Bé gái 5 tuổi liên tục kêu đau "vùng kín", quần lót có dịch lạ, nhìn cách bé mặc đồ bác sĩ đã hiểu lý do
Cô bé 5 tuổi có dịch vàng ở quần lót, mẹ đưa đi khám mới phát hiện mắc viêm âm đạo do thói quen sinh hoạt kém khoa học.
Với phụ nữ trưởng thành có lẽ đã không xa lạ với căn bệnh viêm âm đạo . Thế nhưng với trường hợp 5 tuổi đã mắc bệnh viêm âm đạo như cô bé Xinxin (Trung Quốc) quả thực khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.
Theo Sohu đưa tin, Xinxin năm nay 5 tuổi, thời gian gần đây cô bé liên tục kêu đau "vùng kín", quần lót chảy dịch vàng. Mẹ cô bé lo lắng liền đưa con đến Bệnh viện Phụ sản và Trẻ em Nam Kinh thăm khám, kết quả cho thấy Xinxin đã bị viêm âm hộ.

Xinxin năm nay 5 tuổi, thời gian gần đây cô bé liên tục kêu đau "vùng kín", quần lót chảy dịch vàng. Hình minh họa.
Qua tìm hiểu thói quen sống, bác sĩ Xu Pu, Phó trưởng khoa Phụ sản cho rằng sở dĩ bé gái 5 tuổi này đã mắc bệnh phụ khoa là do thường xuyên mặc quần bó và vệ sinh không đúng cách trong nhiều ngày.
Theo tờ QQ, những chiếc quần bó sát sẽ khiến "vùng kín" của trẻ luôn bị bí bách, ẩm, nóng... từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm sinh sôi, gây bệnh nhiễm nấm, ngứa âm hộ... Không chỉ gây viêm nhiễm, những chiếc quần quá chật còn có thể gây nên những chấn thương cho trẻ do bị đè ép liên tục.
Ngoài mặc quần bó, 3 lý do sau cũng có thể khiến bé gái mắc bệnh "vùng kín"
Theo bác sĩ bác sĩ Xu Pu, do trẻ còn nhỏ, không biết cách miêu tả triệu chứng, hơn nữa bố mẹ hiếm khi khám vùng kín cho con vì vậy khi phát hiện, tình trạng của trẻ thường khá nghiêm trọng. Thực tế trong cuộc sống có rất nhiều nguyên nhân khác khiến trẻ mắc bệnh.
1. Do đặc điểm cơ thể của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khác với người lớn. Khi còn nhỏ, âm hộ phát triển chưa hoàn thiện, không che được lỗ niệu đạo và âm đạo, vi khuẩn dễ xâm nhập.

Trẻ còn nhỏ, không biết cách miêu tả triệu chứng, hơn nữa bố mẹ hiếm khi khám vùng kín cho con vì vậy khi phát hiện, tình trạng của trẻ thường khá nghiêm trọng.
2. Thói quen dùng chung đồ với người lớn: Các loại vi khuẩn, virus thường gây viêm nhiễm phụ khoa bao gồm Staphylococcus, Streptococcus, Escherichia coli, Trichomonas, Candida albicans, Neisseria gonorrhoeae và Chlamydia... ở người. Những vi khuẩn này thường lây lan gián tiếp qua tay, dùng chung quần áo, khăn tắm và bồn tắm với mẹ hoặc chị em gái.
3. Đặt nhầm dị vật trong âm đạo: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có tính tò mò, việc đưa đồ chơi, nút, tẩy, bút chì và các dị vật khác vào âm đạo có thể gây nhiễm trùng.
Bác sĩ nhắc nhở những việc giúp phòng ngừa bệnh phụ khoa ở trẻ nhỏ
Theo bác sĩ Xu Pu, bệnh viêm âm đạo ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là bệnh tự lây nhiễm, liên quan đến thói quen vệ sinh của bản thân vì vậy có thể chữa khỏi được, phụ huynh không nên hoang mang.
Tuy nhiên, bệnh viêm âm đạo có đặc điểm là tỷ lệ tái phát cao, nếu không điều trị dứt điểm sẽ gây bất lợi cho sự phát triển của trẻ, vì vậy bố mẹ nên phòng tránh cho con qua những cách sau:
1. Rèn luyện cho trẻ thói quen vệ sinh cá nhân tốt, tiểu tiện sạch sẽ, hình thành thói quen rửa tay trước và sau khi đại tiện, lau giấy từ trước ra sau khi đi đại tiện.
2. Quần áo người lớn giặt riêng với quần áo trẻ em. Trẻ em không dùng chung khăn tắm, đồ lót với gia đình.
3. Lựa chọn quần lót cho trẻ chủ yếu là cotton, rộng rãi, thoáng khí, nên thay và giặt thường xuyê.
4. Tăng cường luyện tập thể dục thể thao cho trẻ để tăng cường sức đề kháng.
5. Chú ý đến chế độ ăn uống cân bằng. Giàu chất xơ và vitamin.
Đậu Đậu

