Bộ phận'ngấm' phần lớn chất độc trong con lợn, nhưng lại là món khoái khẩu với nhiều người Việt
Chắc hẳn không ít người sẽ bất ngờ, thậm chí hoảng sợ khi biết món yêu thích của mình lại là bộ phận “bẩn” nhất của con lợn.
Bộ phận đó chính là phổi lợn. Nó rất phổ biến, được nhiều người Việt yêu thích vì giá rẻ, đa dạng cách chế biến, cấu trúc xốp kết hợp với giòn đặc trưng khi ăn và quan niệm “ăn gì bổ nấy”. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đây lại là bộ phận bẩn nhất trong cơ thể con lợn, tích tụ nhiều chất độc hại và vi khuẩn.

Ảnh minh họa
Phổi lợn bẩn như thế nào?
Phổi là cơ quan hô hấp của lợn, tiếp xúc trực tiếp với không khí nên dễ chứa bụi bẩn, vi khuẩn và các tạp chất. Phó giáo sư họ Nguyễn, nguyên giảng viên Trường Công nghệ thực phẩm và Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: “Phổi là nơi tích tụ nhiều chất độc từ thức ăn chăn nuôi, kể cả các chất tạo nạc. Đây cũng là bộ phận dễ viêm nhiễm nhất.
Kết quả kiểm nghiệm cho thấy 60% thành phần độc tố từ thức ăn chăn nuôi tồn tại trong phổi lợn. Đặc biệt, do cấu trúc nhiều đường khí quản phức tạp, phổi rất khó làm sạch hoàn toàn, dễ tồn đọng vi khuẩn và bụi bẩn”.
Ngoài ra, do phổi có nhiệm vụ lọc không khí, chúng chứa nhiều tạp chất và vi sinh vật có hại. Điều này khiến phổi lợn trở thành bộ phận bẩn nhất, không chỉ ở lợn mà còn ở mọi loài động vật khác.
Nói thêm về quan niệm “ăn gì bổ nấy”, ông cũng khẳng định nó không có cơ sở khoa học và thậm chí có thể phản tác dụng. Ông từng gặp bệnh nhân lao phổi mua phổi lợn về tẩm bổ, nhưng việc này chỉ làm tình trạng viêm nhiễm nặng hơn do vi khuẩn tồn đọng trong phổi lợn.
Đương nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn không được ăn phổi lợn, mà cần hạn chế ăn. Bởi xét về mặt ẩm thực hay dinh dưỡng thì phổi lợn vẫn mang lại giá trị nhất định. Nhưng người già, trẻ em, người đang chữa bệnh tốt nhất là không nên ăn. Người bình thường có thể ăn khoảng 1 tuần/lần, không ăn nhiều quá và chế biến thật sạch.

Ảnh minh họa
Cụ thể, rửa phổi dưới vòi nước để nước có thể chảy vào các khí quản sau đó dốc sạch máu đọng, giảm mùi hôi. Bạn nên mua phổi tươi, sạch, có màu hồng, không ăn phổi thâm đen, tanh, hôi.
Các bộ phận khác của lợn cũng cần cẩn trọng khi ăn
Không chỉ riêng phổi lợn, một số bộ phận khác hoặc nội tạng khác của con lợn cũng chứa nhiều độc tố và vi khuẩn, cần hạn chế ăn như:
- Da lợn: Chứa nhiều cholesterol xấu và protein khó tiêu, dễ gây bệnh tim mạch và béo phì. Nếu chế biến không kỹ, nang lông trên da còn có thể mang ký sinh trùng gây hại.
- Thịt cổ lợn: Chứa nhiều chất béo và các hạch bạch huyết có chức năng lọc độc tố, vi khuẩn. Ăn thường xuyên có thể gây tăng cân và các vấn đề tim mạch.
- Lòng lợn: Dễ nhiễm vi khuẩn và chứa nhiều chất béo gây béo phì, bệnh mãn tính. Khâu chế biến không đảm bảo vệ sinh dễ gây ngộ độc thực phẩm.

