Bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 ngày càng trẻ hóa
Giadinh.net - Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, TS. BS Hoàng Kim Ước - Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết TƯ cho biết, hiện toàn quốc có khoảng 2 triệu bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ).
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ trong cộng đồng không được chẩn đoán khá cao (khoảng 62%) và bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 ngày càng trẻ hoá.
![]() |
Bệnh nhân khám bệnh tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Ảnh: TG). |
- Trước hết, người dân cần biết những nguy cơ gây bệnh ĐTĐ. Những người có tiền sử gia đình bị bệnh ĐTĐ, người thừa cân, béo phì, người ít hoạt động thể lực, người bị rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, phụ nữ tiền sử sinh con trên 4kg, những người trên 55 tuổi... là những người có nguy cơ cao bị bệnh ĐTĐ, nên đi khám thường xuyên. Đặc biệt, những người đã bị tiền ĐTĐ là những người bị rối loạn đường máu lúc đói (chỉ số đường huyết từ 6,1 - < 7 mmol/L) hoặc những người bị rối loạn dung nạp glucose (đường huyết sau ăn 2 tiếng từ 7,8 - < 11,1 mmol/L), hoặc những người có từ 2 yếu tố nguy cơ nói trên trở lên là những người có nguy cơ mắc bệnh rất cao, cần khám bệnh định kỳ 6 tháng, thậm chí 3 tháng một lần để phát hiện bệnh ĐTĐ. Người dân cũng nên biết những người đã bị tiền ĐTĐ thì nguy cơ bị bệnh ĐTĐ thực sự rất cao, nếu không phòng bệnh tích cực thì 50% trong số họ sẽ mắc bệnh ĐTĐ trong vòng 5 năm sau đó.
ĐTĐ tuýp 2 được coi là bệnh của người trung tuổi, điều này đúng hay sai, thưa bác sĩ?
Theo kết quả điều tra sơ bộ về ĐTĐ do Bệnh viện Nội tiết TƯ tiến hành trên toàn quốc năm 2008, ở lứa tuổi từ 30-69, tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ chiếm 5%, tỉ lệ này ở thành phố lớn là 7,2%. Điều đáng lo ngại là tỉ lệ bệnh ĐTĐ trong cộng đồng không được phát hiện và điều trị kịp thời lên tới hơn 62%. Bệnh nhân ĐTĐ nên vận động với cường độ trung bình khoảng 150 phút/tuần, chia đều trong thời gian 3 – 5 ngày trong tuần. Chế độ dinh dưỡng nên tuân thủ như sau: 55-65% năng lượng thu thập được từ tinh bột; 25-30% năng lượng thu thập được từ dầu, mỡ; 15% năng lượng từ đạm; hạn chế muối; uống đủ nước (1,3– 1,5 l/ngày); tăng cường rau quả xanh, chất xơ; tránh ăn mỡ, phủ tạng động vật, rượu bia. |
Một biến chứng thường gặp của ĐTĐ là loét bàn chân. So với các nước khác, biến chứng này có thường gặp ở Việt Nam không, thưa ông?
- Hiện tại, chưa có số liệu điều tra đầy đủ về biến chứng bàn chân ở người bệnh ĐTĐ. Nhưng từ các số liệu thống kê ban đầu, các báo cáo từ các bệnh viện thì tỉ lệ bệnh nhân ĐTĐ bị biến chứng bàn chân ở nước ta tương đối cao so với các nước khác. Biến chứng bàn chân do ĐTĐ là một trong những biến chứng mãn tính, phổ biến nhất của bệnh ĐTĐ và thường gây tàn phế như cắt đoạn chi mà nguyên nhân là do kiểm soát không tốt đường huyết và các yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh lý mạch máu, biến chứng thần kinh, kết hợp với tình trạng nhiễm trùng. Người bệnh ĐTĐ nhiều khi gặp những biến cố rất nhỏ như giẫm phải gai, hay chỉ đơn giản là cắt móng chân bị chảy máu cũng có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như nhiễm trùng, lở loét, đoạn chi. Bệnh viện Nội tiết đã phải tiếp nhận những bệnh nhân vào viện với biến chứng bàn chân ĐTĐ, nhưng bệnh nhân chưa bao giờ được chẩn đoán bị bệnh ĐTĐ trước đó.
Tâm lý người bệnh có ảnh hưởng đến chất lượng điều trị không, thưa ông?
- Chắc chắn ảnh hưởng rất nhiều. Nhiều người bị ĐTĐ do kiến thức về bệnh tật hạn chế, bi quan chán nản dẫn đến tâm lý tiêu cực. Nhiều người cho rằng, bệnh này cả đời không khỏi, đằng nào cũng chết thì cần gì phải kiêng khem, cứ ăn uống thoải mái dẫn đến bệnh không thể kiểm soát được và ngày càng trầm trọng. Suy nghĩ này hoàn toàn không đúng. Đúng là bệnh ĐTĐ hiện nay chưa thể chữa khỏi, nhưng nếu kiểm soát tốt đường huyết và các yếu tố nguy cơ tim mạch thì về cơ bản, người bệnh ĐTĐ không có gì khác biệt nhiều so với những người không bị bệnh. Tâm lý thoải mái, ăn uống chừng mực, thường xuyên hoạt động thể lực, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, biết cách tự theo dõi và kiểm soát đường huyết có thể mang lại cuộc sống bình thường cho người bệnh và kéo dài tuổi thọ.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa
Sống khỏe - 2 giờ trướcNhiều người sẽ phải “tiếc hùi hụi” khi nhận ra từ trước tới giờ toàn vứt bỏ phần này trong quả bơ trong khi nó cực kỳ hữu ích.

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'
Sống khỏe - 13 giờ trướcNhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!
Sống khỏe - 16 giờ trướcRất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều
Sống khỏe - 17 giờ trướcGiảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản
Sống khỏe - 22 giờ trướcLoét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Trẻ nên ăn thực phẩm nào để tăng chiều cao?
Sống khỏe - 1 ngày trướcMặc dù yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định chiều cao của trẻ, nhưng việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng để tối đa hóa sự tăng trưởng chiều cao này...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.