Loại hạt được đại danh y ví "tốt hơn thịt", giúp giảm mỡ máu, ngừa đột quỵ: Việt Nam có nhiều
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcĐây là loại hạt quen thuộc với người Việt, được đại danh y Hoa Đà thêm vào bí quyết dưỡng sinh. Loại hạt này chứa nhiều dưỡng chất, có thể giúp giảm mỡ máu, ngừa đột quỵ.

Bị thanh gỗ mục đâm vào chân, 1 tuần sau bé gái 7 tuổi cứng hàm, co giật toàn thân, tiên lượng nguy kịch
Y tế - 7 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nặng với suy hô hấp cấp, co giật toàn thân, môi tím tái, phải đặt nội khí quản để hỗ trợ thở máy.

Loại cây là 'kẻ thù nhà nông' lại được ví như cỏ thần, thế giới đánh giá cao
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcCó một loại cỏ dại người dân thường tìm cách loại bỏ mà không biết rằng loại cây này có thể làm rau ăn rất tốt cho sức khỏe.

Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuốc gì để phòng rối loạn tiêu hóa?
Sống khỏe - 12 giờ trướcDịp nghỉ lễ là cơ hội để mọi người ăn uống, gặp gỡ bạn bè, đi du lịch... nhưng đi kèm với đó là nguy cơ rối loạn tiêu hóa tăng cao. Vậy nên chuẩn bị sẵn những loại thuốc nào để dự phòng và xử trí rối loạn tiêu hóa?

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để kiểm soát đường huyết sau ăn?
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Đường huyết tăng cao sau ăn, người bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát kịp thời, đường trong máu cao sau bữa ăn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

18 lợi ích của việc đi bộ 30 phút mỗi ngày
Sống khỏe - 15 giờ trướcĐi bộ là bài tập dễ thực hiện, có thể mang lại điều kỳ diệu cho sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc. Dưới đây là những lợi ích của việc đi bộ 30 phút mỗi ngày.

Người phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bị hạ natri máu, tăng huyết áp vì một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình điều trị tăng huyết áp, người phụ nữ này mắc sai lầm là điều trị kéo dài bằng thuốc có thành phần lợi tiểu, nhưng không tái khám định kỳ.

Bài thuốc quý từ củ gừng
Sống khỏe - 1 ngày trướcGừng là loại gia vị phổ biến trong gian bếp của người Việt, nhưng ít ai biết, đây cũng là vị thuốc quý trong y học cổ truyền, có thể hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.

Ngủ thêm 15 phút, khác biệt sốc ở tuổi thiếu niên
Sống khỏe - 1 ngày trướcPhát hiện mới của các nhà khoa học Anh và Trung Quốc cho thấy việc các thiếu niên cố gắng thức quá khuya để học bài có thể phản tác dụng.

Chị em cần biết điều này trước khi làm tầm soát ung thư cổ tử cung
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Việc tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng vì sẽ giúp phát hiện được sớm những tổn thương tiền và ung thư giai đoạn sớm và có thể điều trị khỏi được.

Người phụ nữ ở Quảng Ninh bị đột quỵ tái phát, thừa nhận tự ý làm 1 việc sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Tỉnh dậy sau khi bị đột quỵ tái phát lần 2, người bệnh cho biết đã tự ý dừng sử dụng thuốc dự phòng tái phát đột quỵ khoảng một tháng trước đó.