Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bé tự do khám phá thế giới, không lo bị nhiễm giun

Thứ sáu, 15:01 14/04/2017 | Sống khỏe

“Làm mẹ, ai cũng muốn con mình khỏe mạnh để học tập, vui chơi và khám phá thế giới xung quanh. Tôi cũng có khác gì, lúc thấy cu Tin trở nên mệt mỏi, lười ôn bài, ăn uống kém, tôi và chồng lo sốt vó và tìm mọi cách để chữa chạy. Thật không ngờ đó lại là do giun gây ra…” – tường thuật lại câu chuyện của 5 tháng trước, chị Thanh Hằng – mẹ cu Tin chia sẻ.

Trẻ hiếu động đùa nghịch – giun lợi dụng tấn công

Cu Tin nhà tôi là học sinh lớp 1. Tính cháu rất hiếu động, không bao giờ chịu ngồi yên. Ngày nào đi học về quần áo cũng lấm lem. Giặt giũ thì không ngại, chỉ sợ cháu chơi mấy trò nguy hiểm gây chấn thương, chảy máu… nên mới gặng hỏi để nhắc nhở khéo. Hỏi ra thì biết cháu chơi bắn bi với bạn vào giờ ra chơi.

Dù các trò chơi như bắn bi, nhảy dây, đá cầu… không gây chấn thương, nhưng tôi vẫn lo con mình không giữ được vệ sinh chân tay khi chơi cùng với bạn. Mà theo những gì tôi biết được, vệ sinh tay chân không sạch là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ nhiễm giun. Do đó, tôi đã nhắc nhở cháu cần vệ sinh chân tay sạch sẽ sau khi tham gia các trò chơi có tiếp xúc với đất, cát như bắn bi, đá cầu,.. Nhắc chưa được bao nhiêu lần thì cu Tin đã có hiện tượng mệt mỏi, lười vận động, lười ôn bài.

Hồi đầu tôi tưởng cháu dỗi vì mẹ không cho chơi bắn bi nữa, nhưng theo dõi thì tôi thấy đúng là sức khỏe cháu không được tốt. Đêm ngủ thì thường xuyên gãi hậu môn đến nỗi chỗ ấy sưng tấy lên. Ban ngày thì chán ăn, có khi ăn không tiêu, thậm chí có lúc còn buồn nôn. Nhìn tội nghiệp lắm! Đã vậy da dẻ còn xanh xao, nhợt nhạt. Những hôm sau, cháu còn có triệu chứng sốt và khóc rấm rứt. Chị hàng xóm làm y tá khuyên vợ chồng nên đưa cháu vào bệnh viện để kiểm tra, chứ đừng đoán già đoán non rồi bệnh nặng hơn thì khổ.

Đưa cháu vào bệnh viện khám thì bác sỹ cho biết cu Tin bị nhiễm giun đường ruột! Vốn mình đã lo và phòng ngừa rồi, nào ngờ… có chạy đằng trời cũng không thoát được giun chỉ vì con quên rửa tay sau khi chơi đùa với bạn bè hay nghịch bẩn... Nếu lúc đó tôi để ý và nhắc con sớm hơn, chắc đã không như vậy! Tôi tự trách mình lắm, nhưng may là bác sỹ nói hiện nay ngoài những biện pháp phòng ngừa “căn bản”, thì y học còn có thêm biện pháp khác giúp chủ động phòng ngừa nhiễm giun đường ruột rất hữu hiệu.

TS.BS Lê Văn Nhân đang tuyên truyền tại hội thảo huấn luyện: “Tẩy Giun Học Đường” cho thầy cô tại các trường tiểu học trên địa bàn TP.HCM
TS.BS Lê Văn Nhân đang tuyên truyền tại hội thảo huấn luyện: “Tẩy Giun Học Đường” cho thầy cô tại các trường tiểu học trên địa bàn TP.HCM

Chủ động phòng ngừa nhiễm giun ngay từ ban đầu

Ngoài những biện pháp phòng ngừa nhiễm giun “căn bản” cần được áp dụng như: luôn vệ sinh chân tay sạch sẽ cho con; không cho con tiếp xúc với đất cát, bụi bẩn; không cho con ăn các loại thực phẩm: thịt tái, rau sống, các loại ốc,…; thì các mẹ cần tẩy giun định kỳ cho trẻ và cả gia đình 2 lần mỗi năm, mỗi lần cách nhau 6 tháng.

