Các dấu hiệu điển hình của ung thư tuyến giáp ai cũng cần biết
Ung thư tuyến giáp ngày càng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Bệnh có thể được chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu là thời điểm mà tổn thương còn khu trú ở tuyến giáp, chưa xâm lấn đến các cơ quan lân cận, hay di căn đến những cơ quan khác. Nếu ung thư tuyến giáp được phát hiện ở giai đoạn này thì cơ hội chữa khỏi bệnh hoàn toàn rất cao.
Các dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến giáp điển hình
- Phát hiện u vùng cổ: Khối u này có thể sờ thấy ở vùng cổ trước, thường di động theo nhịp nuốt.
- Khàn tiếng : Xảy ra khi u xâm lấn vào dây thần kinh thanh gây ảnh hưởng đến giọng nói.
- Khó nuốt: Khi khối u có kích thước lớn chèn ép vào thực quản gây ra triệu chứng này.

Ung thư tuyến giáp có thể được chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
Chẩn đoán ung thư tuyến giáp
Để có phác đồ điều trị tối ưu nhất, bệnh nhân sẽ được chỉ định một số xét nghiệm cận lâm sàng để làm rõ chẩn đoán:
Siêu âm tuyến giáp : Siêu âm tuyến giáp thường được chỉ định đầu tiên để kiểm tra, phát hiện sớm bất thường tại tuyến giáp. Siêu âm cho phép đánh giá vị trí, kích thước, đặc điểm u tuyến giáp với các mức độ nguy cơ ác tính.
Xét nghiệm máu : Các xét nghiệm như FT4, TSH,... cho phép đánh giá chức năng tuyến giáp.
Chụp cắt lớp vi tính hay cộng hưởng từ vùng cổ : Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này giúp đánh giá tổn thương tuyến giáp đầy đủ, chính xác hơn.
Giải phẫu bệnh: Khi xuất hiện nhân giáp hay u giáp nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định chọc hút tế bào để làm xét nghiệm, kết quả quan sát dưới kính hiển vi sẽ gợi ý nhiều về tình trạng bệnh lý lành tính hay ác tính. Muốn khẳng định chẩn đoán ung thư tuyến giáp cần phải có mẫu bệnh phẩm để làm mô bệnh học.
Xạ hình tuyến giáp: Xạ hình tuyến giáp giúp đánh giá chức năng tuyến giáp, nhân giáp và tình trạng ung thư.
Lưu ý sau khi điều trị ung thư tuyến giáp
Điều trị ung thư tuyến giáp tùy thuộc vào kích thước khối u, tình trạng di căn hạch cổ, loại mô học,… và có sớm phát hiện ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu hay không mà cách thức phẫu thuật, xạ trị sau mổ trên mỗi bệnh nhân khác nhau.
Sau khi phẫu thuật và điều trị i-ốt phóng xạ, bệnh nhân cần có một chế độ trị liệu nội tiết và được theo dõi chặt chẽ, nhằm giảm tỷ lệ tái phát ở mức thấp nhất.
Bệnh nhân cần xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên, thư giãn tinh thần để hỗ trợ sức khỏe tổng thể trong quá trình điều trị. Nên tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để biết cách lựa chọn thực phẩm có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi bệnh.
Bệnh nhân phải tuân thủ lịch tái khám định kỳ do bác sĩ chỉ định nhằm mục đích theo dõi tiến trình hồi phục và phát hiện sớm khả năng tái phát.
Hiện nay, đa số bệnh nhân phát hiện ra ung thư tuyến giáp khi khám sức khoẻ định kỳ, chưa có triệu chứng. Do vậy, người bệnh nên khám tầm soát định kỳ với một số bước đơn giản như: khám lâm sàng, siêu âm vùng cổ, chọc tế bào... để phát hiện sớm và điều trị khỏi bệnh ung thư tuyến giáp.

Bài thuốc quý từ củ gừng
Sống khỏe - 3 giờ trướcGừng là loại gia vị phổ biến trong gian bếp của người Việt, nhưng ít ai biết, đây cũng là vị thuốc quý trong y học cổ truyền, có thể hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.

Ngủ thêm 15 phút, khác biệt sốc ở tuổi thiếu niên
Sống khỏe - 3 giờ trướcPhát hiện mới của các nhà khoa học Anh và Trung Quốc cho thấy việc các thiếu niên cố gắng thức quá khuya để học bài có thể phản tác dụng.

Chị em cần biết điều này trước khi làm tầm soát ung thư cổ tử cung
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Việc tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng vì sẽ giúp phát hiện được sớm những tổn thương tiền và ung thư giai đoạn sớm và có thể điều trị khỏi được.

Ca phẫu thuật mang lại 'trang mới' cho cuộc đời nữ bệnh nhân
Y tế - 12 giờ trướcSau ca phẫu thuật bệnh nhân vui mừng vì khối u hành hạ bản thân gần 70 năm được loại bỏ. Thành quả ấy là nhờ sự nỗ lực cùng trình độ chuyên môn cao của các y bác sĩ.

Thực hư việc ăn nhiều đường dễ tăng đường huyết và bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Mặc dù việc ăn nhiều đường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh tiểu đường, nhưng nó có thể góp phần làm tăng cân và gây béo phì. Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tiểu đường type 2.

Loại củ bùi béo cực nhiều ở Việt Nam, ăn vào vừa khỏe người vừa đẹp dáng
Sống khỏe - 13 giờ trướcCủ sắn, hay còn gọi là khoai mì, không chỉ là một loại cây lương thực quen thuộc mà còn là một kho tàng dinh dưỡng đáng ngạc nhiên. Nếu bạn đang tìm kiếm một loại thực phẩm vừa ngon miệng, dễ kiếm lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, thì củ sắn chính là lựa chọn hoàn hảo.

Bác sĩ khuyến cáo người dân cách bảo đảm an toàn khi mắc kẹt trong đám đông đi chơi lễ
Sống khỏe - 15 giờ trướcĐể có một kỳ nghỉ lễ 30-4 an toàn và trọn vẹn, TS-BS Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, khuyến cáo người dân cần chuẩn bị kỹ lưỡng.

6 thói quen trước khi đi ngủ làm hại thận nhiều người Việt mắc phải
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Những thói quen xấu này trước khi đi ngủ đang dần dần gây tổn hại đến thận của bạn mỗi ngày.

Ăn chậm có giúp giảm cân không?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcĂn chậm sẽ giúp no lâu hơn và hạn chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể, từ đó góp phần giảm cân...

Lý do nhiều người thất bại khi duy trì thành quả giảm cân
Sống khỏe - 1 ngày trướcRất nhiều người sau khi vừa giảm cân thành công đã phải đối mặt với tình trạng tăng cân trở lại. Tại sao lại như vậy và làm cách nào để duy trì được cân nặng đã đạt được sau giảm cân?

Người phụ nữ ở Quảng Ninh bị đột quỵ tái phát, thừa nhận tự ý làm 1 việc sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Tỉnh dậy sau khi bị đột quỵ tái phát lần 2, người bệnh cho biết đã tự ý dừng sử dụng thuốc dự phòng tái phát đột quỵ khoảng một tháng trước đó.