Bố mẹ biết gì về vi khuẩn phế cầu?
GiadinhNet - Viêm phổi, viêm màng não mủ, nhiễm trùng huyết… những căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với trẻ em, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi. Nguyên nhân có thể là do vi khuẩn hoặc siêu vi, trong đó vi khuẩn phế cầu, tên khoa học Streptococcus pneumoniae (S. pneumoniae) cũng là vi khuẩn gây nên. Nhưng liệu các bậc phụ huynh có con nhỏ trong độ tuổi này đã hiểu biết đúng về loại vi khuẩn phế cầu nguy hiểm này chưa?
Nhiều bố mẹ vẫn chủ quan vì “con chỉ bị cảm”
Thời tiết giao mùa cùng sức đề kháng kém là những nguyên nhân khiến trẻ rất dễ mắc những căn bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra. Thường những căn bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra rất khó phát hiện do những triệu chứng tương tự như cảm thông thường. Với trẻ nhỏ sẽ có một số biểu hiện như trẻ khóc đêm thường xuyên và bỏ bú kéo dài. Với bé lớn, triệu chứng thường là đau đầu, nôn ói, ho nhiều, ớn lạnh, sốt cao, vã mồ hôi, thở nhanh, đau ngực, đau cơ, ho ra đờm.
Như trường hợp của chị Vân Phương (Q. Thủ Đức, TP.HCM), chị cho hay: “Ban đầu thấy con gái bị sốt, tôi cứ tưởng bé bị cảm ho thông thường nên cho bé uống thuốc hạ sốt và siro ho có sẵn trong tủ thuốc gia đình. Đến ngày thứ 3 mà bé vẫn không hết sốt nên tôi đưa bé vào bệnh viện. Bác sĩ cũng kê toa cho bé nhưng 2 ngày sau, bé vẫn sốt nên tôi lại đưa bé đến bệnh viện. Lúc này, bệnh viện giữ lại để làm xét nghiệm. Sau một ngày làm tất cả các xét nghiệm và uống kháng sinh thì bác sĩ cho hay bé bị viêm phổi. Bệnh trở nặng và bé phải nằm lại viện điều trị hơn 1 tuần”.
Có thể thấy còn rất nhiều phụ huynh có thói quen tự mua thuốc cho trẻ, chỉ đến khi bệnh trở nặng thì mới đưa trẻ đến bệnh viện
Hiểu chưa đủ, biết chưa sâu
Khi được hỏi về vi khuẩn phế cầu, chị Lê Thị Mỹ Giang (Q,7, TP.HCM) và chị Phạm Hương (Q. 10, TP.HCM) đều có cùng câu trả lời là mới nghe qua loại khuẩn này lần đầu tiên. Còn khi hỏi về các loại bệnh như viêm màng não, viêm phổi hay nhiễm trùng máu thì cả hai cũng cùng cho biết là đã từng nghe qua nhưng chỉ lưu ý đến viêm phổi vì báo chí có nhắc đến nhiều và chỉ biết vệ sinh tai cho trẻ để tránh viêm tai giữa chứ không hiểu rõ về nguyên nhân cũng như cách phòng bệnh.
Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh có con dưới 5 tuổi khi được hỏi về quá trình tiêm ngừa cho trẻ đều khẳng định trẻ đã được tiêm ngừa đầy đủ. Nhưng khi được hỏi chính xác hơn về tiêm ngừa vi khuẩn phế cầu thì đa số đều không rõ đã cho con tiêm rồi hay chưa như trường hợp của chị Nguyễn Ngọc Duyên (Q.Gò Vấp, TP.HCM); Trần Thị Dạ Trúc (Đà Lạt, Lâm Đồng); Nguyễn Như Anh (Q.3. TP.HCM).
Các chị chỉ biết con đã được tiêm ngừa viêm màng não nhưng không biết có phải đó là tiêm ngừa vi khuẩn phế cầu hay không (viêm màng não có nhiều nguyên nhân gây bệnh, vi khuẩn phế cầu, vi khuẩn Hib, .v.v.)
Sự thiếu sót này một phần phụ huynh chưa được tiếp cận nhiều thông tin về vi khuẩn phế cầu; mặt khác, khi tiêm ngừa, phụ huynh không được bác sĩ tư vấn cũng như giải thích cặn kẽ về các mũi tiêm.
Hãy bảo vệ trẻ ngay từ sớm
Phụ huynh có con nhỏ nên chủ động hơn trong việc tìm kiếm thông tin về các loại vắc-xin đã có mặt tại Việt Nam bên cạnh các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng quốc gia.
Hiện nay trên thế giới đã có vắc-xin thế hệ mới giúp ngăn ngừa vi khuẩn phế cầu. Vắc-xin này đã được nghiên cứu, phát triển và kiểm nghiệm lâm sàng trong vòng 15 năm, được cấp phép sử dụng ở 120 quốc gia như Mỹ, Canada và 1 số nước tại khu vực châu Á, châu Đại Dương, bờ Thái Bình Dương và được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng tại nhiều nơi trên thế giới.

