Bị con trai bỏ mặc suốt 15 năm, bà lão quyết định trao 2 tỷ đồng cho cháu trai sau một câu nói đầy ẩn ý
GĐXH - Chỉ một câu nói của người cháu trai đã khiến bà thay đổi toàn bộ kế hoạch, để lại cho đời một bài học đáng suy ngẫm.
Bà Lan (65 tuổi), sống tại vùng quê tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc), đã quen với cuộc sống đơn độc sau khi chồng qua đời.
Dù có mức lương hưu khoảng 15 triệu đồng mỗi tháng, bà vẫn sống chắt chiu trong căn nhà cũ, thưa thớt hơi người.
Vợ chồng bà Lan có một người con trai tên là Trương Khâm, 39 tuổi. Con trai bà có tính cách trái ngược hoàn toàn so với mẹ, cứ ở gần nhau là lại xảy ra xích mích, mâu thuẫn.
15 năm trước, Trương Khâm quyết định đến Quảng Đông để lập nghiệp, sau này kết hôn với một người phụ nữ và sống luôn tại đây.
Kể từ khi xa quê, Trương Khâm ít khi về thăm mẹ. Mỗi lần gọi điện, bà chỉ nhận được vài lời hờ hững, lạnh nhạt.
Mâu thuẫn giữa hai mẹ con dường như chưa bao giờ được hóa giải, và khoảng cách ấy càng lớn dần theo năm tháng.

Không một lời trách móc con trai, cũng chẳng oán than số phận. Bà Lan chọn sống bằng lòng biết ơn với người xứng đáng và đó là thứ giá trị đáng trân quý hơn bất kỳ khoản tiền nào. Ảnh minh hoạ
Người duy nhất thường xuyên quan tâm đến bà là Trương Phi - cháu trai gọi bà Lan bằng bác.
Trương Phi điều hành một công ty giao hàng, bận rộn nhưng vẫn nhiều lần ngỏ ý mời bác về sống chung.
Sau nhiều lần từ chối, bà Lan cuối cùng cũng đồng ý chuyển đến nhà cháu trai, nơi bà tìm lại được cảm giác gia đình.
Ở nhà Trương Phi, bà không chỉ được chăm sóc chu đáo mà còn cảm nhận được sự chân thành từ cháu dâu, một người luôn coi bà như mẹ ruột.
Bà Lan âm thầm dự định sau này sẽ giúp hai cháu trông con, phần nào bù đắp công lao nuôi dưỡng tinh thần mà bà đang nhận lại.
Cuối năm ngoái, một tin vui bất ngờ đến: Bà Lan được nhận 550.000 NDT (hơn 2 tỷ đồng) tiền đền bù đất. Mừng rỡ, bà lập tức gọi điện cho con trai, hy vọng con về thăm mình một chuyến.
Nhưng đáp lại, chỉ là sự lạnh lùng thường thấy, vài câu hỏi thăm rồi tắt máy. Dù chưa nhắc gì đến khoản tiền, bà vẫn chờ đợi và rồi thất vọng.
Đến ngày nhận tiền, Trương Phi nghỉ làm, đích thân lái xe đưa bác đến ủy ban xã. Trên đường đi, khi biết tin, anh nhẹ nhàng nói:
"Bác có nghĩ đến chuyện mua căn hộ gần nhà anh Khâm không? Dù có hơi xa, nhưng lễ Tết vợ chồng cháu sẽ về thăm bác đều đặn."
Chỉ là một lời góp ý, không kèm đòi hỏi nhưng chính sự tế nhị đó khiến bà Lan nghẹn lòng.
Không ai hỏi xin, không ai gợi ý điều gì cho bản thân chỉ là một người cháu thật lòng lo lắng cho bác gái già yếu.
Một tháng sau, bà Lan âm thầm làm một việc khiến cả họ hàng ngỡ ngàng: Bà viết giấy trao toàn bộ số tiền đền bù cho vợ chồng Trương Phi, kèm một lời nhắn chân thành:
"Bác chẳng sống được bao lâu. Hai đứa sống tốt với bác, bác rất vui. Số tiền này bác gửi lại như một lời cảm ơn. Mong rằng chúng ta sẽ luôn đồng hành bên nhau."
Không một lời trách móc con trai, cũng chẳng oán than số phận. Bà Lan chọn sống bằng lòng biết ơn với người xứng đáng và đó là thứ giá trị đáng trân quý hơn bất kỳ khoản tiền nào.
Chăm sóc cha mẹ già đúng cách như thế nào?
Theo Tamara Goldsby - nhà tâm lý học nghiên cứu lâm sàng, Đại học California, San Diego, Mỹ, để chăm sóc cha mẹ già đúng cách, nên lưu tâm 3 điều quan trọng.

