Hà Nội
23°C / 22-25°C

Biện pháp giảm khó chịu khi uống nhiều rượu

Chủ nhật, 16:17 09/02/2025 | Sống khỏe

Cảm giác mệt mỏi, đau đầu, hơi thở đầy mùi rượu... là dấu hiệu của việc uống nhiều rượu, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy có cách nào giảm nhanh sự khó chịu này?

1. Vì sao uống nhiều rượu lại gây khó chịu?

Khi uống nhiều rượu có thể dẫn tới khó chịu, nôn nao với các biểu hiện như hơi thở có mùi rượu, đau đầu , chóng mặt, mệt mỏi , buồn ngủ , da đỏ ửng, rối loạn nhịp tim, nôn mửa, hôn mê...

Nguyên nhân này là do:

- Rượu khiến hệ thống miễn dịch giải phóng cytokine, đây là các protein giúp kiểm soát tình trạng viêm trong cơ thể. Những cytokine này kích hoạt nhiều triệu chứng khó chịu, nôn nao khi uống nhiều rượu như đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, thậm chí ngất xỉu, mất trí nhớ...

- Bên cạnh đó, rượu làm gián đoạn quá trình giao tiếp giữa não và thận nên thay vì giữ nước như bình thường, cơ thể phải đi tiểu nhiều hơn. Việc mất chất lỏng này dẫn đến tình trạng mất nước nhẹ, gây ra các triệu chứng như khát nước, mệt mỏi và đau đầu...

- Uống nhiều rượu khiến dạ dày sản xuất nhiều axit hơn, ngăn dạ dày tiêu hóa bình thường dẫn đến đau dạ dày, buồn nôn và nôn. Uống nhiều rượu cũng khiến cơ thể sản xuất nhiều axit lactic hơn, làm hạn chế quá trình sản xuất đường trong máu gây cảm giác mệt mỏi, run rẩy, đổ mồ hôi và đói.

Ngoài ra, uống nhiều rượu có thể làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ khiến cơ thể không có được giấc ngủ sâu, phục hồi và còn khiến mạch máu bị giãn ra hoặc mở rộng gây giảm huyết áp tạm thời với biểu hiện đau đầu, một biểu hiện khó chịu rất thường gặp.

duy-tran-01

Uống nhiều rượu không chỉ gây gánh nặng cho gan mà còn làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm.

2. Biện pháp giảm khó chịu khi uống nhiều rượu

Khi uống nhiều rượu cơ thể cần thời gian để gan đào thải chất độc ra ngoài. Chính vì vậy, hầu như không có biện pháp hiệu quả nào giải rượu nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số biện pháp để không làm trầm trọng thêm tình trạng say xỉn, đồng thời làm giảm các biểu hiện khó chịu, hỗ trợ gan đào thải rượu bao gồm:

- Uống nhiều nước : Rượu làm cơ thể mất nước bằng cách tăng lượng nước tiểu mà thận tạo ra. Cơ thể cũng mất nước khi đổ mồ hôi, nôn mửa hoặc tiêu chảy sau khi uống nhiều rượu. Mất nước gây ra các triệu chứng như khô miệng và đau đầu. Việc uống nước giúp làm chậm tốc độ cơ thể hấp thụ rượu và giữ mức cồn trong máu thấp hơn.

Do đó, nếu bạn uống nhiều rượu, hãy uống nước trước khi nghỉ ngơi để hạn chế tác dụng của rượu. Bạn cũng nên để một chai nước bên giường để uống ngay khi thức dậy sẽ giúp giữ nước hoặc có thể tiêu thụ thức uống thể thao để thay thế natri, kali và các chất điện giải khác đã bị mất do nôn mửa hoặc tiêu chảy hoặc tiêu thụ các loại trái cây chứa nhiều nước như cam, bưởi...

Nghỉ ngơi: Bạn có thể làm dịu các biểu hiện khó chịu khi uống nhiều rượu bằng cách nghỉ ngơi, thư giãn hay đơn giản nhất là ngủ. Nguyên nhân do cơ thể cần thời gian để thanh lọc các chất độc được tạo ra khi cơ thể phân hủy rượu, bù nước, chữa lành các mô bị kích thích trong ruột, trả lại hệ thống miễn dịch cũng như hoạt động của não bộ về trạng thái bình thường...

Ăn tinh bột: Rượu làm giảm lượng đường trong máu khiến mức năng lượng thấp, gây ra tình trạng chóng mặt và run rẩy. Do đó, não cần tinh bột để cung cấp năng lượng . Trong trường hợp này, bạn nên tiêu thụ một vài lát bánh mì nướng hoặc một vài chiếc bánh quy nguyên hạt để đưa lượng đường trong máu trở lại bình thường. Bạn cũng sẽ tiếp thêm năng lượng cho bản thân bằng cách ăn cháo trắng, cháo trứng, phở gà , trái cây mọng nước...

shutterstock_299826821-1-870x522-1

Tiêu thụ cháo nóng giúp cơ thể ra mồ hôi là một trong những biện pháp hỗ trợ giải rượu.

