Trẻ bị đau mắt đỏ, cha mẹ tuyệt đối không làm việc này để phòng biến chứng
GĐXH - Khi trẻ bị đau mắt đỏ, cha mẹ tuyệt đối không nên nhỏ sữa hoặc dùng lá trầu không để xông vì sẽ khiến bệnh nặng hơn, dễ đối mặt với nguy cơ biến chứng ở mắt.

Dịch đau mắt đỏ đã xuất hiện rải rác trong mùa hè, tuy nhiên đầu năm học mới tình trạng lây lan đau mắt đỏ ở trường học tăng mạnh. Nhìn chung, dịch đau mắt đỏ năm nay kéo dài và diễn biến nặng.
Trong quá trình thăm khám, TS.BS Đặng Xuân Nguyên - Hội Nhãn khoa Việt Nam cho biết, các bác sĩ cũng nhận định năm nay tình trạng trẻ mắc đau mắt đỏ lâu khỏi hơn, vì có nhiều trường hợp sau thời gian dài điều trị ở nhà hoặc điều trị tuyến dưới không thấy khỏi bệnh mới tới bệnh viện khám thì đã gặp biến chứng. Ngoài ra, các bác sĩ vẫn gặp các ca chủ quan, đến khám muộn, cứ chờ khỏi theo tự nhiên.

Ảnh minh họa
Nguyên nhân gây viêm kết mạc khá đa dạng như virus, vi khuẩn, vi nấm, dị ứng… Năm nay, nguyên nhân chủ yếu là Adenovirus, Coxsakievirus và Enterovirus với tỉ lệ khác nhau tùy theo vùng dịch tễ. Với mỗi loại virus có những đặc điểm riêng như enterovirus có thể gây bệnh khá cấp tính và diễn biến nặng, adenovirus hay gây ra viêm giác mạc mạn tính…
Bệnh viêm kết mạc cấp là một bệnh lành tính, nếu được khám và điều trị đúng bệnh sẽ khỏi trong vòng 1 đến 2 tuần, những trường hợp có kèm theo viêm giác mạc bệnh có thể kéo dài hàng tháng đến hàng năm. Nếu bệnh nhân tự điều trị không đúng có thể gây biến chứng viêm loét giác mạc và bệnh nhân có thể bị mất thị lực vĩnh viễn.
Sai lầm cần tránh khi chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ để phòng biến chứng
Có nhiều xử trí sai lầm của bố mẹ khiến con có thể đối diện với tình trạng mắt bị đau nặng hơn, có thể làm giảm thị lực của trẻ.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Lưu Thị Quỳnh Anh, Phó Trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo, khi con đau mắt đỏ, cha mẹ không nên nhỏ sữa hoặc dùng lá trầu không.
Theo chuyên gia này, khi kết mạc bị viêm, sữa là môi trường cho vi khuẩn phát triển. Do đó, việc cha mẹ nhỏ sữa làm tình trạng viêm kết mạc của trẻ diễn biến nặng lên.
Trong khi đó, lá trầu không có chứa tinh dầu, khi xông phải dùng hơi nóng để tinh dầu trầu không bay hơi. Khi kết mạc bị viêm, giác mạc đang bị thương, hơi nóng của tinh dầu trầu không có thể làm cho giác mạc, kết mạc bị viêm nặng nề hơn.
“Chúng tôi từng tiếp nhận bệnh nhân đến khám dùng lá trầu không bị bỏng cả giác mạc, kết mạc. Như vậy, lá trầu không làm nặng lên tình trạng viêm giác mạc, có thể làm sẹo đục giác mạc vĩnh viễn, có thể làm mất thị lực của trẻ”, bác sĩ Quỳnh Anh khuyến cáo.
Viêm kết mạc cấp 80% do virus, do vậy không có phương pháp điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng và phát hiện sớm biến chứng để điều trị, tránh biến chứng giảm hoặc mất thị lực của trẻ.

