến rộng khắp nhờ vị thơm ngon đặc trưng. Loại bánh này có nguyên liệu chính là bột mì, trứng gà, muối, bơ, đường và sữa.
Mỗi chiếc bánh được cấu tạo bởi hai thành phần chính là vỏ và nhân bánh. Phần vỏ sẽ được làm từ bột mì, muối và trứng gà, còn phần nhân bánh được làm từ trứng, bơ, đường và sữa. Riêng phần nhân bánh có thể được thay đổi về hương vị tùy theo sở thích của mỗi người.

Bánh su kem hiện nay có nhiều hình và được mix các vị khác nhau. Ảnh minh họa
Bánh su kem có đặc điểm phải ăn ngay trong ngày
Bánh su có điểm đặc biệt là làm xong phải ăn ngay trong ngày. Vì khuyết điểm của bánh này là không giữ được lâu, đặc biệt nếu đã cho kem vào thì chỉ vài tiếng sau là nó sẽ ỉu. Do đó, bánh su ngon chỉ có ở nhà hàng lớn/các tiệm chuyên về trà chiều và bánh, hoặc những nơi làm ăn tại chỗ/những tiệm bánh của các nghệ nhân.
Hơn nữa, bánh su kem không dễ làm. Cụ thể, phần vỏ pastry chiếm vai trò vô cùng quan trọng. Nếu bạn muốn bơm nhân vào bánh thì vỏ bánh phải nở phồng đến khi rỗng ruột. Muốn vỏ bánh su phồng đẹp, bên trong rỗng, thì phải dùng ít bột, nhiều nước, nhiều bơ, và đặc biệt là nhiều trứng. Còn phần nhân kem được coi là “tạo sân chơi” cho các thợ làm bánh thực hiện các ý tưởng trang trí và biến tấu hấp dẫn.
Bánh su cổ điển sẽ có hình tròn với nhân kem trứng custard gồm lòng đỏ, sữa, bơ, đường, hương vanilla và một chút bột ngô để tạo độ sánh. Bột nhân su làm đúng sẽ không khô hay đặc như bột bánh bông lan, nó sẽ trông giống mayonaise, hơi lỏng. Ngày nay, lớp kem custard đã có nhiều sáng tạo khác như thêm một chút bột trà xanh, socola để tạo vị.
Bánh su kem bao nhiêu calo?
Nhìn vào thành phần của bánh có thể thấy đây là loại bánh cung cấp lượng calo không hề nhỏ so với một số loại bánh ăn vặt khác. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một chiếc bánh su kem bình thường có khoảng 150 calo. Khi bạn ăn một chiếc bánh có khối lượng khoảng 100g thì mức calo được cung cấp là khoảng 335 calo. Tuy nhiên, đây chỉ là con số tương đối, hàm lượng calo của bánh su kem sẽ thay đổi tùy theo công thức làm bánh, phần nhân và khối lượng của bánh.

Ảnh minh họa
Ăn bánh su kem bao nhiêu là đủ?
Với lượng calo của bánh su kem như trên, có thể thấy đây là thực phẩm hoàn toàn có thể gây tăng cân mất kiểm soát nếu bạn ăn quá nhiều. Không những vậy, việc sử dụng loại bánh này quá thường xuyên còn có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như dễ gây táo bón, tiểu đường,…
Tuy nhiên, nếu bạn ăn bánh có chừng mực, điều độ thì vẫn cân đối được lượng calo nạp vào cơ thể, ngăn chặn nguy cơ gây tăng cân, béo phì. Tốt nhất, bạn nên tính calo nạp vào cơ thể một cách chính xác, từ đó điều tiết lượng ăn cho phù hợp.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi lần ăn bạn chỉ nên tiêu thụ khoảng 1 - 2 cái su kem, vừa giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể vừa không làm cơ thể bị tăng cân nhanh chóng. Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp với các chế độ ăn uống lành mạnh khác như uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây,... kết hợp việc tập luyện thể dục hằng ngày để có thể ăn uống thoải mái mà không phải lo lắng quá nhiều đến vấn đề cân nặng.


Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 14 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 22 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 23 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.