Cách ăn rau tưởng lành mạnh, nhiều người thích hóa ra có thể "phá hoại" cơ thể
Một nghiên cứu mới từ Đại học California San Francisco (UCSF) đã phát hiện ra rằng một số loại thực phẩm sống bao gồm cả ăn rau sống có chứa các hợp chất chống vi khuẩn gây hại lại tiêu diệt vi khuẩn trong cơ thể chúng ta
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Microbiology đã diễn giải chi tiết quá trình thực hiện nghiên cứu này. Nhóm nghiên cứu đã chia chuột bạch thành bốn nhóm. Mỗi nhóm được ăn một chế độ khác nhau, bao gồm: thịt sống, thịt chín, khoai lang sống hoặc khoai lang nấu chín.
Kết quả nghiên cứu khiến các nhà khoa học vô cùng ngạc nhiên, khi hệ vi sinh vật của nhóm ăn thịt sống và thịt chín hoàn toàn không có sự khác biệt.

Ăn rau quả sống có thể sẽ tiêu diệt những vi khuẩn trong đường ruột của chúng ta. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, có một sự khác biệt đáng kể giữa những con chuột ăn khoai lang sống và khoai lang nấu chín. Không chỉ các vi khuẩn trong cơ thể chúng khác nhau, mà còn một số gen trội hẳn lên hoặc lặn xuống, đồng thời sản phẩm trao đổi chất (ví dụ như chất thải) cũng khác nhau rõ rệt.
Nhóm nghiên cứu tiếp tục thử nghiệm trên chuột những loại thực vật khác nhau, bao gồm khoai tây trắng, ngô, đậu Hà Lan, cà rốt và củ cải đường - họ cũng đã nhận được kết quả tương tự. Các nhà nghiên cứu cho biết một trong những lý do cho những thay đổi này là một số loại thực phẩm thô có chứa các hợp chất chống vi khuẩn gây tổn hại nhưng lại tiêu diệt vi khuẩn trong cơ thể chúng ta.
Các nhà nghiên cứu của UCSF muốn xem liệu những thay đổi ở toàn bộ hệ gen ở chuột có xảy ra tương tự ở người hay không. Họ đã hợp tác với một đầu bếp chuyên nghiệp để chuẩn bị hai loại thực đơn: thực đơn sống và nấu chín. Những người tham gia đã thử từng chế độ ăn trong ba ngày theo thứ tự ngẫu nhiên và sau đó cung cấp mẫu phân. Các mẫu cho thấy rằng hệ vi sinh vật của những người ăn chế độ ăn sống so với chế độ ăn nấu chín khác nhau rõ rệt.
"Thật thú vị khi thấy rằng tác động của việc nấu chín thức ăn ở loài gặm nhấm cũng có liên quan đến con người, mặc dù cách thức hệ vi sinh vật bị ảnh hưởng giữa hai loài là khác nhau", tiến sĩ Turnbaugh - phó giáo sư về vi trùng học và miễn dịch học tại UCSF nói.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng ăn thực phẩm nấu chín giúp tăng cường sức khỏe đường ruột. (Ảnh minh họa)
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, ăn thực phẩm nấu chín giúp tăng cường sức khỏe đường ruột của bạn. Trong khi đó, nhiều thực phẩm sống như rau sống có thể chứa các hợp chất tiêu diệt vi sinh vật, có nghĩa là rất nhiều vi khuẩn đường ruột của chúng ta bị phá hủy khi ăn rau sống.
Nhóm nghiên cứu cho biết: “Những phát hiện này giúp chúng tôi hiểu loại thực phẩm nào cung cấp cho con người những loại vi khuẩn có lợi nhất trong cơ thể. Bên cạnh đó, chúng ta còn hiểu thêm về cách thức hệ vi sinh vật phát triển khi con người sớm học cách nấu thức ăn.”
Tiến sĩ Peter Turnbaugh cho biết: “Phòng thí nghiệm của chúng tôi và những đồng nghiệp khác đã nghiên cứu về cách thức các chế độ ăn khác nhau ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật, ví dụ như ăn chay và ăn thịt. Cho đến khi tiến hành nghiên cứu này, chúng tôi đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng chưa ai từng nghiên cứu câu hỏi cơ bản về việc nấu ăn liệu có làm thay đổi thành phần của hệ sinh thái vi sinh vật trong ruột hay không.”
Các nhà khoa học tại UCSF cho biết: “Chúng tôi rất hứng thú đến việc thực hiện các nghiên cứu quan sát và can thiệp với quy mô rộng hơn ở người, để có thể hiểu tác động mà những chế độ ăn uống dài hạn có thể thay đổi.”
Theo Khám phá

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 14 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 23 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 23 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.