Các dự án Luật, Nghị quyết nào sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 10?
GiadinhNet - Theo chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 10, Quốc hội sẽ thông qua 7 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến đối với 4 dự án luật khác.
7 dự án luật sẽ thông qua tại Kỳ họp thứ 10 - Quốc hội khóa XIV bao gồm:
1/ Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi): Dự thảo Luật đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9; UBTVQH xem xét, cho ý kiến tại phiên họp thứ 46.
Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 10 gồm 8 chương, 76 điều, quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho người lao động; quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước; chính sách đối với người lao động; quản lý nhà nước, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2022.
Theo chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 10, Quốc hội sẽ thông qua 7 dự án luật.
2/ Luật Biên phòng Việt Nam: Dự án Luật Biên phòng Việt Nam đã được các ĐBQH thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV; UBTVQH cho ý kiến tại Phiên họp thứ 47. Dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này gồm 6 chương, 36 điều, quy định chính sách, nguyên tắc, nhiệm vụ, hoạt động, lực lượng, bảo đảm và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân về biên phòng.
3/ Luật Thỏa thuận quốc tế: Dự án Luật này đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 và UBTVQH đã cho ý kiến tại phiên họp thứ 46. Dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 10 gồm 7 chương, 52 điều quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện và tổ chức thực hiện thỏa thuận quốc tế. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/ 2021.
4/ Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi): Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 và UBTVQH cho ý kiến tại phiên họp thứ 47.
Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này gồm 16 chương, 175 điều quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trong hoạt động bảo vệ môi trường.
Những nội dung của dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý bao gồm: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và nguyên tắc bảo vệ môi trường; chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường; bảo vệ các thành phần môi trường; quy hoạch bảo vệ môi trường, phân vùng môi trường; đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường; bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đô thị, nông thôn và một số lĩnh vực; quản lý chất thải; ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; công cụ chính sách và nguồn lực bảo vệ môi trường.
5/ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính trình Quốc hội xem xét, thông qua gồm 4 Điều.
Những nội dung của dự thảo Luật đã được chỉnh lý, tiếp thu gồm: nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính; thẩm quyền quy định cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính; đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính; hành vi bị nghiêm cấm; bổ sung hình thức xử phạt; mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực; thẩm quyền xử phạt; lập biên bản vi phạm hành chính; áp dụng biện pháp xử lý hành chính; biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý hành chính...
6/ Luật Cư trú (sửa đổi): Dự án Luật đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV; UBTVQH cho ý kiến tại Phiên họp thứ 47. Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật gồm 7 chương và 38 điều.
Về phạm vi điều chỉnh của Luật: Điều 1 của dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng khẳng định rõ Luật Cư trú chỉ điều chỉnh đối với công dân Việt Nam, còn việc cư trú của người có quốc tịch nước ngoài, người không có quốc tịch được điều chỉnh bởi Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Về điều kiện đăng ký thường trú: Dự thảo Luật không quy định điều kiện đăng ký thường trú áp dụng riêng đối với thành phố trực thuộc trung ương như Luật hiện hành, bởi việc đặt ra các điều kiện riêng này sẽ làm hạn chế quyền tự do cư trú của công dân; tác động đến quyền, lợi ích hợp pháp của một bộ phận công dân đang sinh sống, làm việc tại các thành phố lớn nhưng không đủ điều kiện đăng ký thường trú.
Về điều khoản thi hành: UBTVQH nhất trí thời điểm Luật Cư trú (sửa đổi) có hiệu lực thi hành là từ ngày 01/7/2021 như đề xuất của Chính phủ. Về một số quy định có tính chất chuyển tiếp phù hợp để bảo đảm sự thích ứng kịp thời của các cơ quan nhà nước có liên quan, tránh làm phát sinh thêm thủ tục, giấy tờ cho người dân, dự thảo Luật đề xuất 02 phương án như sau: i) Phương án 1: Có quy định chuyển tiếp, theo đó, kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31/12/2022; thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú là thông tin gốc, cơ quan đăng ký cư trú sẽ không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú; ii) Phương án 2: giữ như nội dung Chính phủ đã trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 là: Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú vẫn có nguyên hiệu lực pháp luật. Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú không có giá trị sử dụng trong các giao dịch, quan hệ pháp luật được xác lập mới kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
7/ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS): Việc sửa đổi, bổ sung dự án Luật nhằm thể chế quan điểm, chủ trương Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, trong đó có mục tiêu "cơ bản chấm dứt dịch bệnh AIDS" vào năm 2030 và giải pháp "tăng cường nguồn lực trong nước cho công tác phòng, chống HIV/AIDS…".
Trên cơ sở các ý kiến góp ý của UBTVQH tại phiên họp thứ 47 và phiên họp toàn thể lần thứ 18 của Ủy ban về các vấn đề Xã hội thẩm tra chính thức dự án Luật, dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến gồm 3 điều, bổ sung vào 14 điều luật và bãi bỏ 2 điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS. Dự án Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý, có một số nội dung lớn tiếp tục cần xin ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 gồm: Về tăng cường tiếp cận thông tin người nhiễm HIV; can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV; kinh phí xét nghiệm HIV tự nguyện để dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con; nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS; quỹ hỗ trợ, điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV…
Bên cạnh đó, sẽ trình Quốc hội cho ý kiến về các Dự án Luật gồm: Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi); Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi); Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Quốc hội cũng sẽ xem xét, thảo luận về các vấn đề kinh tế - xã hội và quyết định các vấn đề quan trọng khác.
Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV khai mạc vào sáng ngày 20/10. Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ làm việc trong thời gian 19 ngày (không kể ngày nghỉ); kỳ họp tiến hành theo 2 đợt: Đợt 1: Họp trực tuyến qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội đến các điểm cầu tại Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (từ ngày 20/10 đến ngày 27/10); Đợt 2: Họp tập trung tại Nhà Quốc hội (từ ngày 2/11 đến ngày 17/11). Quốc hội họp phiên bế mạc vào ngày 17/11/2020.
Lê Bảo
Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn
Pháp luật - 20 phút trướcGĐXH - Công an tỉnh Cao Bằng đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra đối với Bùi Trung Kiên (SN 1998, trú tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.
Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động
Giáo dục - 45 phút trướcGĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy
Pháp luật - 46 phút trướcGĐXH - Trong quá trình tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, Công an huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã phát hiện 2 đối tượng đang có hành vi tổ chức và tàng trữ trái phép chất ma túy nên đã tiến hành bắt giữ.
Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ
Pháp luật - 55 phút trướcGĐXH - Khi đi qua đoạn đường vắng, thấy người dân treo Quốc kỳ để chuẩn bị cho "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc", do bốc đồng 2 đối tượng đã xé Quốc kỳ.
Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết đã sa lưới
Pháp luật - 59 phút trướcGĐXH – Sau khi sát hại nạn nhân, Bạch bỏ trốn khỏi hiện trường gây án. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chỉ hơn 2 ngày sau, đối tượng đã bị bắt giữ.
Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân (2 phi công trong vụ rơi máy bay ở Bình Định) được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì có thành tính xuất sắc trong nhiệm vụ huấn luyện bay.
Đổ thuốc trừ sâu vào nước sinh hoạt nhà hàng xóm
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai) đã thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Triệu Thị Ton (SN 1976) về hành vi “giết người”.
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 5 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.