Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bố mẹ Trung Quốc và “cơn sốt” cho con đi học mẫu giáo nội trú từ 3 tuổi

Thứ bảy, 09:00 07/02/2015 | Xã hội

Đối với phần lớn cha mẹ Trung Quốc, con cái không khác gì “báu vật”, nhưng đang có hàng nghìn cha mẹ gửi những đứa con vừa mới 3 tuổi của mình vào các trường mẫu giáo nội trú vì một lý do vô cùng đặc biệt.

Kelly Jiang chạy vào lớp mẫu giáo, bố mẹ em theo sau vài bước chân.

Cô bé 4 tuổi khẽ ngoái đầu lại phía bố mẹ và hô to: "Con chào bố mẹ ạ". Khi bố mẹ bé vẫy tay chào lại, Kelly đã kịp vui vẻ nói chuyện với cô giáo và các bạn cùng lớp.

Không có nước mắt, không cần dỗ dành, cũng không lời bịn rịn dù Kelly sẽ không gặp và nói chuyện với bố mẹ trong 4 ngày tới.

 1
Một giờ ăn trong trường mẫu giáo nội trú ở Thượng Hải. (Ảnh: BBC)

Kelly chỉ là một trong số hàng chục em bé đang theo học ở trường mẫu giáo nội trú ở Thượng Hải, Trung Quốc. Từ sáng thứ hai tới chiều thứ sáu, cô bé và các bạn sẽ cùng vui chơi, học tập, ăn uống và ngủ nghỉ trong những phòng học nhiều màu sắc tươi vui với những chiếc giường tầng.  Lũ trẻ chỉ về nhà vào cuối tuần.

 2
Những đứa trẻ từ 3, 4 tuổi đang xếp hàng chờ đi tắm trong trường mẫu giáo nội trú. (Ảnh: BBC)

Các em bé này không phải là những trường hợp duy nhất ở Trung Quốc đi học mẫu giáo theo cách này. Có rất nhiều trường mẫu giáo nội trú khác nữa ở Thượng Hải, Bắc Kinh hay các thành phố lớn khác của Trung Quốc. Không có con số chính thức nhưng theo ước tính, con số trẻ đi học mẫu giáo nội trú trên toàn đất nước cũng đã lên tới hàng ngàn.

Trong văn hóa truyền thống của người Trung Quốc, gia đình và những đứa con luôn phải đặt ở vị trí cao nhất, vậy đâu là nguyên nhân và lời giải thích của hiện tượng “trường mầm non nội trú” này?

Theo ông Xu Jing, hiệu trưởng trường mẫu giáo Kangqiao, trực thuộc Viện Phúc lợi Trung Quốc (CWI) ở Thượng Hải, thì có một vài lý do xác đáng để dẫn tới tình trạng này. Ông nói: “Một số người cho rằng việc đi học nội trú từ sớm như vậy rất tốt vì nó giúp khích lệ tính tự lập ở trẻ. Một số phụ huynh khác thì lại không đủ thời gian hay sức lực để chăm sóc cho con cái họ. Đồng thời, trong truyền thống Trung Quốc, cha mẹ già vẫn sống cùng các con và (vì chính sách chỉ sinh một con của Trung Quốc) đôi khi một gia đình có bốn ông bà, hai cha mẹ nhưng chỉ có một đứa con sống dưới một mái nhà". "Nhiều bậc phụ huynh lo ngại rằng ông bà sẽ chiều hư con trẻ, nên họ đưa con tới đây", ông Xu chia sẻ.

Bố mẹ của Kelly nói rằng họ rất trân trọng khoảng thời gian ở bên con gái. Bố Kelly là một nhà tư vấn đầu tư, mẹ cô bé không đi làm. Nằm trong diện gia đình khá giả ở Trung Quốc, họ có thể chi trả mức học phí 1.000 đô la một tháng.

 3
Bố mẹ của cô bé Kelly chia sẻ rằng, họ rất quý trọng thời gian ở bên con gái.

Nhà tâm lý học Han Mei Ling cho biết: “Có được tính tự lập chỉ nằm trong suy nghĩ của bố mẹ các em. Đây là một hành động nhẫn tâm. Chúng tôi đã thực hiện nhiều nghiên cứu và khám phá ra rằng các trường nội trú chỉ đem lại lợi ích với những trẻ vốn quảng giao, giúp các em tự lập hơn và rèn luyện nhiều kỹ năng sống tốt hơn.”

