Biến chứng nguy hiểm của tăng men gan
Men gan tăng cao thường là dấu hiệu cảnh báo tình trạng gan bị viêm hoặc tổn thương. Những triệu chứng men gan tăng khá mơ hồ khiến người bệnh dễ chủ quan, không thăm khám điều trị và kiêng khem hợp lý làm bệnh ngày càng nặng hơn.
Các loại men gan phổ biến
Men gan tăng cao thường là dấu hiệu cảnh báo tình trạng viêm gan hoặc tổn thương các tế bào gan như: viêm gan hoặc các bệnh về gan. Theo đó, khi các tế bào gan bị viêm hoặc bị tổn thương sẽ giải phóng men gan vào máu, với mức độ cao hơn bình thường, làm tăng men gan khi xét nghiệm máu.
Men gan tăng cao có thể được phát hiện trong quá trình làm xét nghiệm máu định kỳ.
Các men gan phổ biến là:
– Alanin transaminase (ALT)
– Aspartate transaminase (AST)
– Gamma-glutamyl transferase (GGT)
– Alkaline phosphatase (ALP)

Uống nhiều rượu cũng có thể làm tăng nồng độ men gan.
Các chỉ số men gan tăng cao
Có 4 chỉ số men gan thông dụng đã được chia theo mức độ tuổi tác và giới tính. Theo đó các chỉ số bình thường được xác định như sau:
– ALT (hay GPT) dưới hoặc 35 UI/l (với nam giới) và nhỏ hơn hoặc bằng 25 UI/l (với nữ giới)
– AST (hay GOT) dưới hoặc 35 UI/l ( với nam giới) và nhỏ hơn hoặc bằng 25 UI/l (với nữ giới)
– GGT từ 5-60 UI/l
– ALP từ 35-115 UI/l
Men gan tăng cao nhiều hay ít không phản ánh được mức độ trầm trọng của tổn thương gan mà men gan tăng có nghĩa là lá gan của chúng ta đang có vấn đề. Vì vậy khi ai đó đi xét nghiệm thấy men gan cao thì nên đi khám và kịp thời để tư vấn khám và điều trị.
Nguyên nhân gây tăng men gan
Có nhiều nguyên nhân khiến men gan tăng, một số yếu tố khác có thể làm tăng nồng độ men gan tạm thời như phản ứng với thuốc hay nội tiết tố thay đổi. Mức độ men gan tăng cao vì những yếu tố này thường sẽ trở lại trạng thái bình thường mà không cần điều trị trong 2 đến 4 tuần.
Tuy vậy, một số nguyên nhân khác sẽ nghiêm trọng hơn và cần được điều trị bao gồm:
– Một số loại thuốc gây tăng men gan: Một số loại thuốc như: acetaminophen, thuốc kháng sinh và một số loại thuốc giảm cholesterol, cũng có thể làm tăng nồng độ men gan.
– Các bệnh viêm gan: Bất kỳ loại viêm gan nào (bao gồm viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C, D, E, viêm gan tự miễn) đều là nguyên nhân dẫn tới tình trạng tăng men gan.

Những triệu chứng men gan tăng khá mơ hồ, khiến người bệnh dễ chủ quan.
– Rượu: Uống nhiều rượu cũng có thể làm tăng nồng độ men gan.
– Gan nhiễm mỡ : Sử dụng nhiều rượu, béo phì và hội chứng chuyển hóa và một loạt các yếu tố khác có thể gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Bất kể nguyên nhân là gì, bệnh gan nhiễm mỡ sẽ làm tăng nồng độ men gan của bạn.
– Bệnh Wilson: rối loạn chuyển hóa đồng di truyền gây lắng đọng đồng tại gan.
– Xơ gan : Xơ gan là tình trạng gan bị tổn thương mạn tính. Tổn thương này khiến cho lượng men gan tăng cao.
– Ung thư gan: Ung thư ảnh hưởng đến gan đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng đến nồng độ men gan.
– Bệnh tuyến giáp: Cường giáp đôi khi có thể gây ra mức độ men gan cao.
– Thảo dược: Một số người bổ sung các viên thảo dược có thể gây tăng men gan. Các chất bổ sung như sắt, vitamin A, comfrey và chaparral có thể làm tăng nồng độ men gan.
Tăng men gan gây biến chứng gì?
Men gan cao phản ánh tình trạng tế bào gan đang bị tổn thương, gan đang bị viêm. Nếu men gan tăng nhẹ dưới 2 lần thì người bệnh hầu như chưa có biểu hiện triệu chứng gì, nếu không đi xét nghiệm thì không thể biết được.
Ở giai đoạn này, nếu sử dụng bia rượu nhiều sẽ rất nguy hiểm vì lượng acetaldehyt là chất độc được sản sinh ra khi sử dụng bia rượu sẽ phá hủy tế bào gan rất mạnh, có thể tế bào gan bị hủy hoại hàng loạt gây viêm gan cấp, hôn mê gan, nguy hiểm đến tính mạng. Mặt khác, men gan cao nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan, thậm chí gây ung thư gan.
Chỉ số AST và ALT trong men gan cao sẽ dự báo tuổi thọ giảm dần, tăng tỷ lệ tử vong từ 21 – 78%. Nếu chỉ số AST tăng gấp đôi thì sẽ tăng 32% nguy cơ tử vong, nếu tăng hơn gấp đôi thì nguy cơ tử vong sẽ lên đến 78%. Khi chỉ số ALT gấp đôi sẽ tăng 21% nguy cơ tử vong và khi tăng hơn gấp đôi, nguy cơ sẽ là 59%.
Tóm lại: Men gan tăng cao là biểu hiện nghiêm trọng cảnh báo sức khỏe của người bệnh, trong đó có thể là những bệnh lý nghiêm trọng như: viêm gan, ung thư gan, viêm cơ, viêm thận mãn, viêm túi mật, nhồi máu cơ tim, sốt rét, cao huyết áp, tai biến mạch máu não…
Để phòng ngừa hiện tượng men gan tăng cao cần ăn uống lành mạnh, khoa học, tăng cường ăn những thực phẩm tốt cho gan. Không nên uống rượu bia, hoặc uống trong chừng mực cho phép.
Tuyệt đối không dùng chung kim tiêm hoặc các vật dụng bị dính máu. Tiêm đầy đủ các loại vaccine viêm gan virus A và viêm gan virus B.
Nếu bệnh nhân bị đái tháo đường nên quản lý tốt lượng đường trong máu. Thận trọng khi sử dụng bất kỳ loại thuốc gì hoặc các chất bổ sung đang dùng. Theo dõi cân nặng và nên duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Ngoài ra, cần tập thể dục thể thao hàng ngày nhằm nâng cao sức khỏe toàn diện.

