Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bí quyết giúp giảm 50% nguy cơ viêm đường hô hấp cho trẻ

Thứ ba, 09:00 05/12/2017 | Sống khỏe

Viêm nhiễm đường hô hấp là bệnh lý phổ biến ở trẻ em, nhất là khi thời tiết thay đổi hoặc giao mùa. Làm thế nào để giảm nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp và giúp trẻ mau phục hồi khi bị bệnh? Có nhất thiết phải dùng kháng sinh với tất cả trường hợp viêm nhiễm đường hô hấp trẻ em?

Viêm đường hô hấp – bệnh lý phổ biến ở trẻ em (ảnh minh họa)
Viêm đường hô hấp – bệnh lý phổ biến ở trẻ em (ảnh minh họa)

Viêm nhiễm đường hô hấp trẻ em, bệnh lý phổ biến ở Việt Nam

Theo thống kê trên thế giới, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi tử vong do bệnh lý nhiễm trùng hô hấp chiếm khoảng 19% ca tử vong ở trẻ. Công bố từ Viện Nghiên cứu sức khỏe trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung Ương, trung bình một trẻ em Việt Nam có khoảng 5-7 đợt nhiễm trùng hô hấp cấp tính mỗi năm. Bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp ở trẻ có thể là các bệnh lý viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm xoang… biểu hiện ban đầu của các bệnh lý kể trên có thể đơn giản là đau tai, đau họng, chảy mũi, trẻ khò khè khó thở… Tuy nhiên, hậu quả lại có thể rất lớn.

Nguyên nhân khiến bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp ở trẻ em Việt Nam phổ biến chủ yếu do ô nhiễm môi trường, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam, thời tiết thay đổi thất thường trong khu vực phía Nam và mùa Đông lạnh của khu vực phía Bắc Việt Nam.

Làm gì khi trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp?

Hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp tăng khả năng chống bệnh hô hấp ở trẻ
Hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp tăng khả năng chống bệnh hô hấp ở trẻ

Khi trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp có nhất thiết phải sử dụng kháng sinh?

Theo PGS.TS.BS. Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, thành viên Ban cố vấn quốc tế của CIPP (Hội nghị khoa học về bệnh phổi trẻ em 2017), cho biết “trong rất nhiều trường hợp trẻ bị viêm đường hô hấp không cần phải sử dụng kháng sinh vì không phải do vi khuẩn gây ra. Ngoài ra, theo cập nhật mới đây, khi trẻ bị viêm tai giữa có chảy nước cũng không nên cho trẻ dùng ngay kháng sinh mà chờ khoảng 2-3 ngày tiên lượng lại mới quyết định có sử dụng kháng sinh hay không…”

Các chuyên gia khuyên rằng, các biện pháp hạn chế sử dụng kháng sinh cho trẻ khi bị viêm đường hô hấp như vệ sinh mũi họng thường xuyên, giữ ấm cổ họng, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường miễn dịch cho cơ thể là cách tốt nhất để để bảo vệ trẻ, hạn chế tình trạng nhờn thuốc.

Giải pháp từ châu Âu giúp giảm tới 50% nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp


Ly giải vi khuẩn hô hấp dạng ngậm giúp giảm 50% nguy cơ viêm đường hô hấp

Ly giải vi khuẩn hô hấp dạng ngậm giúp giảm 50% nguy cơ viêm đường hô hấp

Một nghiên cứu tại CH Séc trong mùa đông năm 2005-2006 khi cho người sử dụng hỗn hợp Ly giải vi khuẩn hô hấp dạng ngậm giúp giảm tới 50% nguy cơ viêm đường hô hấp cấp, giảm thời gian điều trị, mức độ nặng ở những đối tượng bệnh nhân có nhiễm trùng hô hấp, trong đó có trẻ em.

Biện pháp sử dụng ly giải vi khuẩn hô hấp tăng cường miễn dịch đặc hiệu chống viêm nhiễm đường hô hấp không phải là biện pháp mới mà đã được ứng dụng phổ biến tại châu Âu. Tuy nhiên, dạng ngậm của hỗn hợp này là biện pháp hoàn toàn mới tại Việt Nam, có khả năng ứng dụng rộng rãi vì bệnh lý nhiễm trùng hô hấp trẻ em Việt Nam là một trong những gánh nặng lớn với sức khỏe cộng đồng. Hỗn hợp ly giải 3 chủng vi khuẩn hô hấp phổ biến được nghiên cứu tại CH Séc có khả năng tăng miễn dịch đặc hiệu toàn thân và miễn dịch tại chỗ để phòng ngừa và tăng cường khả năng điều trị bệnh.

Để tìm hiểu về hỗn hợp ly giải vi khuẩn chống bệnh hô hấp trẻ em, độc giả vui lòng liên hệ 1800 8070, hoặc truy cập website https://imunostim.vn

Hạnh Dung

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 3 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 5 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 17 giờ trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 18 giờ trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

9 cách giúp thận khỏe mạnh

9 cách giúp thận khỏe mạnh

Sống khỏe - 20 giờ trước

Bệnh thận là bệnh không lây nhiễm, thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi thận đã bị tổn thương. Dưới đây là chín cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

Sống khỏe - 22 giờ trước

Kỳ nghỉ lễ với nhiều hoạt động sôi nổi, du lịch, dã ngoại, tụ tập bạn bè và những bữa ăn thịnh soạn cùng với rượu bia, đồ ăn giàu chất béo sẽ khiến sức khỏe tim bị ảnh hưởng. Dưới đây là 7 lời khuyên để giữ cho trái tim khỏe mạnh trong kỳ nghỉ lễ.

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Người bị hoa mắt chóng mặt kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng như: đau đầu dữ dội, chóng mặt đột ngột, nôn liên tục, tê liệt cánh tay hoặc tê cả mặt... thì cần được khám sớm, tuyệt đối không được chủ quan.

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Sống khỏe - 1 ngày trước

4 anh em nhà cụ Quỳnh người vừa 100 tuổi người hơn 90, vẫn rất minh mẩn, da dẻ hồng hào, tự làm nhiều việc không cần con cháu giúp đỡ.

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Sống khỏe - 1 ngày trước

Việc di chuyển bằng máy bay khiến cho bạn khó có thể thực hiện đúng chế độ ăn uống phù hợp. Lưu ý những thực phẩm nên ăn trước, trong và sau chuyến bay sẽ giúp bạn tránh khỏi cảm giác uể oải, đầy hơi hoặc kiệt sức.

Top