Bố Kelly, anh Jamie Jang chia sẻ. “Kelly của chúng tôi là một cô bé rất vui vẻ và có thể chơi một mình, nên chúng tôi thử cho con học nội trú. Sau đấy chúng tôi hỏi xem con có muốn ở lại trường không, con bé nói có. Khi được hỏi liệu có nhớ con không, anh Jiang rơm rớm nước mắt nói: “Ban đầu chúng tôi nhớ con lắm. Nhưng tôi cho rằng, khi thế giới ngày càng "phẳng" hơn, sớm hay muộn con bé cũng sẽ rời xa chúng tôi. Chúng tôi tách con ra sớm để giúp con sớm tự lập và có thể tồn tại trong xã hội ngày nay. Nhưng chúng tôi vẫn rất trân trọng khoảng thời gian được ở bên con."

 4
Phụ huynh đến đón con vào buổi chiều thứ 6 hàng tuần.

Trường mầm non nội trú bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc từ năm 1949, để chăm sóc những đứa trẻ mồ côi trong cuộc nội chiến cũng như con cái của các nhà lãnh đạo, những người luôn bận rộn và không có đủ thời gian bên con.

Ngày nay, nhìn hàng dài những chiếc xe Audi và Mercedes trong ngày đón con, có thể thấy thành phần các gia đình gửi con đến các trường này là rất đa dạng.

Số lượng các trường loại này đạt đỉnh vào thập niên 90 của thế kỷ trước, khi việc gửi con đi học nội trú đang là mốt và là biểu tượng thể hiện địa vị xã hội.

Nhưng gần đây, hệ thống này đã dần bớt phổ biến. Một số trường cả nhà nước lẫn tư nhân đã bị đóng cửa. Một số khác thì chuyển hướng từ nội trú sang bán trú. Trường mầm non CWI ở Thượng Hải từng là một trường chuyên nội trú nhưng giờ chỉ còn 3 lớp nội trú trên tổng số 22 lớp.

 5
Một góc nhà vệ sinh trong một trường mầm non nội trú ở Trung Quốc.

Ông Xu Jing cho biết: “Các bậc phụ huynh Trung Quốc bắt đầu nhận ra rằng dành thêm nhiều thời gian cho con cái khi chúng còn nhỏ là điều rất quan trọng, bởi đây là giai đoạn rất ý nghĩa cho sự phát triển của trẻ. Chúng tôi cũng khuyên các gia đình rằng nếu họ có thời gian và điều kiện ở bên con thì họ chỉ nên chọn các lớp bán trú”.

Nhà tâm lý học Han Mei Ling là người tích cực lên án công khai mô hình nội trú và đã từng trị liệu tâm lý cho rất nhiều thanh thiếu niên bị ám ảnh bởi ký ức về các lớp nội trú. Cô chia sẻ: “Những đứa trẻ thiếu thốn thời gian bên cha mẹ cảm thấy bị bỏ rơi và lạc lõng. Chúng gặp khó khăn khi tìm vị trí của mình trong cuộc sống và họ không biết cư xử sao với gia đình mình.”

Cô Han tin rằng, một nền văn hóa trong đó danh giá của gia đình phụ thuộc quá nhiều vào thành công hay thất bại của con cái chính là nguyên nhân khiến nhiều bậc phụ huynh vẫn tiếp tục gửi con tới trường nội trú.

“Hầu hết các gia đình Trung Quốc hiểu rằng con cái phải được lớn lên bên bố mẹ, nhưng họ vẫn đặt những kỳ vọng quá cao vào con cái mình", cô nói thêm.

Trong mắt nhiều bố mẹ, học ở trường nội trú từ khi còn nhỏ sẽ giúp tạo lợi thế cho bọn trẻ. Sau mẫu giáo là tiểu học, trung học nội trú, và hi vọng sau đó là một ghế ở trường đại học.

Nhiều đứa trẻ từng học mẫu giáo nội trú lại nói rằng đó là một trải nghiệm tồi tệ. Người mẫu Wang Dan phải bắt đầu học nội trú từ khi ba tuổi, sau khi cha mẹ cô ly dị. Cô kể: "Dù bắt buộc phải chấp nhận nhưng tôi chưa bao giờ thích quãng thời gian ấy. Khi tôi vào học trường tiểu học nội trú, tôi cảm thấy như bị xua đuổi và phần lớn thời gian tôi ở một mình, im lặng và từ chối kết bạn”.

Phải sống xa cha mẹ là một điều khó khăn cho mọi đứa trẻ. Suốt cả ngày, chúng bận bịu với các hoạt động vui chơi, nhưng khi tôi đến thăm vào giờ ngủ trong trường CWI, một nửa số các bé trong lớp đang khóc.