Cùng với việc tiêm vắc-xin phòng bệnh, theo các chuyên gia bệnh truyền nhiễm, giữ ấm cơ thể cho trẻ trong mùa mưa và mùa lạnh, cho trẻ bú mẹ trong 6 tháng đầu đời, giữ vệ sinh môi trường sinh hoạt và giữ vệ sinh cơ thể trẻ cũng là một những cách có thể làm giảm được nguy cơ mắc các bệnh do vi khuẩn phế cầu gây nên.
Gặp bác sĩ để tư vấn về tiêm ngừa và truy cập website www.tiemngua.com để biết thêm thông tin và cách phòng ngừa các bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra.
Chương trình giáo dục sức khỏe cộng đồng được thực hiện bởi Hội Y học Dự phòng Việt Nam và VPĐD GSK Pte Ltd tại TP Hồ Chí Minh.
PV/Báo Gia đình & Xã hội

Điểm danh 8 thói quen xấu khiến bệnh gan nhanh tìm tới
Sống khỏe - 3 giờ trướcCũng giống như nhiều cơ quan khác trong cơ thể, sức khỏe của gan bị ảnh hưởng lớn bởi lối sống.

Phát hiện thêm 1 trường hợp mắc đậu mùa khỉ ở TPHCM
Y tế - 5 giờ trướcTrưa 1/10, Sở Y tế TPHCM cho biết, thành phố đã ghi nhận thêm 1 bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ cư trú tại TPHCM. Như vậy tính đến nay, TPHCM đã ghi nhận 4 trường hợp mắc đậu mùa khỉ trong tổng số 5 trường hợp của cả nước.

Muốn não không bị nhanh lão hóa hãy ăn những thực phẩm này
Sống khỏe - 9 giờ trướcTheo Boldsky, ăn những thực phẩm như rau xanh, củ nghệ, quả việt quất... sẽ giúp não của chúng ta không bị lão hóa và luôn giữ được sức khỏe tổng thể.

Bất ngờ với 5 món ngon nhưng không ăn cùng thịt lợn vì dễ gây béo phì, tiểu đường và mất sạch dinh dưỡng
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH - Cả thịt lợn và thịt bò đều là những món ăn bổ dưỡng nhất hiện nay, tuy nhiên hai nguồn thực phẩm này không nên chế biến cùng nhau...

Lưu ý khi dùng loại nước ép quen thuộc để giảm cân
Sống khỏe - 14 giờ trướcGiảm cân bằng nước ép cần tây hay bột cần tây là phương pháp đang được nhiều chị em áp dụng. Tuy nhiên nếu bạn lạm dụng, cơ thể có nguy cơ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Dấu hiệu cảnh báo rối loạn tâm thần nhiều phụ nữ mắc phải
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcNgười bị mất ngủ thường xuyên có nguy cơ trầm cảm gấp gần 4 lần. Rối loạn giấc ngủ thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới.

Dấu hiệu khi đi đại tiện giúp phát hiện sớm ung thư
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcUng thư đại trực tràng là một trong những căn bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa. Ung thư đại trực tràng nếu phát hiện sớm, tiên lượng điều trị thường rất tốt.

Chơi gần máy cắt đá, bé 18 tháng tuổi bị đứt lìa bàn tay
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Sau hơn 5h tập trung cao độ, các bác sĩ đã phẫu thuật vi phẫu thành công nối bàn tay bị đứt rời cho bệnh nhi.

Những điều cần biết về xét nghiệm HIV trong thai kỳ
Sống khỏe - 1 ngày trướcXét nghiệm HIV trong thai kỳ là bước khởi đầu cho việc ngăn ngừa lây truyền từ mẹ sang con và tiếp cận điều trị cho phụ nữ nhiễm HIV. Tuy nhiên, nỗi sợ bị cộng đồng kỳ thị đã khiến nhiều phụ nữ mang thai từ chối xét nghiệm sàng lọc.

Loại thịt có nhiều protein nhất, 2 lạng đủ nhu cầu cả ngày
Sống khỏe - 1 ngày trướcChỉ cần ăn 200g (2 lạng) thịt gà không da hoặc ức gà mỗi ngày, bạn sẽ nhận được hơn 50g protein.

Hà Nội: Thuốc điều trị đau mắt đỏ không khan hiếm nhưng giá bán có dấu hiệu đắt đỏ
Y tếGĐXH - Trong khi trước đây, thuốc điều trị đau mắt đỏ có giá dao động từ 20.000 – 45.000 đồng/sản phẩm, tuy nhiên, khi số ca đau mắt đỏ tăng dần, mặt hàng thuốc dành riêng cho mắt cũng có dấu hiệu tăng.