Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Y tế đang được đổi mới toàn diện

Thứ ba, 07:30 05/02/2019 | Y tế

GiadinhNet - Năm 2018 được đánh giá là một năm thành công với nhiều điểm sáng đáng tự hào, ghi nhận của ngành Y tế. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã dành cho Báo Gia đình & Xã hội cuộc trao đổi nhân dịp Tết Kỷ Hợi 2019. ­­

Bộ trưởng Bộ Y tế đi thăm bệnh nhân, động viên y bác sĩ đêm Giao thừa Tết Kỷ Hợi Bộ trưởng Bộ Y tế đi thăm bệnh nhân, động viên y bác sĩ đêm Giao thừa Tết Kỷ Hợi

GiadinhNet - 20h đêm 30 Tết Kỷ Hợi 2019, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế đã đến chúc Tết, thăm hỏi bệnh nhân, động viên cán bộ, nhân viên y tế tại một số bệnh viện lớn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

Chất lượng phục vụ người dân của ngành Y song hành với sự tín nhiệm của đại biểu Quốc hội

Báo Gia đình và Xã hội xin được chúc mừng cá nhân Bộ trưởng và ngành Y tế năm 2018 đã đạt số phiếu tín nhiệm cao rất cao. Có thể nói, Y tế là một trong những lĩnh vực theo nhận xét của nhiều đại biểu Quốc hội là “ghế nóng”, để đạt được sự tín nhiệm cao là không hề dễ dàng. Bộ trưởng có thể chia sẻ những nỗ lực của ngành Y tế để đạt được sự vượt trội đó?

- Trước hết, chúng tôi rất vui mừng vì sự tiến bộ của ngành Y tế so với nhiệm kỳ trước. Kết quả tín nhiệm này không phải để đánh giá cá nhân mà là đánh giá cả một ngành, từ Trung ương đến địa phương và chúng tôi là những người đứng đầu ngành chịu trách nhiệm chính. Sự tiến bộ của ngành, chất lượng phục vụ người dân luôn song hành với sự tín nhiệm của đại biểu Quốc hội dành cho người đứng đầu ngành.

Trong những năm qua, ngành Y tế đã có rất nhiều cải thiện, thay đổi. Các bệnh viện đều thành lập phòng công tác xã hội, có nhân viên đón tiếp và hướng dẫn bệnh nhân chu đáo ngay từ khi bước chân vào viện. Dọc các lối đi có mũi tên hướng dẫn, bệnh nhân không phải hỏi khắp nơi để tìm lối đi. Có nơi, cán bộ y tế cúi chào bện nhân. Người dân đã hài lòng với các dịch vụ y tế hơn rất nhiều. Tôi đi nhiều bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh cũng thấy sự khác biệt rõ rệt.

Thời gian qua, Bộ Y tế cũng đã quan tâm cải thiện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tất cả các dịch vụ đều hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Nhiều kỹ thuật tiến bộ, tiên tiến ngang tầm quốc tế được ứng dụng. Cùng với sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, việc ngành y tế triển khai các: Đề án 1816 - cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; đề án Bệnh viện vệ tinh; dự án 585 - đưa bác sĩ trẻ về các huyện vùng sâu, vùng xa công tác… đã làm cho y tế tuyến huyện có sự thay đổi vượt bậc. Năm năm qua, toàn ngành Y xây dựng hệ thống 23 bệnh viện hạt nhân và 138 bệnh viện vệ tinh, chuyển giao hàng trăm kỹ thuật về tuyến dưới. Thậm chí, không chỉ bệnh viện tuyến tỉnh, hay công lập “hoà mạng vệ tinh” mà còn mở rộng ra y tế tư nhân, tuyến huyện.

Nhiều bệnh viện tuyến tỉnh đã thực hiện được những kỹ thuật cao mà trước đây đều phải chuyển lên Trung ương như: Mổ tim hở, mổ nội soi, chấn thương sọ não… Một số tỉnh còn làm được cả thụ tinh ống nghiệm, điều trị tốt ung thư, thậm chí ghép tạng; bệnh viện tuyến huyện mổ được cả nội soi, nuôi dưỡng và cứu sống được trẻ sơ sinh chỉ 500g. Tất cả những nỗ lực đó là để giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên, để tuyến trên yên tâm phát triển kỹ thuật cao - sâu - khó. Người dân được hưởng lợi rất nhiều, từ chi phí trực tiếp cho khám chữa bệnh, đến các chi phí gián tiếp như ăn, ở, đi lại, chăm sóc… phục vụ cho việc điều trị, khám chữa bệnh.

