Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bộ Y tế tìm quy chuẩn vi chất cho sữa học đường

Thứ bảy, 16:51 17/08/2019 | Y tế

GiadinhNet - Bộ Y tế cho biết, đang khẩn trương hoàn thiện quy định về sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường công khai, minh bạch trên cơ sở ý kiến của các nhà khoa học, đại diện các doanh nghiệp và cơ quan quản lý.

Bộ Y tế tìm quy chuẩn vi chất cho sữa học đường - Ảnh 1.

Học sinh tiểu học tại Hà Nội được thí điểm chương trình Sữa học đường năm học 2018-2019. Ảnh: C.T

15 tỉnh, thành phố triển khai chương trình Sữa học đường

Mới đây, Bộ Y tế đã thông tin đến báo chí để làm rõ một số vấn đề mà dư luận, các cơ quan truyền thông đang phản ánh liên quan đến việc Bộ Y tế chậm trễ trong việc ban hành quy chuẩn sản phẩm sữa tươi phục vụ chương trình Sữa học đường, nhất là việc bổ sung vi chất vào sữa tươi…

Theo ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế), tháng 7/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1340/QĐ-TTCP phê duyệt chương trình Sữa học đường. Hai tháng sau, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 5450/QĐ-BYT về quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ chương trình Sữa học đường nhưng không nêu rõ cần bổ sung bao nhiêu vi chất và hàm lượng từng vi chất. Bộ Y tế giao Viện Dinh dưỡng Quốc gia phối hợp Cục An toàn thực phẩm và các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất để bổ sung quy định vi chất phù hợp với từng nhóm học sinh mẫu giáo, tiểu học.

Đồng thời, Bộ Y tế cũng ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện. Trong hướng dẫn, Bộ Y tế nhấn mạnh, sản phẩm dùng trong chương trình Sữa học đường phải sử dụng nguyên liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về sữa tươi nguyên liệu theo Thông tư số 29/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/1/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nguyên liệu sữa tươi này khi sản xuất thành phẩm sữa học đường phải đạt yêu cầu theo quy định tại Quyết định 5450 của Bộ Y tế.

Hiện đã có 15 tỉnh/ thành phố đã và đang triển khai chương trình Sữa học đường bằng các nguồn kinh phí của Nhà nước, doanh nghiêp và người dân như Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM, Bắc Ninh, Sơn La... Tại Hà Nội, chương trình Sữa học đường triển khai từ ngày 2/1 với gần 90% học sinh mầm non và tiểu học tham gia. Sữa học đường tại Hà Nội được bổ sung 14 vi chất và có hạn sử dụng 8 tháng.

"Trong khi Bộ Y tế chưa ban hành quy định mới, các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế vẫn cần được thực hiện nghiêm túc như trong thời gian qua", đại diện Bộ Y tế cho biết.

Khẩn trương hoàn thiện quy định về sản phẩm sữa tươi phục vụ Sữa học đường

Bên cạnh việc sớm ban hành quy chuẩn mới, người dân cũng băn khoăn về việc bổ sung vi chất vào sữa học đường. Trả lời cho câu hỏi quan điểm của Bộ Y tế khi nhiều doanh nghiệp và người dân băn khoăn về việc bổ sung các loại vi chất trong sản phẩm sữa tươi dùng trong chương trình Sữa học đường, ông Nguyễn Đức Vinh cho biết, việc bổ sung các loại vi chất trong sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường cần có cơ sở khoa học. Như bổ sung loại vi chất nào? Hàm lượng bao nhiêu, căn cứ vào tình trạng thiếu hụt vi chất của trẻ, khả năng hấp thu, chuyển hóa… và đảm bảo tính thực tiễn, khả thi, phù hợp với thông lệ quốc tế. Khi còn quá nhiều ý kiến khác nhau, quyết định cuối cùng sẽ do cơ quan quản lý nhà nước.

Ông Nguyễn Đức Vinh cho rằng, quan trọng là phải thực hiện đúng chỉ tiêu trong Quyết định số 1340 của Thủ tướng Chính phủ - đáp ứng 30% nhu cầu sắt, vitamin D, canxi của trẻ đến năm 2020. Cùng đó, cần xem xét, lựa chọn phương án giúp tiết kiệm ngân sách nhà nước, giảm chi phí người dân và đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp tham gia cung cấp sản phẩm phục vụ chương trình Sữa học đường.

"Bộ Y tế đang khẩn trương hoàn thiện quy định về sản phẩm sữa tươi phục vụ chương trình Sữa học đường. Việc bổ sung 21 vi chất, 3 vi chất, hay khuyến nghị bổ sung 18 vi chất… số lượng bao nhiêu đều phải trên cơ sở nghiên cứu khoa học, phải công khai, minh bạch, lấy ý kiến của các doanh nghiệp và cơ quan quản lý để tạo sự đồng thuận", ông Nguyễn Đức Vinh nói.

Đặc biệt, đại diện Bộ Y tế cũng nhấn mạnh vai trò của Bộ GD&ĐT trong triển khai chương trình giáo dục dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực, kết hợp với các chương trình khác nhằm góp phần cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em

Chương trình Sữa học đường ở một số quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan sau 5 năm triển khai được cho là đã giúp giảm tình trạng suy dinh dưỡng, tăng chiều cao của trẻ em (Trung Quốc tăng 2cm, Thái Lan tăng 5cm).

T.Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 2 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 6 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Top