Bên cạnh đó, theo lời bác sỹ điều trị cho cu Tin thì hoạt chất Mebendazol 500mg được khoa học chứng minh về công dụng làm tê liệt và làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của giun, khiến giun tự chết đi và tự phân giải theo đường phân. Mebendazol 500mg có 3 dạng thù hình là polymorph A, B và C; trong đó polymorph C được giới y khoa đánh giá là có hoạt tính tẩy giun cao nhất, ít độc tính nên ít gây ra các tác dung phụ, và dung nạp tốt khi sử dụng.

Không chỉ cho tôi những thông tin hữu ích này, bác sỹ còn không quên nhắc tôi và cu Tin nhớ một con số mà cu Tin cứ hay gọi là thần chú 6116. Thật ra, đây là cách nhắc chúng ta hãy nhớ tẩy giun 1 năm 2 lần, và để dễ nhớ thì cứ lấy cột mốc 06/01 và 01/06 (Quốc tế thiếu nhi). Chuyện đã qua gần 5 tháng rồi mà cu Tin vẫn không quên, cháu cứ bảo: “Quốc tế thiếu nhi, mẹ đừng quên tẩy giun cho con nha!”. Thấy cháu ý thức được việc này, tôi an tâm lắm.

Thầy cô hào hứng tham gia trả lời câu hỏi về tác hại của nhiễm giun
Thầy cô hào hứng tham gia trả lời câu hỏi về tác hại của nhiễm giun

Trong tháng 3 và 4 năm 2017, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương triển khai chương trình Tẩy giun học đường nhằm tuyên truyền cho 680 cán bộ y tế thuộc các trường tiểu học trên địa bàn Tp.HCM, Hà Nội, Bình Dương. Ngoài ra, chương trình cũng đang được triển khai ở 17 trường tiểu học. Dự kiến đợt này có khoảng 17,000 trẻ em được tiếp cận thông tin về tầm quan trọng của việc định kỳ tẩy giun ít nhất 2 lần trong năm.

Nội dung do Viện Sốt Rét – Ký Sinh Trùng – Côn Trùng Trung Ương phụ trách và được tài trợ bởi Janssen Cilag Ltd.

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Làm gì khi trẻ bị viêm da?

Làm gì khi trẻ bị viêm da?

Sống khỏe - 46 phút trước

Làn da trẻ nhỏ rất mong manh và nhạy cảm, chỉ cần một tác động nhỏ từ môi trường cũng có thể bị tổn thương, viêm nhiễm. Vậy khi trẻ bị viêm da, cha mẹ cần làm gì để xử lý kịp thời và đúng cách, hạn chế nguy cơ biến chứng và để lại sẹo?

3 tư thế ngủ 'vàng' giúp tăng oxy, cải thiện hô hấp - học ngay, đừng bỏ lỡ

3 tư thế ngủ 'vàng' giúp tăng oxy, cải thiện hô hấp - học ngay, đừng bỏ lỡ

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Ba tư thế ngủ này chủ yếu tập trung vào việc tập hít thở sâu khi não bộ đã được thư giãn và cơ bắp thả lỏng.

9 dấu hiệu ban đầu cảnh báo cơ thể đang cần vitamin D

9 dấu hiệu ban đầu cảnh báo cơ thể đang cần vitamin D

Sống khỏe - 2 giờ trước

Vitamin D thiết yếu cho xương chắc khỏe và miễn dịch vững vàng nhưng tình trạng thiếu hụt lại khá phổ biến ngay cả ở vùng nhiều nắng. Dưới đây là 9 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu hụt vitamin D.

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"

Y tế - 15 giờ trước

May mắn, bé đã được đưa đến bệnh viện kịp thời, sau khi được xử trí cấp cứu, dùng thuốc giải độc đặc hiệu và theo dõi sát, tình trạng bé đã dần ổn định.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Đi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Rất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'

Sống khỏe - 1 ngày trước

Một số loại trái cây mùa hè hấp dẫn có tính 'nóng' nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến nóng trong người, tăng nhiệt độ cơ thể, nhiệt mụn và nổi mụn. Dưới đây là 5 loại trái cây có thể nên tránh hoặc hạn chế ăn nhiều vào mùa hè.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Y tế - 1 ngày trước

Một nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Top