Một việc rất quan trọng khác được Bộ Y tế đẩy mạnh, đó là đổi mới cơ chế tự chủ tài chính, giá tính đúng, tính đủ, đưa lương vào giá sử dụng dịch vụ y tế. Như vậy, ngân sách nhà nước sẽ không phải mất một khoản trả lương mà thu nhập của cán bộ y tế cũng tăng. Khi tôi đến thăm các bệnh viện, điều tôi quan tâm là: Thu nhập người cao nhất là bao nhiêu, thấp nhất là bao nhiêu? Năm qua, tôi được biết thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên y tế, đặc biệt tại các bệnh viện đều tăng, từ Trung ương đến địa phương. Có được như vậy, một phần là do đổi mới cơ chế tài chính.

Bộ Y tế cũng đã ban hành nhiều tiêu chí chất lượng bệnh viện theo tiêu chuẩn quốc tế, phân hạng bệnh viện sau chấm điểm, công khai minh bạch trên cơ quan truyền thông. Đồng thời, tích cực xây dựng nhiều bệnh viện mới. Đề án xây dựng bệnh viện xanh - sạch - đẹp và đổi mới thái độ của cán bộ nhân viên y tế đã được triển khai trong toàn ngành.

Có thể nói, mọi nỗ lực cải tiến, thay đổi của ngành Y tế đều hướng đến sự hài lòng của người bệnh. Với nỗ lực của toàn ngành, chất lượng khám chữa bệnh trong đó có y tế cơ sở đã được cải thiện rõ nét. Đánh giá gần đây nhất của UNDP qua chỉ số PAPI độc lập thì chỉ số hài lòng của bệnh nhân sau khi khám chữa bệnh đạt được 76% và Tổ chức sáng kiến Việt Nam đánh giá 3.000 người dân ra viện, phỏng vấn người nhà sau 2 tuần thì tỷ lệ hài lòng với bệnh nhân nội trú là 80%. “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, hướng đến sự hài lòng người bệnh” càng ngày càng chứng minh đó không phải là “phong trào, hô hào, khẩu hiệu” mà thực sự là đích đến của ngành Y tế.

Y tế cơ sở luôn là “xương sống” của hệ thống y tế


Tích cực chăm sóc bệnh nhi tại khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Chí Cường

Tích cực chăm sóc bệnh nhi tại khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Chí Cường

Những năm gần đây, một nội dung được Bộ trưởng đặc biệt quan tâm là chú trọng đầu tư, phát triển y tế cơ sở. Làm thế nào để y tế cơ sở phát huy được vai trò “xương sống” như nhiều lần Bộ trưởng nhấn mạnh?

- Tuyến y tế cơ sở được hiểu là các cơ sở y tế tuyến huyện, xã, thôn. Hiện nay, cả nước có hơn 11.100 trạm y tế xã, phường, thị trấn; hơn 600 trung tâm y tế huyện, quận, thị xã. Bộ Y tế luôn coi y tế cơ sở là “xương sống” của hệ thống. Đây là nơi chăm sóc sức khỏe ban đầu, trực tiếp và gần người dân nhất, đồng thời lại dễ tiếp cận với chi phí thấp, tạo nên tính công bằng xã hội trong khám chữa bệnh và giảm được tình trạng quá tải bệnh viện tuyến trên.

Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam là một trong những điểm sáng vì chúng ta có mạng lưới y tế cơ sở rộng khắp đến tận xã/phường, thậm chí tới cả y tế thôn bản, đạt nhiều mục tiêu Thiên niên kỷ.

Tuy nhiên, chất lượng khám chữa bệnh ở một số trạm y tế, trung tâm y tế vẫn còn nhiều hạn chế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn chưa đáp ứng được nhu cầu và sự tin tưởng của người dân. Hiện nay, nhiều người dân còn chưa thực sự yên tâm về hoạt động y tế xã/phường và các phòng khám trong khu vực để đến tư vấn khám chữa bệnh. Chính vì thế, họ vượt lên tuyến trên gây quá tải một cách không cần thiết, tốn kém thời gian, tiền bạc, gây lây nhiễm chéo ở bệnh viện. Từ đó trạm y tế sẽ mất chức năng là “người gác cổng”.

Ở các nước, 80-90% bệnh nhân có thể xử lý được ở tuyến dưới (huyện, xã, Bác sĩ gia đình). Thực tế là khi đầu tư cho chăm sóc sức khoẻ ban đầu, dự phòng trước khi mang bệnh thì hiệu quả gấp 10 lần so với khi người dân đã mang bệnh, đặc biệt là bệnh nặng.