Ảnh minh họa
- Tiết lợn: Giàu sắt nhưng dễ gây ngộ độc nếu ăn quá nhiều. Người bị cao huyết áp, mỡ máu cao nên tránh.
- Gan lợn: Chứa nhiều cholesterol và ký sinh trùng, đặc biệt là sán lá gan. Nếu lợn bị bệnh viêm gan, gan sẽ chứa nhiều virus và độc tố gây bệnh.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, Sanook
Ngọc Ái

Ca phẫu thuật mang lại 'trang mới' cho cuộc đời nữ bệnh nhân
Y tế - 16 phút trướcSau ca phẫu thuật bệnh nhân vui mừng vì khối u hành hạ bản thân gần 70 năm được loại bỏ. Thành quả ấy là nhờ sự nỗ lực cùng trình độ chuyên môn cao của các y bác sĩ.

Thực hư việc ăn nhiều đường dễ tăng đường huyết và bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 16 phút trướcGĐXH - Mặc dù việc ăn nhiều đường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh tiểu đường, nhưng nó có thể góp phần làm tăng cân và gây béo phì. Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tiểu đường type 2.

Loại củ bùi béo cực nhiều ở Việt Nam, ăn vào vừa khỏe người vừa đẹp dáng
Sống khỏe - 1 giờ trướcCủ sắn, hay còn gọi là khoai mì, không chỉ là một loại cây lương thực quen thuộc mà còn là một kho tàng dinh dưỡng đáng ngạc nhiên. Nếu bạn đang tìm kiếm một loại thực phẩm vừa ngon miệng, dễ kiếm lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, thì củ sắn chính là lựa chọn hoàn hảo.

Bác sĩ khuyến cáo người dân cách bảo đảm an toàn khi mắc kẹt trong đám đông đi chơi lễ
Sống khỏe - 2 giờ trướcĐể có một kỳ nghỉ lễ 30-4 an toàn và trọn vẹn, TS-BS Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, khuyến cáo người dân cần chuẩn bị kỹ lưỡng.

6 thói quen trước khi đi ngủ làm hại thận nhiều người Việt mắc phải
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH - Những thói quen xấu này trước khi đi ngủ đang dần dần gây tổn hại đến thận của bạn mỗi ngày.

Ăn chậm có giúp giảm cân không?
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcĂn chậm sẽ giúp no lâu hơn và hạn chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể, từ đó góp phần giảm cân...

Lý do nhiều người thất bại khi duy trì thành quả giảm cân
Sống khỏe - 20 giờ trướcRất nhiều người sau khi vừa giảm cân thành công đã phải đối mặt với tình trạng tăng cân trở lại. Tại sao lại như vậy và làm cách nào để duy trì được cân nặng đã đạt được sau giảm cân?

Người đàn ông 41 tuổi bị tràn máu khí màng phổi chỉ sau 1 cơn ho, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Người bệnh cho biết đã hút thuốc nhiều năm, không có tiền sử bệnh gì, cũng không bị ho hay viêm phổi, nên khi bị "tràn máu khí màng phổi" thì rất bất ngờ.

6 loại gia vị giúp giảm mỡ bụng và kiểm soát cân nặng
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcCùng với chế độ ăn lành mạnh, việc bổ sung các loại gia vị vào thực đơn hàng ngày cũng có thể giúp giảm mỡ bụng và kiểm soát cân nặng hiệu quả. Dưới đây là một số gia vị có tác dụng tốt.

Người phụ nữ ở Quảng Ninh bị đột quỵ tái phát, thừa nhận tự ý làm 1 việc sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Tỉnh dậy sau khi bị đột quỵ tái phát lần 2, người bệnh cho biết đã tự ý dừng sử dụng thuốc dự phòng tái phát đột quỵ khoảng một tháng trước đó.

Người phụ nữ ở Quảng Ninh bị đột quỵ tái phát, thừa nhận tự ý làm 1 việc sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Tỉnh dậy sau khi bị đột quỵ tái phát lần 2, người bệnh cho biết đã tự ý dừng sử dụng thuốc dự phòng tái phát đột quỵ khoảng một tháng trước đó.