Cả gia đình cùng mắc ung thư tuyến giáp, bác sỹ chỉ ra nguyên nhân
GiadinhNet – Có nhiều gia đình cùng mắc chung loại ung thư tuyến giáp. Nhiều người vẫn không hiểu vì sao, dưới đây là lời giải của chuyên gia.
Cả gia đình mắc chung loại ung thư
Gần đây thấy có dấu hiệu ho dai dẳng, khàn tiếng, nuốt nước bọt đau, chị V.T.K (Thái Bình) đi khám. Bác sĩ siêu âm tuyến giáp phát hiện có u tuyến giáp và chỉ định sinh thiết. Kết quả sinh thiết cho thấy chị bị ung thư giáp trạng. Vẫn không tin mình bị ung thư, chị đã đi khám ở nhiều nơi đều chung một kết quả. May mắn là chị phát hiện sớm khi ung thư biểu mô nhú tuyến giáp nên cơ hội khỏi bệnh cao.
Theo chị K kể, trong gia đình nhà chị trước có bà ngoại, mẹ chị và giờ cả chị và em cùng mắc bệnh ung thư tuyến giáp. "Đến giờ tôi vẫn không hiểu vì sao mà trong gia đình của tôi lại mấy người cùng mắc một loại ung thư như vậy" – chị K nói.

Ung thư tuyến giáp có yếu tố di truyền. ảnh minh họa
Trao đổi với BSCKII Trần Thị Hợp, nguyên giảng viên Bộ môn ung thư, Đại học Y Hà Nội, nguyên Phó chủ nhiệm khoa ngoại A, Bệnh viện K bên lề Chương trình Phòng chống Ung thư từ gốc của iCareBase về căn bệnh ung thư tuyến giáp, BS Hợp cho biết: Hiện nay ung thư tuyến giáp ngày càng trẻ hóa. Ung thư tuyến giáp phổ biển nhất là thể nhú. Mức độ ác tính thấp, phát hiện kịp thời và điều trị có thể được chữa khỏi.
Việc nhiều gia đình có nhiều thành viên cùng mắc chung bệnh tuyến giáp, BS Hợp cho rằng, bản thân bệnh ung thư không có tính lây nhiễm. Nhưng bệnh này lại liên quan đến yếu tố gen. Thực tế cho thấy khoảng 70% bệnh nhân ung thư tuyến giáp có gia đình có bố mẹ, hoặc người thân mắc bệnh.
Hơn nữa, ung thư tuyến giáp có liên quan đến môi trường sống. Khi họ sống chung trong một môi trường, cùng duy trì một thói quen ăn uống giống nhau trong một thời gian dài, cùng mắc một bệnh ung thư là rất có thể. Bởi vậy, trong gia đình phát hiện có người mắc ung thư tuyến giáp, các thành viên trong gia đình cũng cần đi làm các xét nghiệm. Ung thư này có tính vùng miền. Những người miền núi bị khối u giáp trạng nhiều thì tỷ lệ ung thư giáp trạng cao hơn.
Những dấu hiệu không nên bỏ qua
Theo Globocan, ung thư tuyến giáp xếp thứ 9 trong các loại ung thư ở nữ với hơn 160000 ca mắc mới mỗi năm, nam giới với gần 50000 ca mỗi năm đứng thứ 20. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp cao trên thế giới.
BS Hợp cho rằng, mắc ung thư là điều gì đó hết sức khủng khiếp nhưng đối với riêng ung thư tuyến giáp tươi sáng hơn. Để chết vì bệnh ung thư tuyến giáp rất ít. Thông thường, ung thư tuyến giáp có thể điều trị thành công, thường cắt toàn bộ tuyến giáp sau đó cho bệnh nhân uống iot để tránh hiện tượng tế bào di căn.

BSCKII Trần Thị Hợp khuyên mọi người cần lắng nghe chính cơ thể mình khi có biểu hiện bất thường cần đi khám. Ảnh TG
Điều đáng nói là căn bệnh này ở thời kỳ đầu không có biểu hiện đặc hiệu. Thường người bệnh chỉ phát hiện ra khi đã ở giai đoạn muộn. Đa phần phát hiện bệnh khi tình cờ đi khám.
Để phòng tránh bệnh, mọi người cần nhớ lắng nghe cơ thể mình, khi thấy bất kỳ sự thay đổi nào của cơ thể thì cần phải kiểm tra. Nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm một lần, siêu âm tuyến giáp để hiểu rõ tình trạng sức khỏe của mình cũng như có hướng tầm soát điều trị bệnh kịp thời.
Ngoài ra, cần có thói quen ăn uống khoa học, tập luyện hợp lý. Ăn uống đảm bảo tránh thiếu I-ốt, các loại thực phẩm lên men như dưa cà muối, thực phẩm ăn nhanh, rượu bia nhiều…
Các chuyên gia khuyến cáo, những dấu hiệu mọi người không nên bỏ qua:
Có một hạt nhỏ rời được dưới da vùng cổ và chạy lên, chạy xuống khi nuốt nước bọt.
Giọng nói khàn khàn thay đổi, độ khàn tiếng ngày càng nặng
Nuốt khó, đau ở cổ và họng
Có hạch ở bên cổ
Nếu có các triệu chứng này, mọi người nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế để kiểm tra xác định có phải ung thư tuyến giáp hay không.
P.Thuận

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này
Sống khỏe - 5 giờ trướcGĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú
Mẹ và bé - 11 giờ trướcKhi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua
Sống khỏe - 12 giờ trướcThịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?
Sống khỏe - 16 giờ trướcMùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất
Sống khỏe - 16 giờ trướcUng thư do nhiều nguyên nhân, với tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Mặc dù có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của ung thư nhưng chế độ ăn uống đóng một vai trò không nhỏ.

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng
Sống khỏe - 1 ngày trướcLiên tục đại tiện ra máu nhưng bà L. nghĩ rằng mình mắc bệnh trĩ, khi đi khám, bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Mẹ và bé - 1 ngày trướcGĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.