Chính vì thế, y tế hiện nay đang đổi mới toàn diện, từ nông thôn đến thành thị. Chúng tôi đang xây dựng mô hình điểm để có những giải pháp đồng bộ và toàn diện. Trong đó, có sự tham gia tích cực của chính quyền và cấp ủy. Người dân đến Bác sĩ gia đình và trạm y tế không chỉ khám chữa bệnh mà còn đến để tư vấn sức khỏe về ăn uống, cách tập thể dục, kiểm tra huyết áp, tiểu đường và sàng lọc sớm ung thư, chăm sóc bà mẹ trẻ em, tư vấn về sàng lọc trước sinh, sơ sinh để phát hiện các bệnh, tật…

Bộ Y tế đang xây dựng thí điểm 26 trạm y tế xã thuộc 8 tỉnh, thành theo mô hình phòng khám Bác sĩ gia đình, giống ở các nước đang phát triển, một cách toàn diện về cơ sở vật chất, hoạt động, cơ chế tài chính và nguồn nhân lực. Đến nay, nhiều trạm điểm đã có những thành quả rất tích cực. Bước đầu Trạm y tế xã/phường đã thu hút được người bệnh đến khám và điều trị. Một số trạm y tế xã tại Ba Vì (Hà Nội), Bạc Liêu, Đồng Tháp làm xã hội hóa rất tốt, thu hút 100 người khám/ngày. Chúng tôi quyết liệt thực hiện, nhân rộng mô hình này. Lộ trình đến năm 2025, bảo đảm khoảng 70% trạm y tế được đầu tư hoàn chỉnh, hoạt động theo nguyên lý y học gia đình và đến năm 2030, toàn bộ các trạm y tế trong cả nước đủ điều kiện và thực hiện mô hình này. Chức năng của các trạm y tế cơ sở không chỉ là khám và chữa bệnh, mà còn phải giúp người dân biết cách bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh hơn chữa bệnh, từ đó có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Kiểm soát bán thuốc kháng sinh bằng công nghệ thông tin


Năm 2019, ngành Y tế triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe người dân. Ảnh: Chí Cường

Năm 2019, ngành Y tế triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe người dân. Ảnh: Chí Cường

Được biết, năm 2018, ngành Y tế đã thực hiện việc kết nối mạng các nhà thuốc trên toàn quốc. Bộ trưởng có thể chia sẻ phân tích ý nghĩa của chủ trương này?

- Cả nước hiện có hơn 61.000 cơ sở bán lẻ tân dược (nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã), 22.000 loại thuốc, rất nhiều tên thuốc. Ở Việt Nam vẫn còn có tình trạng mua bán thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc giả, thuốc kém chất lượng trên thị trường. Hệ thống phân phối thuốc còn trải qua nhiều khâu trung gian, gây khó khăn khi truy xuất nguồn gốc và kiểm soát chất lượng thuốc. Hiện Bộ Y tế đang triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu dược quốc gia và tiếp tục hoàn thiện cổng tra cứu thuốc. Toàn bộ dữ liệu thuốc được chuẩn hóa đầy đủ thông tin về sản phẩm như số đăng ký, nhà sản xuất, quy cách đóng gói, công dụng, liều dùng, cách dùng, giá thuốc... sẽ được đăng tại cổng tra cứu thuốc.

Năm 2018, Bộ Y tế triển khai đề án ứng dụng công nghệ thông tin kết nối thông tin các nhà thuốc cho toàn bộ hệ thống bán lẻ. Đến hết năm, đã cấp tài khoản cho 15.178 cơ sở bán lẻ thuốc; đã có 2.787 cơ sở kết nối liên thông với cơ quan quản lý; chuẩn hóa được 55.000/60.000 danh mục thuốc y tế và đem lại kết quả rất tốt. Nhiều người dân Việt Nam có thói quen ra kể bệnh ở nhà thuốc là mua được thuốc. Vì thế, giai đoạn đầu với dự án này chắc chắn sẽ có khó khăn khi thay đổi thói quen đó. Trong khi tình trạng mua bán thuốc không theo đơn, đặc biệt là thuốc kháng sinh đã dẫn đến nguy cơ kháng kháng sinh ngày càng hiện hữu. Chúng tôi dự kiến đến năm 2020, 100% việc mua thuốc kháng sinh phải có đơn tại quầy, nhà thuốc.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện kết nối, đảm bảo kiểm soát xuất xứ, giá cả thuốc được mua vào, bán ra ở mỗi nhà thuốc trên toàn quốc. Đây được coi là là giải pháp hữu hiệu giúp người dân thuận tiện tra cứu thông tin về nguồn gốc, chất lượng, hạn sử dụng, giá cả từng loại thuốc; cơ quan nhà nước có thêm công cụ quản lý thuốc trên phạm vi toàn quốc, kiểm soát việc kê đơn, mua bán thuốc theo đơn, tăng cường công khai, minh bạch trong quản lý thuốc. Đồng thời, đây cũng là ví dụ tiêu biểu cho những nỗ lực của Bộ Y tế nhằm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo trong thời đại cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0. Chúng tôi kỳ vọng việc kết nối mạng các nhà thuốc giúp thay đổi hình ảnh “có lẽ chỉ đến Việt Nam mua thuốc mới dễ như mua rau”.

