Các bác sĩ Việt Nam hội chẩn, tìm nguyên nhân bệnh cho cậu bé sống tại... Lào
GiadinhNet – Với ca bệnh ở Lào, từ điểm cầu Hà Nội, các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội gồm các chuyên khoa ký sinh trùng, chẩn đoán hình ảnh, thần kinh, ngoại thần kinh sọ não đã cùng nhau hội chẩn để tìm ra nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị hợp lý nhất cho người bệnh.
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, từ tháng 4/2020, Thủ tướng Chính phủ cùng Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính thức khai trương Chương trình khám, chữa bệnh từ xa.
Đến nay, sau 4 tháng triển khai thực hiện, phía Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tiến hành đều đặn 1 tuần 2 buổi khám, chữa bệnh từ xa với tổng số lượng các đầu cầu tham gia là 156 điểm, trong đó có cả các điểm cầu tại Lào và Campuchia.
"Thời gian tới, số lượng các đầu cầu sẽ ngày càng được mở rộng, đặc biệt là các bệnh viện tuyến huyện, vùng sâu, vùng xa", Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nói.

Buổi khám, chữa bệnh từ xa của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội với các điểm cầu tuyến dưới ngày 10/9
Theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, trong mỗi buổi khám, trung bình sẽ có từ 8-10 bệnh nhân, chủ yếu là các bệnh nhân nặng đang điều trị tại các địa phương được đưa ra hội chẩn trực tuyến để tìm nguyên nhân, đưa ra hướng xử trí kịp thời đối với mỗi ca bệnh cụ thể.
Đơn cử, trong buổi khám, chữa bệnh từ xa mới đây nhất (chiều 10/9) do PGS.TS Đào Xuân Thành – Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chủ trì, các bác sĩ tại đây đã hội chẩn trực tuyến với 6 bệnh viện tuyến dưới để tìm hướng xử trí cho 8 ca bệnh, trong đó có một ca bệnh đang được điều trị tại Lào.
Theo hồ sơ bệnh án được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hà Nội – Viêng Chăn (địa chỉ tại Viêng Chăn, Lào) cung cấp, bệnh nhân là nam (14 tuổi, sống tại Lào) được người nhà đưa vào viện ngày 12/8/2020 trong tình trạng sốt cao, co giật, đau đầu kèm nôn.
Khai thác tiểu sử được biết, bệnh nhân khỏe mạnh và gia đình không ai mắc dị tật bẩm sinh. Trước khi vào viện 3 ngày, bệnh nhân sốt, không ho, không đau họng, đại, tiểu tiện bình thường.
Ở nhà, bệnh nhân được dùng thuốc hạ sốt nhưng không đỡ. Bệnh nhân đau đầu tăng lên, được người nhà đưa đến viện.

Hình ảnh phim chụp não của bệnh nhân được gửi từ Lào
Tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội – Viêng Chăn, bệnh nhân được chẩn đoán áp xe não, theo dõi sán não, chưa loại trừ u lao não. Sau khi được các bác sĩ điều trị, đến ngày 24/8, bệnh nhân ổn định, không nôn, không sốt, không co giật nên được kê đơn thuốc và cho ra viện.
Tuy nhiên, sau khi về nhà được 2 ngày, bệnh nhân lại lên cơn co giật kéo dài 2-3 phút, mắt nhắm kín, răng cắn chặt, không sốt, đại tiểu tiện bình thường, yếu nhẹ tay bên phải nên được người nhà đưa vào viện trở lại ngày 26/8.
Tại điểm cầu bệnh viện ở Lào, các bác sĩ mong muốn nhận được ý kiến chuyên môn của các chuyên gia xem việc chẩn đoán đã tốt chưa và hướng điều trị tiếp theo như thế nào cho bệnh nhân này để không xảy ra biến chứng co giật tiếp theo.
Trước ca bệnh trên, từ điểm cầu Hà Nội, các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội gồm các chuyên khoa ký sinh trùng, chẩn đoán hình ảnh, thần kinh, ngoại thần kinh sọ não đã cùng nhau hội chẩn để tìm ra nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị hợp lý nhất.
Nhiều chẩn đoán về nguyên nhân bệnh đã được các bác sĩ đưa ra để cùng nhau phân tích. Theo TS.BS Lê Tuấn Linh - Trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện, qua phân tích kết quả phim chụp não của bệnh nhân tại Lào có thể loại trừ được tổn thương não do u hay ký sinh trùng. Ở trường hợp này, chẩn đoán có thể là tổn thương của lao não. Tuy nhiên, để xác định chính xác, cần làm các xét nghiệm để khẳng định.
PGS.TS Nguyễn Văn Hướng - Phó Trưởng Bộ môn Thần Kinh, Đại học Y Hà Nội cho rằng, với trường hợp này, các bác sĩ tại Lào đang thực hiện khá tốt việc điều trị cho bệnh nhân. Thời gian tới, bệnh nhân sẽ được tiếp tục điều trị theo phác đồ áp xe não 6 tuần để xử lý khối áp xe, kết hợp với sử dụng thuốc chống động kinh cho bệnh nhân.

Các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội hội chẩn cho ca bệnh
Cùng với đó, các bác sĩ Bệnh viện Hà Nội – Viêng Chăn nên chỉ định bệnh nhân khám chuyên khoa tai mũi họng, răng hàm mặt hoặc siêu âm tim để có thể xác định thêm nguồn vào của bệnh. Sau khi kết thúc điều trị, bệnh nhân sẽ được hội chẩn để có phương án điều trị tiếp theo.
Có mặt tại buổi hội chẩn trực tuyến cùng các bác sĩ tại Lào, mẹ của bệnh nhi này rất hy vọng các bác sĩ ở Việt Nam và Lào sẽ phối hợp giúp điều trị khỏi bệnh cho con trai của chị.
Ngoài bệnh nhân người Lào này, một số ca bệnh đặc biệt khác tại Hà Giang, Đà Nẵng… cũng được đưa ra để các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cùng nhau hội chẩn. Chẳng hạn, trường hợp em bé 6 ngày tuổi (Hoàng Su Phì, Hà Giang) được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Khu vực Hoàng Su Phì trong tình trạng trợt da toàn thân, viêm rốn, được các bác sĩ tại đây chẩn đoán ly thượng bì bọng nước mắc phải/viêm rốn.
Tuy nhiên, khi khai thác tiểu sử bệnh nhi, các bác sĩ chuyên khoa da liễu của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho rằng, trẻ không mắc ly thượng bì bọng nước mắc phải. Đây là bệnh chỉ xảy ra ở người lớn, hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Hơn nữa, tiền sử bé được đẻ tại nhà, viêm rốn nên nguy cơ trẻ bị viêm da do nhiễm vi khuẩn tụ cầu từ yếu tố vệ sinh không đảm bảo là điều khả thi nhất.
Sau khi bệnh nhi được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang, các bác sĩ tại đây đã xác định, bé bị viêm da do tụ cầu. Bệnh nhi đã được điều trị theo phác đồ phù hợp.
Thông qua trường hợp này, các bác sĩ tham gia buổi hội chẩn đã đưa ra một số bài học trong việc chẩn đoán bệnh và dùng kháng sinh cho trẻ nhỏ để các bác sĩ ở tuyến dưới cùng trao đổi, rút kinh nghiệm.
Mai Thùy


Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 7 giờ trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật
Y tế - 6 ngày trướcMáy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm
Y tế - 1 tuần trướcKhi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi
Sống khỏe - 1 tuần trướcBố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.