Lũ trẻ khóc vì nhớ bố mẹ và các cô giáo thì cố vỗ về chúng. Ông Huang Ying, quản lý trường giải thích: “Hôm nay nhiều cháu khóc vì đây là năm học mới và các cháu này mới nhập trường. Sau hai tháng thì không cháu  nào khóc nữa. Các cháu cũng mang theo ảnh gia đình nên khi cần bố mẹ, chúng có thể nói chuyện với các tấm ảnh y như là có bố mẹ ở bên vậy”.

 6
Lũ trẻ có vô số đồ chơi ở trường mầm non nội trú.

Mo Li, một học sinh 17 tuổi, cho biết em cũng từng cảm thấy vô cùng khó khăn khi đi học nội trú ở tuổi lên 3, nhưng sau đó em lại có nhiều trải nghiệm vui: "Ban đầu cháu cũng rất nhớ nhà, nhưng đồ ăn ở đó rất ngon và không gian thì vô cùng đáng yêu, với rất nhiều cây cối. Cháu nghĩ bây giờ, so với các bạn cùng trang lứa, cháu tự lập và có trách nhiệm hơn. Và dù mọi người có ý kiến tích cực hay tiêu cực, thì bản thân cháu vẫn luôn trân trọng mối quan hệ với cha mẹ hơn so với nhiều bạn khác".

Theo Trí thức trẻ/Tổng hợp theo BBC, The Times

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chủ quán karaoke Tươi Cười đã “lợi dụng” 3 bé gái chưa đủ 16 tuổi thế nào?

Chủ quán karaoke Tươi Cười đã “lợi dụng” 3 bé gái chưa đủ 16 tuổi thế nào?

Pháp luật - 29 phút trước

Lợi dụng các bé gái chưa đủ 16 tuổi, nhóm bị cáo đã ép buộc làm tiếp viên tại karaoke Tươi Cười ở TP Cần Thơ để thu lợi bất chính.

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: UBND tỉnh gửi 'tối hậu thư' đến nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: UBND tỉnh gửi 'tối hậu thư' đến nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn đã ra văn bản chỉ đạo nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 trong sự việc, xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Đài Truyền hình Việt Nam thông tin về việc lái xe 16 chỗ vượt ẩu gây tai nạn ở Mai Châu

Đài Truyền hình Việt Nam thông tin về việc lái xe 16 chỗ vượt ẩu gây tai nạn ở Mai Châu

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Ngày 22/11, thông tin từ Đài Truyền hình Việt Nam cho biết, đơn vị đã làm việc với các cơ quan chức năng ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn giao thông ở huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) ngày 18/11.

Vờ hỏi đường rồi rút dao đe doạ để cướp

Vờ hỏi đường rồi rút dao đe doạ để cướp

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Mai Văn Quang (SN 1996, trú tại xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá) để điều tra về hành vi “Cướp tài sản”.

Phá đường dây mua bán pháo 'khủng'

Phá đường dây mua bán pháo 'khủng'

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng mua pháo từ nước ngoài đưa về Việt Nam, sau đó tham gia hội nhóm mua bán pháo trên không gian mạng để rao bán kiếm lời.

Từ 2025, nhiều lái xe lo lắng khi quy định này được ban hành, vừa bị thu hồi giấy tờ quan trọng vừa bị mất tiền

Từ 2025, nhiều lái xe lo lắng khi quy định này được ban hành, vừa bị thu hồi giấy tờ quan trọng vừa bị mất tiền

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Theo Thông tư số 65 vừa được Bộ Công an ban hành, từ 2025, lái xe phải kiểm tra kiến thức để phục hồi điểm giấy phép lái xe.

Tin tối 22/11: Đám cưới dùng 1 tấn rau củ trang trí ở Bình Định; Thông tin mới vụ ô tô 'đậu' trên cổng nhà ở Đồng Nai

Tin tối 22/11: Đám cưới dùng 1 tấn rau củ trang trí ở Bình Định; Thông tin mới vụ ô tô 'đậu' trên cổng nhà ở Đồng Nai

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Đám cưới dùng rau củ quả để trang trí, tạo ra không gian lạ lẫm, đẹp mắt, khách khứa sau khi ăn cỗ còn được tặng đồ về nấu; Hình ảnh chiếc ô tô Matiz "đậu" trên mái cổng nhà ở Đồng Nai gây xôn xao dư luận...

Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn

Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Cao Bằng đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra đối với Bùi Trung Kiên (SN 1998, trú tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Giáo dục - 4 giờ trước

GĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy

Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, Công an huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã phát hiện 2 đối tượng đang có hành vi tổ chức và tàng trữ trái phép chất ma túy nên đã tiến hành bắt giữ.

Top