Sáu nhiệm vụ trọng tâm năm 2019

Thưa Bộ trưởng, năm 2018 khép lại với nhiều thành tựu đáng ghi nhận nhưng cũng còn nhiều thách thức, khó khăn, vậy trong năm mới 2019, đâu sẽ là nhiệm vụ trọng tâm của ngành?

- Đúng là vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức, thậm chí là hạn chế trong công tác y tế năm qua. Chúng tôi xác định, năm 2019, ngành Y tế tập trung triển khai các nhiệm vụ, chương trình, đề án thực hiện Nghị quyết Trung ương số 20, 21-NQ/TW khóa XII về công tác y tế, dân số, Nghị quyết 18, 19/NQ-TW về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, mạng lưới cơ sở y tế, đổi mới hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; các nghị quyết của Chính phủ, trong đó tập trung vào 6 vấn đề trọng tâm.

Thứ nhất, tập trung vào các hoạt động để đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở, các hoạt động để nâng cao sức khỏe nhân dân, phòng, chống các bệnh không lây nhiễm, tuyên truyền, vận động nhân dân ăn uống hợp vệ sinh, đủ chất để tránh suy dinh dưỡng, béo phì, hạn chế rượu, bia, không hút thuốc, tăng cường vận động thể lực; chỉ đạo các cơ sở y tế bảo đảm cung cấp các dịch vụ tầm soát, phát hiện sớm bệnh tật, nhất là các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp. Triển khai đồng bộ các giải pháp để các trạm y tế xã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở, quản lý sức khỏe, quản lý và điều trị một số bệnh không lây nhiễm tại trạm, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe ban đầu…

Thứ hai, chủ động phòng chống dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra, thực hiện có hiệu quả các hoạt động của chương trình mục tiêu y tế - dân số, tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; nâng cao chất lượng dân số về thể chất, duy trì mức sinh thay thế, kiểm soát chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh; giảm tử vong mẹ, tử vong trẻ em; đẩy mạnh hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Thứ ba, hoàn thiện hệ thống chính sách về khám, chữa bệnh, giảm quá tải bệnh viện, nâng cao chất lượng dịch vụ ở các tuyến; tăng cường chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới, tăng sự hài lòng của người dân; giảm số lượng người Việt Nam đi nước ngoài khám, chữa bệnh và thu hút người nước ngoài đến du lịch, kết hợp khám, chữa bệnh ở Việt Nam.

Thứ tư, tiếp tục thực hiện lộ trình giá dịch vụ y tế theo hướng tính đúng, tính đủ chi phí; tăng cường cơ chế tự chủ, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho đơn vị tự chủ; giảm tỷ trọng chi trực tiếp từ tiền túi của người dân, hướng tới bảo hiểm y tế và bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân; đẩy mạnh xã hội hóa, hợp tác công tư trong y tế, tạo điều kiện để y tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.

Thứ năm, đổi mới công tác đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề y dược. Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong quản lý quỹ bảo hiểm y tế; hoàn thành việc kết nối các cơ sở cung ứng thuốc; hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân.

Thứ sáu, mở rộng phạm vi, danh mục đấu thầu tập trung thuốc, vật tư y tế. Phát triển công nghiệp dược, y học cổ truyền. Tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh dược phẩm và thực phẩm chức năng; quản lý chặt chẽ phòng khám tư nhân, cơ sở bán thuốc; phòng chống thuốc giả, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Triển khai đồng bộ các giải pháp hữu hiệu nhằm bảo đảm an ninh, an toàn tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng người bệnh”.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến

đổi mới cơ chế tự chủ tài chính, đưa lương vào giá dịch vụ y tế không chỉ giúp ngân sách nhà nước sẽ không phải mất một khoản trả lương mà thu nhập của cán bộ y tế cũng tăng.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, một thách thức hiện nay là chất lượng dân số người Việt chưa cao, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn lớn, tầm vóc, thể lực Việt Nam còn thấp so với thế giới… Chính vì vậy, sắp tới, Bộ Y tế có chương trình dinh dưỡng chăm sóc 1.000 ngày đầu đời và một số chương trình nhằm nâng cao tầm vóc người Việt. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, đây là giai đoạn cần tập trung vào nâng cao chất lượng dân số và sức khoẻ của người dân.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Y tế, năm 2019, Bộ sẽ tích cực thực hiện Chương trình Sức khoẻ Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, để làm sao bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân, để mọi người dân ai cũng được chăm sóc sức khoẻ một cách tốt nhất.

Võ Thu (thực hiện)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Y tế - 2 ngày trước

Do mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 4 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 4 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 4 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Top