Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh nha chu – biến chứng răng miệng ở người đái tháo đường

Thứ tư, 08:30 27/04/2016 | Sống khỏe

GiadinhNet - Cứ 3 người bị đái tháo đường (ĐTĐ) sẽ có 1 người gặp phải biến chứng răng miệng, và tại thời điểm chẩn đoán có đến 22% trong số họ xuất hiện biến chứng này.

Biến chứng răng miệng ở người bệnh ĐTĐ thường gặp là viêm răng miệng và bệnh nha chu, đặc trưng bởi sự phá hủy cấu trúc quanh răng như dây chằng, lợi, nướu răng. Hậu quả là mất răng, tụt lợi, tiêu xương răng. Nếu không điều trị triệt để, người bệnh dễ bị mất răng vĩnh viễn cùng với nhiều rủi ro khác.

Nguyên nhân gây biến chứng răng miệng do đái tháo đường

Biến chứng răng miệng do ĐTĐ là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Đường máu cao ức chế hoạt động của hệ miễn dịch và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Bệnh ĐTĐ làm mạch máu bị tổn thương, chít hẹp, khiến cho dòng máu đến nuôi dưỡng nướu răng bị suy giảm, nên người ĐTĐ dễ bị nhiễm trùng răng lợi (giai đoạn đầu của bệnh nướu răng), và bệnh nha chu (viêm nướu răng nghiêm trọng).

Bệnh nướu răng do đái tháo đường có nguy hiểm không?

Nhiều bằng chứng cho thấy, có sự gia tăng rõ rệt về bệnh tim, đột quỵ, bệnh thận ở những người bệnh ĐTĐ bị viêm nướu răng. Theo Hiệp hội ĐTĐ Mỹ, bệnh nướu răng và ĐTĐ luôn tồn tại mối quan hệ hai chiều: Người bệnh ĐTĐ dễ bị biến chứng nướu răng nghiêm trọng, nhưng bệnh nướu răng lại làm ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát đường trong máu. Bệnh nướu răng nặng góp phần vào sự tiến triển của bệnh ĐTĐ ở người bình thường.

Nướu răng bị tổn thương gây tụt lợi và tiêu xương bao quanh răng
Nướu răng bị tổn thương gây tụt lợi và tiêu xương bao quanh răng

Dấu hiệu cảnh báo bệnh nướu răng

Một số dấu hiệu gợi ý về bệnh này:

- Chảy máu chân răng khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.

- Đỏ, đau và sưng nướu răng.

- Hôi miệng; Tụt lợi hoặc có mủ giữa răng và nướu răng; Răng dễ lung lay.

Phòng ngừa và điều trị bệnh nướu răng

Điều trị bệnh nướu răng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà nó gây ra. Có thể là lấy cao răng và làm sạch nướu, dùng kháng sinh khi có viêm nhiễm, hoặc phẫu thuật nướu để loại bỏ nguy cơ mất răng trong trường hợp nặng.

Lời khuyên trong việc phòng ngừa bệnh răng miệng:

- Kiểm soát tối ưu đường huyết bằng chế độ ăn, tập luyện, dùng thuốc.

- Chăm sóc răng miệng bằng cách đánh răng bằng kem có fluoride với bàn chải mềm sau các bữa ăn. Thay bàn chải 3 tháng/lần hoặc sớm hơn

- Sử dụng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng thay vì dùng tăm, nhằm hạn chế làm tổn thương nướu.

- Nếu bạn đeo răng giả, nhớ vệ sinh chúng sau khi ăn và tháo chúng ra khi đi ngủ.

- Từ bỏ thuốc lá. Súc miệng bằng nước muối 0,9% hoặc các dung dịch súc miệng khác theo lời khuyên của nha sĩ. Khám răng định kỳ 2 lần/năm hoặc khi thấy có các dấu hiệu bất thường nghi ngờ bị bệnh răng miệng.

Giải pháp hỗ trợ điều trị, phòng ngừa biến chứng từ thảo dược

Stress oxy hóa tế bào và phản ứng viêm dễ dàng được kích hoạt khi đường trong máu tăng cao mạn tính, được cho là một trong những nguyên nhân quan trọng sinh biến chứng ĐTĐ.

Vì thế, một số hoạt chất sinh học tự nhiên có khă năng giảm stress oxy hóa tế bào như Hoài sơn, Câu kỳ tử, hay giúp phục hồi chức năng tuyến tụy, làm giảm đường huyết như Mạch môn, tăng cường miễn dịch như Nhàu, đều là những thảo dược quý để hỗ trợ điều trị, phòng ngừa biến chứng ĐTĐ nói chung và biến chứng nha chu do ĐTĐ nói riêng.

Hoa Lê

--------------------------------------------

Thông tin về sản phẩm chứa Hoài sơn, Câu kỷ tử, Nhàu,

Thực phẩm chức năng HỘ TẠNG ĐƯỜNG:

- Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường (trên tim, mắt, thận, thần kinh…).

- Hỗ trợ điều hòa đường huyết; Giảm cholesterol máu, hỗ trợ điều hòa huyết áp, chống oxy hóa.

Sản phẩm của Công ty Đông Tây

Số 19A/126, Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

ĐT: 04.3775.9865 - 08.3977.8085 - GXNNDQC: 00317/2016/XNQC - ATTP

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100

Y tế - 1 giờ trước

Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Ngay khi phát hiện, người dân địa phương đã đưa trẻ vào trạm y tế trong tình trạng tỉnh, khóc to, hạ nhiệt độ, trên người nhiều vết trầy xước và côn trùng đốt, rốn còn tươi.

Nhiều người lớn mắc sởi chuyển nặng, phải can thiệp thở máy

Nhiều người lớn mắc sởi chuyển nặng, phải can thiệp thở máy

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Cân nặng "quá khổ" không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến D luôn tự ti vì bị kỳ thị về ngoại hình, thậm chí có ý nghĩ tự tử.

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Rách sụn chêm quai xô là một tổn thương nặng, hiếm gặp ở người trẻ, cần can thiệp sớm để tránh biến chứng.

7 loại thực phẩm dễ gây mất ngủ nhất

7 loại thực phẩm dễ gây mất ngủ nhất

Sống khỏe - 10 giờ trước

Nghiên cứu cho thấy, thực phẩm là một trong những nguyên nhân gây ra mất ngủ ở nhiều người. Vậy đâu là những thực phẩm nằm trong danh sách này?

6 câu hỏi thường gặp về hội chứng đầu cổ

6 câu hỏi thường gặp về hội chứng đầu cổ

Sống khỏe - 11 giờ trước

Hội chứng đầu cổ là một tình trạng phức tạp, có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tạo ra sự không thoải mái và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Thời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.

Người đàn ông mắc liên cầu khuẩn sau khi ăn lòng lợn: Những điều cần biết về căn bệnh nguy hiểm này

Người đàn ông mắc liên cầu khuẩn sau khi ăn lòng lợn: Những điều cần biết về căn bệnh nguy hiểm này

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Mới đây, thông tin người đàn ông 49 tuổi ở Thái Bình nguy kịch, tiên lượng tử vong cao do mắc liên cầu khuẩn lợn sau khi ăn lòng lợn đã khiến nhiều người hoang mang. Điều đáng nói, đây không phải là trường hợp hiếm gặp họa do mắc liên cầu lợn từ quá trình giết mổ, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ thịt lợn.

Top