Dù bận rộn đến mấy, nên dành thời gian trò chuyện với cha mẹ để hiểu được mong muốn, nhu cầu của cha mẹ. Ảnh minh hoạ
Tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ từ cộng đồng xung quanh cha mẹ
Con cái trưởng thành có thể có cuộc sống bận rộn của riêng mình và không sống với cha mẹ. Do đó, việc nhờ đến sự hỗ trợ của người thân và bạn bè của cha mẹ lớn tuổi nơi khu vực họ sống là một bước quan trọng để giữ gìn sự an tâm và giảm bớt căng thẳng trong tình huống khó khăn.
Cần lưu ý, một mình người con không thể tự mình gánh vác toàn bộ trách nhiệm chăm sóc cha mẹ mà không bị quá tải, căng thẳng.
Do đó, họ cần có người khác hỗ trợ. Con cái có thể tìm kiếm sự giúp sức từ hội người cao tuổi, các chương trình hỗ trợ người cao tuổi.
Trong trường hợp cha mẹ già bị suy giảm nghiêm trọng về thể chất hoặc nhận thức, người con nên tìm tới các trung tâm hỗ trợ sinh hoạt dù cha mẹ có thể muốn hay không.
Nhà tâm lý học Tamara Goldsby cho rằng cần thiết lập một ranh giới lành mạnh, tìm kiếm sự hỗ trợ, thay vì tập trung toàn bộ năng lượng của mình vào người cao tuổi và rồi stress. Đó là một sự cân bằng tinh tế giữa việc giúp đỡ cha mẹ, thiết lập ranh giới lành mạnh và ở một mức độ nào đó, là học cách phó thác.
Giữ giao tiếp
Dù bận rộn đến mấy, nên dành thời gian trò chuyện với cha mẹ để hiểu được mong muốn, nhu cầu của họ. Hãy tận dụng thời gian ngắn ngủi, khi bạn vẫn còn có thể để thảo luận về kế hoạch nghỉ ngơi hưu trí, y tế, dưỡng lão của họ.
Thay vì ngồi im lặng hoặc mải mê dùng điện thoại, khi đến thăm họ, hãy khơi ra một số cuộc trò chuyện và lắng nghe cha mẹ nói.
Bạn có thể nói về tuổi thơ, những kỷ niệm đáng nhớ, bạn bè của cha mẹ. Trong khi bạn đang làm điều đó, hãy chia sẻ một số kỷ niệm của gia đình, cha mẹ sẽ rất vui khi nghe những điều bạn hồi tưởng lại.
Dù bạn có chính kiến ra sao, đừng ngắt dòng suy nghĩ của cha mẹ khi họ nói. Cần học cách lắng nghe kỹ những từ được nói ra cũng như những gì ẩn chứa bên trong chia sẻ của họ.
Sau đó, vào thời điểm thích hợp trong cuộc trò chuyện hoặc khi cuộc nói chuyện kết thúc, bạn mới nên diễn đạt tâm tư của mình.
Nhẫn nại và luôn giữ lời hứa với cha mẹ
Sự kiên nhẫn không phải là điều tự nhiên mà hầu hết chúng ta có, đặc biệt khi cha mẹ già mắt mờ, chân chậm, tư duy kém.
Cũng giống đấng sinh thành từng nhẫn nại với các con khi còn thơ dại, khi trưởng thành, con cái cần thể hiện tính nhẫn nại khi chăm sóc cha mẹ.
Cần ưu tiên dành thời gian cho họ và cố gắng để đảm bảo lịch trình ở bên họ như cam kết. Nếu bạn sống xa họ, nên thường xuyên đến thăm và nỗ lực đưa cha mẹ vào các hoạt động hàng ngày của gia đình.
Hãy tôn trọng lời hứa với cha mẹ, đừng thất hứa và khiến cho họ cảm thấy thất vọng.
Theo Toutiao