3. Cách nào để không uống nhiều rượu?

Uống nhiều rượu không chỉ gây ra những khó chịu ngay sau đó mà còn là nguy cơ tiềm ẩn của nhiều tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, để tránh uống nhiều rượu cũng như hạn chế những tác hại này, bạn nên uống rượu khi bụng no, uống chậm, uống có chừng mực.

Theo khuyến cáo, nam giới chỉ nên tiêu thụ từ 40-80ml rượu mạnh hoặc 2 lon bia/ngày, phụ nữ chỉ nên tiêu thụ từ 20-40ml rượu mạnh hoặc 1 lon bia/ngày. Bên cạnh đó, bạn không nên pha trộn đồ uống vì dễ làm tăng nồng độ cồn trong máu và nên uống một cốc nước giữa các lần uống đồ uống có cồn. Điều này sẽ giúp bạn uống ít rượu hơn và giảm tình trạng mất nước do uống rượu.

Uống nhiều rượu, một lần hoặc lâu dài đều có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe, ảnh hưởng đến khả năng ra quyết định, thay đổi tâm trạng, gây tổn thương tim, gan và nguy hiểm nhất là làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư.


Lê Mỹ Giang
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bài thuốc quý từ củ gừng

Bài thuốc quý từ củ gừng

Sống khỏe - 7 phút trước

Gừng là loại gia vị phổ biến trong gian bếp của người Việt, nhưng ít ai biết, đây cũng là vị thuốc quý trong y học cổ truyền, có thể hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.

Ngủ thêm 15 phút, khác biệt sốc ở tuổi thiếu niên

Ngủ thêm 15 phút, khác biệt sốc ở tuổi thiếu niên

Sống khỏe - 11 phút trước

Phát hiện mới của các nhà khoa học Anh và Trung Quốc cho thấy việc các thiếu niên cố gắng thức quá khuya để học bài có thể phản tác dụng.

Chị em cần biết điều này trước khi làm tầm soát ung thư cổ tử cung

Chị em cần biết điều này trước khi làm tầm soát ung thư cổ tử cung

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Việc tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng vì sẽ giúp phát hiện được sớm những tổn thương tiền và ung thư giai đoạn sớm và có thể điều trị khỏi được.

Ca phẫu thuật mang lại 'trang mới' cho cuộc đời nữ bệnh nhân

Ca phẫu thuật mang lại 'trang mới' cho cuộc đời nữ bệnh nhân

Y tế - 9 giờ trước

Sau ca phẫu thuật bệnh nhân vui mừng vì khối u hành hạ bản thân gần 70 năm được loại bỏ. Thành quả ấy là nhờ sự nỗ lực cùng trình độ chuyên môn cao của các y bác sĩ.

Thực hư việc ăn nhiều đường dễ tăng đường huyết và bệnh tiểu đường?

Thực hư việc ăn nhiều đường dễ tăng đường huyết và bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Mặc dù việc ăn nhiều đường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh tiểu đường, nhưng nó có thể góp phần làm tăng cân và gây béo phì. Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tiểu đường type 2.

Loại củ bùi béo cực nhiều ở Việt Nam, ăn vào vừa khỏe người vừa đẹp dáng

Loại củ bùi béo cực nhiều ở Việt Nam, ăn vào vừa khỏe người vừa đẹp dáng

Sống khỏe - 10 giờ trước

Củ sắn, hay còn gọi là khoai mì, không chỉ là một loại cây lương thực quen thuộc mà còn là một kho tàng dinh dưỡng đáng ngạc nhiên. Nếu bạn đang tìm kiếm một loại thực phẩm vừa ngon miệng, dễ kiếm lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, thì củ sắn chính là lựa chọn hoàn hảo.

Bác sĩ khuyến cáo người dân cách bảo đảm an toàn khi mắc kẹt trong đám đông đi chơi lễ

Bác sĩ khuyến cáo người dân cách bảo đảm an toàn khi mắc kẹt trong đám đông đi chơi lễ

Sống khỏe - 12 giờ trước

Để có một kỳ nghỉ lễ 30-4 an toàn và trọn vẹn, TS-BS Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, khuyến cáo người dân cần chuẩn bị kỹ lưỡng.

6 thói quen trước khi đi ngủ làm hại thận nhiều người Việt mắc phải

6 thói quen trước khi đi ngủ làm hại thận nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Những thói quen xấu này trước khi đi ngủ đang dần dần gây tổn hại đến thận của bạn mỗi ngày.

Ăn chậm có giúp giảm cân không?

Ăn chậm có giúp giảm cân không?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ăn chậm sẽ giúp no lâu hơn và hạn chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể, từ đó góp phần giảm cân...

Lý do nhiều người thất bại khi duy trì thành quả giảm cân

Lý do nhiều người thất bại khi duy trì thành quả giảm cân

Sống khỏe - 1 ngày trước

Rất nhiều người sau khi vừa giảm cân thành công đã phải đối mặt với tình trạng tăng cân trở lại. Tại sao lại như vậy và làm cách nào để duy trì được cân nặng đã đạt được sau giảm cân?

Top