Top 10 loại trái cây khô và hạt giàu canxi tốt cho xương
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcNgoài sữa và các sản phẩm từ sữa thì trái cây khô và hạt cũng chứa nhiều canxi. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho những người không dung nạp lactose, người ăn chay hoặc đơn giản là muốn đa dạng hóa nguồn cung cấp canxi giúp xương chắc khỏe.

Căn bệnh gây đau đớn khủng khiếp, nguyên nhân một phần do ăn 'sướng miệng' và uống vitamin vô tội vạ
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcSỏi thận từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh của hàng triệu người, gây ra những cơn đau quặn thắt và biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Điều rất đáng báo động là ngoài nguyên nhân bệnh lý, sỏi thận còn có thể hình thành do thói quen ăn uống chưa khoa học và sử dụng các loại vitamin vô tội vạ.

Mùa hè, uống nước cam vào thời điểm này để thải độc gan, cải thiện tiêu hóa và tăng cường miễn dịch
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Chất xơ có trong cùi và múi cam có thể giúp cơ thể duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa, thải độc gan, giảm nguy cơ mắc các bệnh như đái tháo đường, tim mạch và một số loại ung thư.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết người phụ nữ này mắc ung thư trực tràng trước đó có triệu chứng táo bón kéo dài mà không biết.

Người đàn ông 41 tuổi ở Quảng Ninh đang khỏe mạnh bất ngờ bị nhồi máu cơ tim từ dấu hiệu điển hình này
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Nam bệnh nhân bị nhổi máu cơ tim vốn khỏe mạnh, không có tiền sử tim mạch, bỗng đau ngực dữ dội, ngất xỉu...

Người đàn ông 30 tuổi phát hiện mắc bệnh tình dục từ triệu chứng nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - 3 ngày sau khi quan hệ tình dục không an toàn, người bệnh xuất hiện các triệu chứng tiểu buốt, tiểu dắt, cảm giác đau rát dọc niệu đạo khi đi tiểu.

6 thực phẩm nên ăn trước khi uống rượu
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcĐể giảm thiểu tác hại khi uống rượu, tham khảo một số thực phẩm nên ăn giúp cơ thể bạn có nhiều thời gian hơn để phân hủy rượu và xử lý rượu an toàn hơn.

Người phụ nữ ở Phú Thọ bị suy gan cấp, nguy cơ lây cao, bác sĩ khuyến cáo có dấu hiệu này nhập viện ngay
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Bác sĩ khuyến cáo khi xuất hiện triệu chứng như đau tức vùng hạ sườn phải, chán ăn, sợ mỡ, mệt mỏi... cần được thăm khám, đặc biệt là kiểm tra các bệnh lý về gan mật.

Nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới vào mùa hè
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcNhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới có thể gia tăng vào mùa hè do mất nước, nhịn tiểu lâu, vệ sinh không đúng cách và quan hệ tình dục không an toàn, cần phòng ngừa kịp thời.

Bé 17 tháng tuổi ở Quảng Ninh suýt mất mạng do bất cẩn trong lúc ăn kẹo lạc
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Trong lúc ăn kẹo lạc, trẻ bị hóc sặc, các mảnh vỡ bao gồm các hạt lạc và kẹo lọt sâu vào cả 2 bên phế quản dẫn đến tình trạng khó thở, tím tái, suy hô hấp nặng.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Bác sĩ cho biết người phụ nữ này mắc ung thư trực tràng trước đó có triệu chứng táo bón kéo dài mà không biết.