Ảnh minh họa
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ đau mắt đỏ tại nhà
Thông thường, bệnh đau mắt đỏ thường được điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Do vậy, bố mẹ cần trang bị cho mình các cách chăm sóc trẻ đúng cách nhằm giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế sự lây lan.
Vệ sinh mắt đúng cách
Trẻ bị đau mắt đỏ cần được vệ sinh mắt thường xuyên và đúng cách. Mẹ nên dùng một chiếc gạc hoặc khăn sạch đã được khử khuẩn, thấm nước sạch và cẩn thận lau quanh vùng mắt cho trẻ. Trẻ có ghèn mắt, mẹ nên dùng tăm bông lấy hết ghèn cho trẻ. Khi vệ sinh mắt cho trẻ, mẹ nên thực hiện từ mắt không bị nhiễm sang mắt bị nhiễm, từ mắt bị nhẹ sang mắt bị nặng. Tăm bông, gạc, khăn sau khi lau mắt cho trẻ cần được xử lý đúng cách.
Ngăn ngừa lây lan
Vì vậy, khi chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ, người chăm sóc, bố mẹ, người thân cần chú ý thực hiện các biện pháp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh. Hơn nữa, bố mẹ nên nhỏ mắt cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn chặn nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng và lây lan đến các cơ quan khác trong mắt.
Ngăn ngừa tái nhiễm
Đau mắt đỏ có thể được gây ra bởi nhiều tác nhân khác nhau nên khi đã được chữa khỏi bệnh, trẻ vẫn có nguy cơ tái nhiễm. Vậy nên, bố mẹ không nên chủ quan sau khi trẻ đã khỏi bệnh, thay vào đó, hãy thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa đau mắt đỏ để ngăn chặn sự tái nhiễm ở trẻ.
Sinh hoạt khoa học
Khi chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ, bố mẹ nên duy trì chế độ ăn uống đầy đủ, khoa học để bổ sung đủ năng lượng và dưỡng chất cho trẻ. Bố mẹ nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước hơn và ăn uống đủ chất. Ngoài ra, cần cho trẻ tăng cường vận động, tránh cho trẻ tiếp xúc với màn hình, tivi, điện thoại hay các thiết bị điện tử khác.


Giảm cân bền vững nhờ bí quyết trong bữa sáng
Sống khỏe - 2 giờ trướcNhiều người muốn giảm cân thường nhịn bữa sáng. Nhưng trên thực tế, ăn sáng đầy đủ có thể giúp bạn đạt được các mục tiêu về sức khỏe của mình, bao gồm cả mục tiêu giảm cân.

Người mẹ ung thư vú di căn, vỡ oà hạnh phúc nghe 2 con khóc chào đời
Y tế - 4 giờ trướcChiều 5/12, Bệnh viện K thông tin, các bác sĩ Bệnh viện K và Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã phối hợp thực hiện mổ lấy thai đôi thành công cho sản phụ hiếm muộn, mắc ung thư vú đã di căn...

Loại rau rẻ tiền bán đầy chợ, mùa đông người Việt nên ăn theo cách này để giảm đau xương khớp
Sống khỏe - 16 giờ trướcGĐXH - Lá lốt thường được dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp, sưng đau đầu gối khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân, mụn nhọt lâu liền miệng...

Đi bộ có được tính là tập thể dục không?
Sống khỏe - 16 giờ trướcNhiều người yêu thích hình thức vận động đơn giản là đi bộ. Câu hỏi đặt ra là đi bộ có được tính là tập thể dục không? Và nếu nó là tất cả những gì một người có thể làm, liệu nó có đủ tốt không?

Có 5 dấu hiệu này bạn cần cho gan nghỉ ngơi ngay
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcỞ giai đoạn đầu, bạn có thể đảo ngược các tổn thương gan. Có một số cách bạn có thể làm để giúp gan được nghỉ ngơi và ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn.

Gia đình Úc sang Việt Nam thực hiện phẫu thuật chỉ 2 nước làm được
Y tế - 20 giờ trướcĐáng chú ý, điều trị nang ống mật chủ bằng nội soi một lỗ là kỹ thuật đặc biệt khó, Việt Nam là một trong 2 nước trên thế giới báo cáo ứng dụng kỹ thuật thành công.

Uống sữa kết hợp thực phẩm này sẽ giúp bảo vệ dạ dày và ngăn ngừa bệnh về xương khớp cực tốt
Sống khỏe - 23 giờ trướcGĐXH - Mật ong có đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn, còn sữa chứa nhiều protein, canxi, axit lactic và khoáng chất. Khi kết hợp với nhau, chúng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng thích hợp.

Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 6-11 tuổi cha mẹ nào cũng nên biết
Sống khỏe - 1 ngày trướcTrong độ tuổi từ 6 – 11 tuổi, đây là giai đoạn các con cần chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất nhất để "lấy đà" phát triển vào giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì. Vì vậy các nhu cầu về năng lượng, canxi, protein, sắt, vitamin và các khoáng chất khác đều tăng lên.

Rối loạn tâm thần, trầm cảm & bệnh tim mạch
Sống khỏe - 1 ngày trướcRối loạn tâm thần rất phổ biến: Năm 2019, tổ chức y tế thế giới (WHO) ước tính cứ 8 người thì có 1 người đang sống chung với rối loạn tâm thần.

20-30 tuổi đã suy teo, hỏng thận: Bác sĩ đưa ra 8 nguyên tắc ‘vàng’ giúp bảo vệ 2 quả thận
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNhiều người trẻ đã rất sốc khi được bác sĩ thông báo mắc bệnh thận mạn, phải lọc máu.

Đêm nào đi ngủ cũng thấy có 3 tín hiệu này chứng tỏ bạn đang già nhanh hơn người khác rất nhiều
Bệnh thường gặpNếu bạn muốn kiểm tra tốc độ lão hóa của cơ thể, hãy tự mình soi gương trước giờ đi ngủ.