Con trai thất lạc 45 năm trở về, hé lộ sự thật bất ngờ về người dưới mộ
Gia đình - 13 phút trướcThất lạc suốt 45 năm, từng bị gia đình nghĩ là đã qua đời, người đàn ông bất ngờ trở về trong vòng tay ruột thịt.

Bà lão 65 tuổi thuê nhà ra ở riêng sau 7 năm hi sinh: Bài học đắt giá cho mẹ chồng sống chung với con dâu
Gia đình - 1 giờ trướcGĐXH - Từng yêu thương và hết lòng vì con dâu như con ruột, người mẹ 65 tuổi vẫn phải cay đắng rời nhà con.

Đại gia chi đậm thuê máy bay, tổ chức đám cưới trên trời
Chuyện vợ chồng - 7 giờ trướcUAE - Chú rể thuê một chiếc máy bay Boeing 747-400 để tổ chức hôn lễ ở độ cao hơn 8.500m, đánh dấu một đám cưới độc nhất vô nhị giữa trời.

5 chòm sao được 'vũ trụ nâng đỡ' cuối tháng 7: May mắn, tiền bạc và cơ hội đồng loạt gõ cửa
Gia đình - 9 giờ trướcGĐXH - Bạn có đang thuộc nhóm những chòm sao được "thiên thời – địa lợi" hậu thuẫn trong những ngày cuối tháng 7 này?

Chồng rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng, bỏ nhà đi khi biết vợ bị bệnh
Chuyện vợ chồng - 11 giờ trướcNgười phụ nữ chia sẻ câu chuyện bị chồng rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng và bỏ nhà đi khi vợ mắc bệnh.

Vợ sốc nặng phát hiện chồng lén mặc váy, muốn chuyển giới sau 20 năm kết hôn
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcVợ phát hiện chồng từ lâu đã mong muốn được chuyển giới. Bí mật gây sốc ấy đã phá tan cuộc sống tưởng chừng bình thường và yên ổn.

Mẹ chồng lấy trộm thẻ lương hưu: Tôi 60 tuổi mà vẫn phải học cách tự bảo vệ mình
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Cứ ngỡ mẹ chồng chỉ khó tính, không ngờ đến khi mất thẻ lương mới phát hiện sự thật khiến tôi sững sờ.

Mẹ cô dâu ở Quảng Trị mặc áo dài nhảy dân vũ 'cực sung' gây sốt mạng
Gia đình - 1 ngày trướcMẹ cô dâu cùng nhóm bạn đã có màn nhảy dân vũ sôi động trong đám cưới của con gái ở Quảng Trị.

Tình đến – Tiền đầy ví: Top cung hoàng đạo hưởng trọn vượng khí cuối 2025
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Khi người khác còn đang loay hoay tìm hướng đi, 4 cung hoàng đạo dưới đây lại bước vào thời kỳ rực rỡ nhất cả về tình yêu lẫn tiền tài.

Người phụ nữ lén truy cập camera, theo dõi gia đình mới của chồng cũ
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcNgười phụ nữ đã lén truy cập vào hệ thống camera an ninh để theo dõi chồng cũ và gia đình mới của anh.

Có 2 con trai nhưng không thể ở cùng, cụ ông cay đắng rút ra 3 chân lý tuổi già sau một năm sống ở viện dưỡng lão
Gia đìnhGĐXH - Sau một năm sống ở viện dưỡng lão, cụ ông 65 tuổi nhận ra: Có ba điều tưởng nhỏ mà lại là điểm tựa lớn nhất để tuổi già không cô đơn, không bất lực, không buồn bã.